LẶNG LẼ SAPA
Không có phản hồi
LẶNG LẼ SAPA (trích)
– Lặng lẽ Sa Pa được xây dựng trên tình huống đó là cuộc gặp gỡ tình cờ của mấy người khách trên chuyến xe với người thanh niên làm công tacs khí tượng trên đỉnh Yên Sơn ở Sa Pa.
Các nhân vật phụ xuất hiện trực tiếp và gián tiếp có vai trò làm nổi bật nhân vật chính và góp phần thể hiện chủ đề và tư tưởng tác phẩm.
Anh thanh niên 27 tuổi, sống và làm việc trên đỉnh núi cao, quanh năm suốt tháng, bốn bề chỉ có cây cối và núi Sa Pa, là “ người cô độc nhất thế gian” ( như lời bác lái xe), từng hạ cây chắn oto lại để được trông nhìn và nghe tiếng người nói vì “them người” quá. Công việc của anh là: “đo gió,đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo thời tiết hang ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu”, Công việc ấy đồi hỏi phải tỉ mỉ, chính xác, có tinh thần trách nhiệm cao ( nửa đêm, đúng giờ “ốp” thì dù mưa giá, tuyết, giá lạnh thê nào cũng phải trở dậy ra người trời làm công việc đã quy định). Thời tiết khắc nghiệt nơi núi cáo và phải làm việc vào cả ban đêm, xong việc trở về không tài nào ngủ lại được là khó khan không nhỏ. Sự vắng vẻ, heo hút, cuộc sống và công việc có phần đơn giản, đơn điệu,.. là thử thách thực sự đói với tuổi trẻ vốn xung sức và khát khao trời rộng, khát khao hành động, Nhưng cái gian khổ nhất với chàng trai trẻ ấy có lẽ là phải vượt qua sự cô đơn, vắng vẻ, quanh năm tháng ở nơi núi cao không một bóng người- một hoàn cảnh thật đặc biệt. Nhưng anh thanh niên đã vượt lên để sống một cuộc sống tươi đẹp có ích cho đời.
Anh cũng không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ, hiểu biết qua việc đọc sách. Anh coi sách là bạn, là niềm vui trong cuộc sống “một mình” của anh.
Trong quan hệ với mọi người, anh rất cởi mở, chân thành, quý trọng tình cảm, khao khát gặp mọi người và rất chu đóa. Anh gửi biếu tam thất cho vợ bác lái xe bị ốm, chính anh đã giật mình nói to đầy tiếc rẻ; “Trời ơi, chỉ còn có năm phút!” Anh rất hiếu khách, mời khách uống trà, tặng hoa và quà( giỏ trứng) cho khách, mừng vui khi khách tới thăm bất ngờ, tiếp đón nòng nhiệt và lưu luyến khi chia tay. Anh cũng rất khiêm tốn, luôn đề cao người khác, say sưa ca ngợi mọi người, thực gtaam thấy công việc và đóng góp của mình chỉ là nhỏ bé. Về hoàn cảnh “một minh”, anh nói bạn ở trạm trên đỉnh phan xi phăng còn “một minh” hơn. Họa sĩ vẽ chân dung anh, anh giới thiệu những người khác xứng đáng hơn ( ông kĩ sư cở vườn rau Sa Pa, anh cán bộ nghiên cứu làm bản đồ sét).
Tuy là nhân vật phụ nhưng ông họa sĩu có vai trò quan trọng trong tác phẩm này, góp phần vào sự thành công của truyện. Đây là nhân vật gần với quan điểm trần thuật của tác giả. Tuy không dùng cách kể từ ngôi thứ nhât, nhưng hầu như người kể chuyện đã nhạp vào cách nhìn và suy nghĩ của nhân vật để quan sát, miêu tả từ cảnh thiên nhiên đến nhân vật chính của truyện. Thiên nhiê qu cái nhìn của họa sĩ như đẹp đến hai lần, cái đẹp tự thân của nó và cái đẹp qua lăng kính tâm hồn mộ tường nghệ thuật, yêu đời, yêu quý con người, nhân vật thanh niên hiện ra rĩ nét và đẹp hơn, có them chiều sâu tư tưởng, đồng thời khơi gợi ý nghĩa về cuộc sống về nghệ thuật. Ngay từ những phút đầu gặp anh thanh niên, bằng sự từng trải của nghề nghiệp và sự khao khát của nghệ sĩ đi tìm đối tượng của nghệ thuật, họa sĩ đã xúc động và bối rối: “ Vì họa sĩ đã bắt gặp một điều thật ra ông đã ao ước được biết, ôi một nét thôi cũng đủ khẳng định một tâm hồn, khơi gợi một ý sang tác, một net mới đủ khẳng định một chuyến đi dài.” Họa sĩ muốn ghi lại hình ảnh anh thanh niên bằng nét bút ký họa và “ người con trai ấy đáng yêu thật nhưng làm cho ông nhọc quá. Với điều làm cho người ta suy nghĩ về anh và với diều anh làm người ta suy nghĩ…”. Vẽ bao giờ cũng là một việc khó, nặng nhọc, gian nan” như họa sĩ nghĩ, nhưng ông đã vẽ thật say mê. Ông họa sũ là một hình ảnh đẹp về một người lao động nghệ thuật. Đồng thời nhân vât này đã đem lại chất thơ đậm đà cho thiên truyện.
Cô kỹ sư cũng là hình ảnh cao đẹp về tuổi trẻ. Cô vừa tốt nghiệp đã tình nguyện lên miền núi Lai Châu công tác. Cuộc gặp gỡ bất ngờ với anh thanh nien, những điều anh nói, cả những chuyện anh kể về những người khác đã khiên cố “ bang hoàng”. Cô hiểu tham cuộc sống của mình dung cảm tuyệt đẹp của người thanh niênvè thế giới nhưng người như anh, và quan trọng hơn về con đường cô đang lựa chọn, cô đang đi tới (lên công tác miền núi). Đây là cái “bang hoàng” lẽ ra cô phải biết khi yêu nhưng giờ cô mới biết, nó còn giúp cô đánh giá đúng hơn mối tình nhạt nhẽo mà cô đã từ bỏ để yên tâm hơn về quyết định đó của mình. Với cô, anh thanh niên như một người đi trước hợp ý, khiên cô vũng long, tự tin hơn trên hành trình của mình. Trong cô bừng dậy những tình cảm lớn lao, cao đẹp khi gặp những ánh sáng đẹp đẽ tỏa ra từ cuộc sống và tâm hồn anh thanh niên. Cùng với sự bang hoàng đấy ;à một tình cảm hàm ơn với anh thanh niên, không phải chỉ vì bó hoa to mà anh tặng cô một cách hết sức vô tư trong chuyến đi thứ nhât ra đời, mà còn vì “một bó hoa nào khác nữa, bó hoa của những háo hức và mơ mộng ngẫu nhiên anh cho them cô”.
Nhân vật này có vai trò giới thiệu anh thanh niênvới họa sĩ và cô gái. Qua lời kể của bác nhân vật họa sĩ trong truyện và người đọc được kích thích sự chú ý, đón chờ sự xuất hiện của anh thanh niên- “người cô đọc nhât thế gian”, ta cũng biết được những nét chính về anh, về nỗi “ thèm” được gặp người của anh khi mới lên sống một mình trên đỉnh Yên Sơn.
“…Nghĩ cho rằng Lặng lẽ Sa Pa là một bức chân dung, như tôi có nói trong đó”. (Nguyễn Thành Long, trường hợp viết “Lặng lẽ Sa Pa”, trong “ sổ tay truyện ngắn:, Vương Trí Nhân biên soạn, NXB Tác phẩm mới,H.1980)
( từ điển tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam dùng trong nhà trường)
(Nguồn: “Học luyện – Ngữ văn 9”. Tác giả: Nguyễn Quang Trung – chủ biên) Phần I. Đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Em là ai ? Cô gái hay nàng tiên Thịt da em hay là sắt là đồng ? Cho tôi hôn bàn chán em lạnh ngắt Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung Ôi trái tim em trái tim vĩ đại Còn một giọt máu tươi còn đập mãi Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người! (Người con gái Việt Nam, Tố Hữu, Gió lộng, NXB Văn học, 1961) Câu 1: Đoạn trích trên được sáng tác vào giai đoạn văn học nào? Câu 2: Hình tượng nhân vật trung tâm của đoạn thơ là ai? Hình tượng nhân vật ấy được tác giả thế hiện với thái độ gì? Câu 3: Anh (chị) hãy chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở đoạn thơ đầu. Câu 4: Trong khoảng từ 5 – 7 dòng, trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn đề lẽ sống của tuối trẻ được đặt ra trong khổ thơ cuối cùng của đoạn trích . Phần II. Làm văn (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về bài học mà người cha muốn nói với con trong bài thơ sau: Chẳng ai muốn làm hành khất Tội trời đày ở nhân gian Con không được cười giễu họ Dù họ hôi hám úa tàn Nhà mình sát đường họ đến Có cho thì có là bao Con phải răn dạy nó đi Nếu không thì con đem bán Mình tạm gọi là no ấm Ai biết cơ trời vần xoay Lòng tốt gửi vào thiên hạ Biết đâu nuôi bố sau này… (Dặn con, Trần Nhuận Minh) Câu 2 (5 điểm): Có ý kiến cho rằng: Sông Hương là bản tình ca ca ngợi về thiên nhiên và văn hóa xứ Huế. Qua phân tích tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường), hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. |
THẦY KHƯƠNG TRÊN FACEBOOK
|