VIẾNG LĂNG BÁCVIẾNG LĂNG BÁC Viễn Phương A – KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VĂN BẢN
Bài thơ được viết vào tháng 4 năm 1976, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đã kết thúc thắng lợi, đất nước thống nhất, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa khánh thành. Viễn Phương ra thăm miền Bắc, vào lăng viếng Bác Hồ. Bài thơ được sáng tác trong dịp đó và in trong tập Như mây mùa xuân (1978).
– Mạch vận động của cảm xúc đi theo trình tự cuộc vào lăng viếng Bác. + Khổ đầu: Cảm xúc về cảnh bên ngoài lăng + Khổ hai: Cảm xúc trước hình ảnh dòng người vào lăng viếng Bác. + Khổ ba: Cảm xúc khi vào trong lăng, đứng trước di hài Bác. + Khổ cuối: Cảm xúc khi sắp trở về miền Nam. – Mạch cảm xúc này tạo nên một bố cục khá đơn giản, tự nhiên và hợp lí của bài thơ.
– Bài thơ Viếng lăng Bác thể hiện long thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và của mọi người đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác. – Bài thơ có giọng điệu trang trọng và tha thiết, nhiều ẩn dụ đẹp và gợi cảm, ngôn ngữ bình dị mà hàm súc. B – ĐỊNH HƯỚNG TIẾP CẬN VĂN BẢN
– Bài thơ mở ra là những cảm xúc của nhà thơ khi đến lăng Bác, đứng trước không gian, cảnh vật bên ngoài lăng. Câu thơ đầu: “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác” như một thông báo giản dị mà chứa đựng bao tình cảm thân thương. Tác giả xưng “con” gọi “Bác” thể hiện tình cảm vừa thành kính vừa gần gũi. Đây là cách xưng hô thường thấy đối với Bác, nhưng đối với Nguyễn Phương, nó vẫn mang sắc thái tình cảm riêng, bởi ông là người con của miền Nam bao năm anh dung chiến đấu, miền Nam trong trái tim Bác. Nhà thơ không nói ra “viếng” mà là ra “thăm”, như con về thăm cha, thăm nơi Bác nghỉ, thăm chỗ Bác nằm. Nỗi đau như cố giấu mà giọng thơ như có gì ngậm ngùi. – Hình ảnh đầu tiên và cũng là ấn tượng đậm nét với tác giả về cảnh quan bên lăng Bác là hình ảnh hang tre. Dường như nóng long, hồi hộp, nhà thơ đã đến lăng từ rất sớm, từ “trong sương”. Và tới đây, nhà thơ lại bắt gặp một hình ảnh rất đỗi thân thương của quê hương Việt Nam – cây tre: Đã thấy trong sương hang tre bát ngát Ôi ! Hàng tre xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng Lăng Bác như ở trong tre, giữa tre. Cây tre hiện lên với nét tả thực, trong vóc dáng, sắc màu, sự sống. Hàng tre bát ngát chạy dài quanh lăng, “xanh xanh” màu đất nước Việt Nam, hang tre sống trong mọi không gian, thời gian – “Bão táp mưa sa đứng thẳng hang”. Cây tre từ lâu đã trở thành biểu tượng cho sức sống bền bỉ, kiên cường và phẩm chất tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Trong cái nhìn xúc động của nhà thơ, hàng tre vừa thực vừa ảo, lung linh trong tâm tưởng. Hàng tre ấy cũng là hình ảnh, cây cối mang màu đất nước tụ về đây giữ giấc ngủ bình yên cho Người. Hàng tre như những chiến sĩ đang canh giấc cho Bác. Đó cũng là hình ảnh của dân tộc trung thành, bền bỉ gắn bó bên Bác. Hình ảnh hang tre như khúc dạo đầu đã nói lên bao xúc động, bồi hồi của nhà thơ khi đến bên lăng Người.
– Khổ thơ thứ hai được xây dựng bởi hai cặp câu, mỗi cặp đều có sự sóng đôi của hình ảnh thực và một hình ảnh ẩn dụ. Hình ảnh thực trong niềm xúc động trào dâng của tác giả đã gợi những liên tưởng và suy ngẫm sâu xa. Mặt trời lên cao dần vì hình ảnh mặt trời lại gợi trong tác giả những lien tưởng mới: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ Mặt trời thiên nhiên được nhân hóa với hai hành động: ngày ngày vận hành trong vũ trụ, đi qua bên lăng và thấy một mặt trời khác trong lăng rất đỏ. Mặt trời trong lăng là ẩn dụ chỉ Bác Hồ. Bác là bạn của mặt trời – thiên nhiên kì vĩ bậc nhất trong vũ trụ. Mặt trời thiên nhiên thì đem lại ánh sáng soi đường, cuộc sống hạnh phúc, ấm no cho dân tộc. Chi tiết đặc tả “rất đỏ” gợi trái tim đầy nhiệt huyết vì Tổ quốc, vì nhân dân, vì trái tim yêu thương vô hạn của Bác. Mặt trời Bác mãi tỏa sáng, tỏa ấm, tỏa thầm cho đời. Màu đỏ ấy làm ấm lại khung cảnh thương đau. Nhiều người đã ví Bác như mặt trời. (“Người rực rỡ một mặt trời cách mạng” – Tố Hữu), nhưng đặt mặt trời Bác sóng đôi và trường tồn cùng mặt trời thiên nhiên là sáng tạo riêng, là hình ảnh xuất thần, độc đáo, của Viễn Phương. Cách nói đó vừa ngợi ca sự vĩ đại, bất tử của Bác, khẳng định sức sống trường tồn của tư tưởng Hồ Chí Minh, vừa thể hiện long tôn kính, ngưỡng mộ, tự hào, biết ơn đối với Bác. – Hòa vào dòng người xếp hang vào lăng viếng Bác, Viễn Phương vô cùng xúc động mà viết nên những câu thơ sáng giá: Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân … Điệp ngữ “ngày ngày” vừa gợi ấn tượng về cõi trường sinh vĩnh viễn, cõi Bác, vừa gợi tấm long nhân dân không nguôi nhớ Bác. Hai câu thơ lại có sự song đôi của một hình ảnh thực với một hình ảnh ẩn dụ như ở trên khiến hình ảnh vừa thực vừa ảo. “Dòng người đi trong thương nhớ” là một cách nói đặc biệt, gợi lên một không gian nghệ thuật, không gian tràn ngập nỗi nhớ thương. Nỗi nhớ thương vốn chỉ có ở trong lòng người nhưng ở đây nó trùm lên cả không gian và kéo dài trong thời gian vô tận “ngày ngày”. Mỗi người với nỗi nhớ thương là một đóa hoa kết nên “tràng hoa” dâng “bảy mươi chin mùa xuân” cuộc đời Bác – cuộc đời bảy mươi chin tuổi cũng là những mùa xuân – mùa hoa đã dâng cho đời bao hoa trái. Dòng người ví như “tràng hoa” là một ẩn dụ độc đáo mà thích hợp. Tràng hoa là hoa kết thành chuỗi dài hoặc thành vòng tròn. Dòng người vào viếng Bác đi từ cửa lăng vào trong lăng rồi trở ra thành một vòng tròn dễ gợi lien tưởng đến tràng hoa. Đó là tràng hoa người, hoa của lòng nhớ thương, hơn hẳn mọi tràng hoa của tự nhiên. Là “tràng hoa” chứ không phải “vòng hoa”, bởi “vòng hoa” là để viếng người đã khuất, còn “tràng hoa” gắn với những vinh quang, thành quả tốt đẹp, được kết nên từ lòng thành kính, ngưỡng mộ và để dâng “bảy mươi chin mùa xuân” thắm tươi sự sống. Bác không thể mất trong lòng mỗi người dân. Nhịp thơ đoạn này chậm dãi, không ngắt nhịp, trải dài 8,9 tiếng một dòng thơ, lặp lại từ ngữ và cấu trúc cùng dấu chấm lửng vừa diễn tả không khí thiêng liêng, thành kính trong lăng, vừa gợi bước đi chầm chậm của dòng người vào lăng viếng Bác, vừa gợi tấm long thành kính, thiết tha đối với Bác. Đây là những vần thơ đẹp được viết trong sự thăng hoa của cảm xúc, nỗi xúc động lớn lao của trái tim.
– Tình cảm trào dâng mãnh liệt khi nhà thơ vào trong lăng, đứng trước di hài Bác. Bao tình cảm ấp ủ, dồn nén bấy lâu, nên khi bắt gặp bóng dáng thân yêu của Người là dâng trào thổn thức. Hình ảnh Bác nằm trong lăng được diễn tả xúc động qua hai câu thơ: Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Không gian và thời gian như ngưng kết hóa thành vĩnh hằng nơi lãnh tụ yên nghỉ. Nhà thơ nói “Bác nằm trong giấc ngủ bình yên”, giấc ngủ giữa vầng trăng, là giấc ngủ ban đêm, giấc ngủ bình thường, không phải vĩnh viễn. Bác như vẫn sống cùng ta, Bác chỉ đang ngủ thôi, như nhà thơ Hải Như đã viết: Suốt cuộc đời Bác có ngủ ngon đâu Nay Bác ngủ chúng con canh giấc ngủ. (Chúng cháu canh giấc Bác ngủ, Bác Hồ ơi) “Vầng trăng sáng dịu hiền” gợi ánh sáng dịu nhẹ, không khí thanh tĩnh trong lăng. “Sáng dịu hiền” là ánh sáng của thương mến, nâng niu, vầng trăng ấy như ru Bác ngủ. Giấc ngủ của Bác thật đẹp, là giấc ngủ trong tình thương yêu, của con người và cả tạo vật. Nhà thơ Phạm Ngọc Cảnh cũng đã viết: Trong lăng Bác vừa chợp nghỉ Như sau mỗi việc làm Trăng ơi trăng biết thế Nên trăng bước nhẹ nhàng (Trăng lên) Vầng trăng đẹp đẽ, thơ mộng ấy gợi ta liên tưởng đến tâm hồn cao đẹp, sáng trong và những vần thơ tràn ngập ánh trăng của Người. Cùng với mặt trời, hình ảnh vầng trăng là một vẻ đẹp khác để hoàn thiện bức chân dung Hồ Chí Minh trong tâm khảm mỗi người – vừa chói lòa, rực rỡ, vừa trong sáng, thanh cao, hiền hòa, thương mến. – Đến đây, cảm xúc ngưỡng mộ như lắng xuống nhường chỗ cho nỗi xót đau không thể kìm nén: Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim ! “Trời xanh” cũng như “mặt trời”, “vầng trăng” là những hình ảnh vũ trụ kì vĩ, vĩnh hằng, là ẩn dụ sâu xa gợi suy ngẫm về cái cao cả, vĩ đại, bất diệt, trường tồn ở Bác. Bác vẫn còn mãi với non sông đất nước, như trời xanh còn mãi trên đầu (Bác sống như trời đất của ta – Tố Hữu). Người đá hóa thân vào thiên nhiên đất nước, dân tộc. Sự nghiệp của Người là bất tử, tư tưởng Hồ Chí Minh mãi mãi sáng soi. Dù lí trí khẳng định như vậy nhưng tình cảm thương xót không chấp nhận sự mất mát thực tế, trái tim vẫn nhói đau khi nghĩ rằng Bác không còn nữa. Nỗi đau xót được biểu hiện ra cụ thể, trực tiếp: “Mà sao nghe nói ở trong tim!”. Cấu trúc đối lập (vẫn biết… mà sao) và câu cảm than diễn tả những tình cảm chân thành, bột phát trào dâng. Đó là nỗi đau vô hạn, là long thương xót rất thật, không lí do nào khuây khỏa được. Đây là tình cảm như đứa con về muộn bên di hài người cha, cũng là nỗi đau của bao người hôm để tang Bác năm xưa, khi “đời tuôn nươc mắt, trời tuôn mưa”.
– Nỗi đau lắng lại nhường chỗ cho những cảm xúc lúc ra về. Đến giờ phút chia tay, sắp phải trở về miền Nam, nhà thơ trào dâng bao xúc động. Lòng nhớ thương kìm nén đến lúc này đã vỡ òa thành nước mắt: Mai về miền Nam thương trào nước mắt. Nhà thơ lưu luyến, chẳng muốn chia xa. Tình cảm đã chắp cánh cho ước mơ, thi sĩ muốn được hóa thân, hòa nhập vào cảnh vật ở lăng Bác, để được ở mãi bên Bác: Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này Ước nguyện thật chân thành: Muốn làm con chim dâng tiếng hót, đóa hoa dâng sắc hương và nhất là làm cây tre trung hiếu để mãi mãi bên Bác. Hình ảnh cây tre lặp lại nhưng được cáp thêm nghĩa mới, làm nên kết cấu đầu cuối tương ứng, tạo ấn tượng đậm nét, làm cho dòng cảm xúc được trọn vẹn. Cây tre khách thể đã hòa nhập với cây tre chủ thể. Tre được nhân hóa như người – trung hiếu, nhưng tre cũng chính là người. Hình ảnh ẩn dụ này thể hiện long kính yêu và trung thành vô hạn đối với Bác, nguyện mãi mãi đi theo con đường của Bác. Các điệp ngữ “muốn làm” cùng các hình ảnh thơ đứng sau nó tạo một nhạc thơ dồn dập, diễn tả tình cảm thiết tha, khát vọng dâng trào mãnh liệt. Bài thơ tưởng khép lại trong sự xa cách của không gian nhưng lại tạo được sự gần gũi trong tình cảm, ý chí. Đây cũng là tình cảm chân thành của mỗi người, nhất là những người con miền Nam vốn xa cách về không gian, và của cả những ai chưa được biết đến lăng Bác nhưng long vẫn thành tâm hướng về Người. Chủ thể trữ tình từ chỗ xưng “con” giờ ẩn đi trong câu thơ cũng là thích hợp để nói những tình cảm không chỉ riêng ai, cảm xúc của tác giả mang ý nghĩa khái quát rộng lớn. C – TÁC PHẨM – TỪ NHỮNG GÓC NHÌN 1.“Trong ba khổ thơ liền, thực tại và mong ước, lí trí và tình cảm đã đan xen với nhau, tạo nên một hình ảnh như thực và như mơ, diễn tả cảm xúc chân thành của tác giả đối với Bác kính yêu. Đến khổ thơ cuối cùng, nhà thơ trở về với thực tại: Mai về miền Nam, thương trào nước mắt Thương Bác đấy, nhưng không xa rời sự nghiệp người để lại cho lớp lớp con cháu. Ý nghĩa ấy làm lời thơ trở nên mạnh mẽ, dứt khoát. Điệp ngữ “muốn làm” mở đầu ba câu thơ liên tiếp như những lớp sóng dồi trong long nhà thơ khẳng định chí hướng thủy chung với cách mạng, khẳng định sự gắn bó của miền Nam với Bác. Ở đây chúng ta gặp lại hình ảnh cây tre vốn đã được nói đến trong khổ thơ đầu của bài thơ. Hình ảnh này tạo nên cấu trúc vửa trùng lặp vừa phát triển ý thơ. Nếu ở khổ thơ đấy, từ hình ảnh thực của rặng tre bên lăng Bác, nhà thơ đẩy lên thành hình ảnh tượng trưng cho cả dân tộc kiên cường, bất khuất đứng quanh người, thể hiện rõ ý chí và nguyện vọng của người, thì ở câu cuối, sự vận động của ý thơ lại theo chiều ngược lại. Từ sự mong muốn trong tâm tưởng luôn được ở bên cạnh Bác, nhà thơ đi đến hình ảnh cụ thể thể hiện ý đó, nào con chim hót quanh lăng Bác, nào đóa hoa tỏa hương đâu đây và cuối cùng: Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này (Nguyễn Trí, Bình giảng văn học 9, NXB Giáo dục, 1997)
(Trần Đình Sử, Đọc văn học văn, Sdd) D – LUYỆN TẬP
“Bốn khổ thơ, khổ nào cũng đầy ắp ẩn dụ, những ẩn dụ đẹp và trang nhã, thể hiện sự thăng hoa của tình cảm cao cả, nâng cao tâm hồn con người. Viếng lăng Bác của Viễn Phương là một đóng góp quí báu trong kho tang thi ca viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại kính yêu của dân tộc.” (Đọc văn học văn, NXB Giác dục, 2002) Hãy phân tích những ẩn dụ trong bài thơ để làm rõ ý kiến trên.
(Nguồn: “Học luyện – Ngữ văn 9”. Tác giả: Nguyễn Quang Trung – chủ biên) Phần I. Đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Em là ai ? Cô gái hay nàng tiên Thịt da em hay là sắt là đồng ? Cho tôi hôn bàn chán em lạnh ngắt Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung Ôi trái tim em trái tim vĩ đại Còn một giọt máu tươi còn đập mãi Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người! (Người con gái Việt Nam, Tố Hữu, Gió lộng, NXB Văn học, 1961) Câu 1: Đoạn trích trên được sáng tác vào giai đoạn văn học nào? Câu 2: Hình tượng nhân vật trung tâm của đoạn thơ là ai? Hình tượng nhân vật ấy được tác giả thế hiện với thái độ gì? Câu 3: Anh (chị) hãy chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở đoạn thơ đầu. Câu 4: Trong khoảng từ 5 – 7 dòng, trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn đề lẽ sống của tuối trẻ được đặt ra trong khổ thơ cuối cùng của đoạn trích . Phần II. Làm văn (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về bài học mà người cha muốn nói với con trong bài thơ sau: Chẳng ai muốn làm hành khất Tội trời đày ở nhân gian Con không được cười giễu họ Dù họ hôi hám úa tàn Nhà mình sát đường họ đến Có cho thì có là bao Con phải răn dạy nó đi Nếu không thì con đem bán Mình tạm gọi là no ấm Ai biết cơ trời vần xoay Lòng tốt gửi vào thiên hạ Biết đâu nuôi bố sau này… (Dặn con, Trần Nhuận Minh) Câu 2 (5 điểm): Có ý kiến cho rằng: Sông Hương là bản tình ca ca ngợi về thiên nhiên và văn hóa xứ Huế. Qua phân tích tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường), hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. |
THẦY KHƯƠNG TRÊN FACEBOOK
|