Tuần 2 (TỰ TÌNH (bài II): CÂU CÁ MÙA THU (Thu điếu) PHÂN TÍCH ĐỀ; LẬP DÀN Ý BÀI VĂN NGHỊ LUẬN; LẬP LUẬN PHÂN TÍCH)
Không có phản hồi
Tuần 2 TỰ TÌNH (bài II) CÂU CÁ MÙA THU (Thu điếu) PHÂN TÍCH ĐỀ, LẬP DÀN Ý BÀI VĂN NGHỊ LUẬN LẬP LUẬN PHÂN TÍCH Đề
Đáp án
– Quê ở Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu, Nghệ An nhưng sống ở một ngôi nhà nhỏ ở gần Hồ Tây, kinh thành Thăng Long. – Đi nhiều nơi, gặp gỡ nhiều danh sĩ nổi tiếng. – Cuộc đời và tình duyên nhiều éo le, ngang trái (có tài, thông minh, hai lần lấy chồng nhưng đều chịu cảnh làm lẽ – lấy ông phủ Vĩnh Tường, Tổng Cóc). – Là một hiện tượng thơ đặc biệt của Việt Nam: sáng tác cả chữ hán và chữ Nôm, viết về người phụ nữ với thân phận bị phụ thuộc, tình duyên ngang trái, nhưng có vẻ đẹp về phẩm chất, có khát vọng sống cao đẹp và đặc biệt là khát vọng hạnh phúc lứa đôi. Các sáng tác thơ Nôm còn lại cho thấy tài năng thơ ca – được mệnh danh là “Bà chúa thơ Nôm” – của bà: tiếng thơ trào phúng đậm chất trữ tình, rất dân tộc và hiện đại, tài sử dụng ngôn ngữ dân tộc, đặc biệt là sử dụng vốn từ ngữ và cách nói của quần chúng nhân dân.
– Tâm trạng của nhân vật trự tình là một tâm trạng phức tạp: buồn tủi, xót xa, phẫn uất trước duyên phận, thách thức vượt lên số phận nhưng vẫn rơi vào bi kịch. Bài thơ cho ta thấy vẻ đẹp tâm hồn, khát vọng hạnh phúc lứa đôi của nữ thi sẽ Hồ Xuân Hương.
– Bài thơ nói về nỗi đau, bi kịch của người phụ nữ trong tâm trạng đầy mâu thuận: khát khao hạnh phúc lứa đôi nhưng duyên phận lại éo le, ngang trái. Nhìn thấy thời gian trôi, tuổi trẻ phôi phai mà phẫn uất vì cô đơn, lẻ loi, phải chia sẻ hạnh phúc lứa đôi với những người chắc cũng đồng cảnh ngộ. Nhà thơ không nói trữ tiếp đến cảnh người đàn bà làm lẽ “chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai” nhưng lại đề cập đến nó ở một phương diện khác, phương diện của một con người đang khát khao hạnh phúc lứa đôi mà không có hạnh phúc, trong khi tuổi xuân cứ qua đi. – Vừa đau buồn vì ý thức được thân phận mình nhưng lại gắng gượng vươn lên và kết cục là vẫn không thoái khỏi thực tạo éo le, vẫn chìm vào tâm trjang bị kịch, phẫn uất… nên nỗi đau buồn càng thấm thía, sâu sắc hơn.
– Nghệ thuật tả tình, tả cảnh gợi tình. – Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ: khai thác thế mạnh gợi tả, gợi cảm của các từ Nôm (văng vắng, trơ, cái hồng nhan, xiên ngang, đam toạc, từng đám, mấy hòn, ngán nỗi, tí con con…). – Nghệ thuật sử dụng các biện pháp nghệ thuật: đảo ngữ, tăng tiến…
– Số lượng lớn các bài thơ Nôm: khoảng 40 bài (chưa kể 26 bài ở tập Lưu hương kí). – Cách sử dụng vốn ngôn ngữ dân tộc táo bạo mà tinh tế, giản dị, gần gũi với đời thường mà gợi cảm và giàu giá trị tạo hình.
– Hiệu là Quế Sơn, sinh ra và sống chủ yếu ở quê hương làng Và, xã Yên Đổ, Bình Lục, Hà Nam, một làng quê vùng chiêm trũng ở đồng bằng Bắc Bộ. – Ông xuất thân trong gia đình nho nghèo, đỗ đầu cả 3 kì thi (thi Hương, thi Hội, thi Đình) nên còn có tên gọi là Tam Nguyên Yên Đổ. – Là một nhà nho có tài năng, cốt cách thanh cao, có tấm lòng yêu nước, thương dân. Thơ ông chủ yếu viết về hai chủ đề: Làng quê, trào phúng thế sự. – Ra làm quan hơn 10 năm rồi cáo quan về sống thanh bạch ở quê nhà và dạy học. Ông từng có thái độ kiên quyết không hợp tác với thực dân Pháp. – Sáng tác cả chữ hán và chữ Nôm, hiện còn hơn 800 bài thơ, văn, câu đối.
– Cảnh vật còn gợi nên cuộc sống của nững con người ở chốn thôn quê: ngõ trúc quanh co, khách vắng teo. – Chắc chắn phải gắn bó sâu sắc với quê hương, phải có một tâm hồn phong phú, tinh tế và nhạy cảm đến nhường nào, nhà thơ mới cảm nhận được cảnh sắc mùa thu như vậy.
– Nghệ thuật miêu tả cảnh vật: lột tả được linh hồn của cảnh vật. – Nghệ thuật sử dụng vốn từ ngữ dân tộc gợi tả, gợi cảm cụ thể, sinh động. – Nghệ thuật đặc sắc của phương Đông: lấy động tả tĩnh, tả cảnh ngụ tình. – Nghệ thuật gieo vần.
– Những từ ngữ trong bài thơ hết sức giản dị, gần gũi đời thường, trong sáng nhưng đã thể hiện chính xác và lột tả được cái thần của cảnh vật (ao thu lạnh lẽo, mước trong veo, xang ngắt, ngõ trúc quanh co…). – Những từ ngữ – đặc biệt là các tính từ (trong trẻo, lạnh lẽo, biếc, xanh ngắt, vắng teo, quanh co…), các động từ kèm bổ ngữ (gợn tí, đưa vèo…) không chỉ giúp người đọc cảm nhận được linh hồn của cảnh vật còn thấy được cả tâm trạng, tâm sư của thi nhân. – Tác giả sử dụng thần tình vần “eo” – tử vận, oái oăm đề diễn tả một không gian nhỏ dần và đi đến một tâm trạng cô đơn, khó nói của nhà thơ.
– Phân tích đề: thực chất là thao tác đọc, tìm hiểu các yêu cầu của đề về nội dung (Viết về cái gì, viết để làm gì, viết đến mức độ nào?) và hình thức (Viết như thế nào – kiểu bài gì? Cách dẫn ý, đưa dẫn chứng, cách thuyết phục người đọc, người nghe…). Với đề văn nghị luận cần phân tích đề để: xác định vấn đề cần nghị luận, xác định cách triển khai bài viết về nội dung và hình thức, xác định phạm vi bài viết. Lập dàn ý: là tìm và sắp xếp các ý theo trình tự lô gisch đề làm nổi bật vấn đề cần trình bày trong bài viết. Có dàn ý tốt sẽ triển khai bước viết bài nhanh và tốt. Với bài văn nghị luận, khâu lập dàn ý sẽ góp phần xác định được hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng và trật tự sắp xếp chúng trong bài.
– Bước 1: Xác định hệ thống luận điểm và trật tự sắp xếp của nó. – Bước 2: Xác định các luận cứ để làm rõ từng luận điểm và trật tự sắp xếp của nó. – Bước 3: Tìm các luận chứng để làm rõ luận cứ.
– Vị trí của bài thơ Tự tình (bài II) trong chùm thơ 3 bài Tự tình của Hồ Xuân Hương. – Cái hay của bài thơ Tự tình (bài II): + Nghệ thuật bộc lộ tâm trạng: sự buồn tủi, phẫn uất của người phụ nữ dó không giải quyết được hoàn cảnh bi kịch của cá nhân là mâu thuẫn giữa thực tại (duyên phận éo le) và khát vọng (hạnh phúc lứa đôi). +Nghệ thuật tả cảnh gợi tình. + Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ.
Có thể phân tích dựa trên các triêu chí (mối quan hệ) như: + Phân tích căn cứ vào quan hệ nội bộ giữa các yếu tố, các phương diện của chính đối tượng. + Phân tích căn cứ trên mối quan hệ giữa đối tượng với các đối tượng khác có liên quan (quan hệ nhân quả – kết quả, quan hệ kết quả – nhân quả – nguyên nhân, quan hệ điều kiện – kết quả, quan hệ hỗ trợ bổ sung…). + Phân tích căn cứ trên sự đánh giá cua người phân tích đối với đối tượng. Phần I. Đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Em là ai ? Cô gái hay nàng tiên Thịt da em hay là sắt là đồng ? Cho tôi hôn bàn chán em lạnh ngắt Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung Ôi trái tim em trái tim vĩ đại Còn một giọt máu tươi còn đập mãi Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người! (Người con gái Việt Nam, Tố Hữu, Gió lộng, NXB Văn học, 1961) Câu 1: Đoạn trích trên được sáng tác vào giai đoạn văn học nào? Câu 2: Hình tượng nhân vật trung tâm của đoạn thơ là ai? Hình tượng nhân vật ấy được tác giả thế hiện với thái độ gì? Câu 3: Anh (chị) hãy chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở đoạn thơ đầu. Câu 4: Trong khoảng từ 5 – 7 dòng, trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn đề lẽ sống của tuối trẻ được đặt ra trong khổ thơ cuối cùng của đoạn trích . Phần II. Làm văn (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về bài học mà người cha muốn nói với con trong bài thơ sau: Chẳng ai muốn làm hành khất Tội trời đày ở nhân gian Con không được cười giễu họ Dù họ hôi hám úa tàn Nhà mình sát đường họ đến Có cho thì có là bao Con phải răn dạy nó đi Nếu không thì con đem bán Mình tạm gọi là no ấm Ai biết cơ trời vần xoay Lòng tốt gửi vào thiên hạ Biết đâu nuôi bố sau này… (Dặn con, Trần Nhuận Minh) Câu 2 (5 điểm): Có ý kiến cho rằng: Sông Hương là bản tình ca ca ngợi về thiên nhiên và văn hóa xứ Huế. Qua phân tích tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường), hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. |
THẦY KHƯƠNG TRÊN FACEBOOK
|