Tuần 3: THƯƠNG VỢ; TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN
Không có phản hồi
Tuần 3 THƯƠNG VỢ TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN Đề
Đáp án
– Trần Tế Xương (1870 – 1907) quê ở làng Vị Xuyên, Nam Định, đỗ tú tài, sự nghiệp thơ ca đã trở thành bất tử (trên 100 bài thơ, chủ yếu là thơ Nôm và một số bài văn tế, phú, câu đối). Nội dung sáng tác tập trung vào hai mảng đề tài: trào phúng và trữ tình. – Về đề tài “bà Tú”: là đề tài viết về người vợ đang sống, bao gồm thơ, phú, văn tế, câu đối. Bài Thương vợ là một trong những sáng tác trên. Đây là một bài thơ cảm động, thể hiện những suy nghĩ và tình cảm sâu sắc của nhà thơ với người vợ tảo tần, đảm đang, giàu đức hi sinh của mình.
– Tình thương yêu, quý trọng vợ là cảm xúc có phần mới mẻ so với những cảm xúc quen thuộc trong văn học trung đại. Trong bài thơ, tình thương yêu, quý trọng vợ của Tú Xương thể hiện qua thấy hiểu nỗi vất vả gian lao và những đức tính cao đẹp của bà Tú. Nhưng tâm sự và nhân cách cao đẹp của Tú Xương: tình cảm thương yêu quý trọng người vợ tần tảo, chịu thương chịu khó, giàu tình yêu thương, lặng lẽ hết lòng hi sinh vì chồng, vì con. Bài thơ có hai hình ảnh: hình ảnh bà Tú và hình ảnh ông Tú:
+ Hình ảnh bà Tú được khắc họa trực tiếp với cuộc sống vất vả và đức tính đảm đang, chịu thương, chịu khó. + Hình ảnh ông Tú hiện lên qua tình cảm thương yêu quý trọng vợ, qua những lời tự trách bản thân. – Bài thơ thể hiện tâm sự, cuộc sống cá nhân nhưng mang ý nghĩa xã hội: phê phán thói đời “ăn ở bạc”.
– Hình ảnh một người phụ nữ vất vả, lam lũ, gian lao + Hoàn cảnh mưu sinh, làm ăn buôn bán vất vả, tần tảo, tất tả ngược xuôi của bà Tú: “Quanh năm buôn bán ở mom sống”. (Cách nói về thời gian: “quanh năm”: bất kể thời gian, bất kể mưa nắng, bất kể đau ốm, từ năm này qua năm khác không phút nào nghỉ ngơi… Cách nói về không gian, địa điểm: “mom sông”: cái doi đất nhô ra ngoài sống, chính là nơi đầu sóng, ngọn gió, bấp bênh, chênh vênh)… + Cuộc sống tần tảo, buôn ngược bán xuôi của bà Tú với chia sẻ thấm thía nỗi vất vả, tần tảo của nhà thơ. Tú Xương mượn hình ảnh con cò trong ca dao để nói về bà Tú. Hình ảnh “thân cò khi quãng vắng” cộng với đảo ngữ “lặn lội” lên đầu câu, gợi lên một thân phận gian truân và đơn chiếc của bà Tú. Nếu câu thơ thứ ba gợi nên nỗi vất vả đơn chiếc thì câu thơ thứ tư lại làm rõ sự vật lộn với cuộc sống của bà Tú: “Eo xèo mặt nước buổi đò đông”. Câu thơ gợi lên cảnh chen chúc, bươn bả trên sông nước của những người buôn bán nhỏ. “Eo xèo” gợi lên một không khí lời qua tiếng lại, vốn là sự va chạm khắc nghiệt của cuộc sống bán buôn mưu sinh đời thường khó khăn vất vả. “Buổi đò đông” cũng chất chứa những nguy hiểm đau khắc gì “khi quãng vắng”, bởi lẽ trong ca dao, người mẹ từng căn dặn: “Con ơi nhớ lấy câu này – Sống sâu chớ lội, đò đầy chớ qua”. “Buổi đò đông” không chỉ có những lời phàn nàn, cáu gắt, khó nghe mà có cả những sự chen lấn xô đẩy đầy bất trắc nguy hiểm. Nghệ thuật đối về từ ngữ: khi quãng vắng – buổi đò đông tạo nên những ý nghĩa bổ sung làm nổi bật sự vất vả gian truân của bà Tú: đã vất vả đơn chiếc chèo chống mưu sinh, lại thêm sự bươn bả trong cảnh chen chúc làm ăn. Hai câu thơ làm hiện lên chân thực, sinh động hình ảnh bà Tú đồng thời cho thấy tấm lòng xót thương vợ của Tú Xương.
– Hình ảnh mội người vợ có nhiều đức tính cao đẹp + Đảm đang, tháo vát, chu đáo với chồng con: “Nuôi đủ năm con với một chồng”. “Đủ” cả số lượng lẫn chất lượng “Cơm hai bữa: cá kho rau muống – Quà một chiều: khoai lang, lúa ngô” (Thầy đồ dạy học) + Giàu đức hi sinh, không ngai khó khăn vất vả, không kể lể công lao: “Một sương hai nắng âu đành phận – Năm nắng mười mưa dám quản công”. Trong hai câu luận, Tú Xương một lần nữa cảm phục sự hi sinh rất mực của vợ.
– Yêu thương, quý trọng, tri ân vợ. Trong những bài thơ viết về vợ của Tú Xuong, bao giờ ta cũng bắt gặp hình ảnh của hai người: bà Tú hiện ra phía trước, ông Tú khuất lấp ở phía sau. Ở bài Thương vợ, ông Tú hiện lên gián tiếp qua bức chân dung mà ông phác họa về bà Tú. Đằng sau những câu thơ khôi hài, trào phúng là cả một tấm lòng không chỉ thương mà còn tri ân với vợ. Về câu thơ “Nuôi đủ năm con với một chồng”, có người cho rằng ở đây ông Tú tự coi mình là một thứ con đặc biệt để bà Tú phải nuôi. Tú Xương không gộp mình với con mà tách mình riêng (một chồng), con riêng (năm con) rất rạch ròi, là cái cách để ông tri ân với vợ. Ông không chỉ thương vợ mà con ơn vợ. – Con người có nhân cách trong lời tự trách. Ông Tú dựa vào duyên số để trút bỏ trách nhiệm. Bà Tú lấy ông là do duyên, nhưng duyên một mà nợ hai. Tú Xương tự coi mình là cái nợ đời mà bà Tú đành phải gánh chịu. Nợ gấp đôi duyên, duyên ít mà nợ nhiều. Sự hờ hững của ông đối với vợ con cũng là một biểu hiện của “thói đời” bạc bẽo. Câu thơ Tú Xương tự rủa mát mình cũng là một lời tự phán xét, tự lên án: “Có chồng hờ hững cũng như không”. Xã hội xưa trọng nam khinh nữ, coi người phụ nữ là thân phận phụ thuộc. Một nhà nho như Tú Xương dám sòng phẳng với bản thân, với cuộc đời, dám tự thừa nhận mình là “quan ăn lương vợ”, không những đã biết nhận ra thiếu sót, mà còn dám tự nhận khiếm khuyết. Một người như thế là một nhân cách đẹp. Lời chửi trong hai câu kết là lời Tú Xương tự chế giễu, châm biếm mình nhưng lại mang ý nghĩa xã hội sâu sắc. Ông chửi “thói đời” bạc bẽo, vì thói đời là một nguyên nhân sâu xa khiến bà Tú cũng như nhiều phụ nữ khác phải lam lũ vất vả. Từ hoàn cảnh riêng của mình, tác giả lên án thói đời bạc bẽo nói chung.
– Sử dụng chất liệu dân gian: Hình ảnh con cò trong ca dao, thành ngữ dân gian: “năm nắng mời mưa”, sử dụng các yếu tố khẩu ngữ giàu sắc thái biểu cảm. + Tú Xương đã Việt hóa thể thơ Đường bằng sử dụng từ ngữ giản dị giàu sức biểu cảm, phát huy tác dụng của các biện pháp nghệ thuật tu từ, đặc biệt là nghệ thuật đối của thơ Đường luật…, biến thể thơ vốn đài các, trang trọng trở nên gần gũi, dung dị. + Sử dụng nghệ thuật đảo ngữ trong hai câu 3, 4.
– Thơ Tú Xương có hai mạch: trào phúng và trữ tình. Hai mạch này có khi tách bạch, có khi lại đan xen vào nhau. Bài Thương vợ thể hiện sự đan xen này, vừa tự trào mình lại vừa thể hiện một tình thương yêu trân trọng đến xót xa đối với bà Tú. Nhưng ở đây, ta vẫn thấy tính chất trữ tình trội hơn. – Tập trung phân tích tình thương vợ và nỗi giận mình của ông Tú để làm nổi bật tính chất trữ tình trên.
– Độc đáo về nội dung: + Xã hội xưa vốn trọng nam khinh nữ, nhưng qua bài thơ này, ta thấy vẫn còn có những người đàn ông biết thương vợ và tri ân với vợ mình. Điều đáng nói là Tú Xương viết về vợ mình ngay cả khi bà còn sống. Bài thơ này nằm trong một mạch lớn viết về vợ trong sự nghiệp thơ của ông. + Độc đáo trong tình cảm mà nhà thơ dành cho vợ mình. Xưa nay có câu văn mình, vợ người, nhưng Tú Xương lại đem lại cho ta một cách nghĩ khác: thơ mình, vợ mình… – Độc đáo về hình thức: ở cách Việt hóa thể thơ Đườn luật vốn đài các, trang trọng với những đề tài cao quý, với những ngôn từ mực thước thành một bài thơ thuần phác, đạm đà phong vị dân gian đất Việt.
– Hình ảnh con cò trong ca dao: Hình ảnh con cò trong ca dao nhiều khi nói về thân phận người phụ nữ lam lũ, vất vả, chịu thương, chịu khó: “Con cò lặn lội bờ sông – Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non”; hay nói về thân phận người lao động với nhiều bất trắc, thua thiệt: “Con cò mày đi ăn đêm – Đậi phải cành mềm lộn cổ xuống áo…”. Hình ảnh con cò trong Thương vợ nói về bà Tú có phần xót xa, tôi nghiệp hơn hình ảnh con cò trong ca dao. Con cò trong ca dao, xuất hiện giữa cái rợn ngợp của không gian, con cò trong thơ Tú Xương ở giữa cái rợn ngợp của cả không gian và thời gian. Chỉ bằng ba từ “khi quãng vắng”, tác giả đã nói lên được cả thời gian và không gian héo hút, rợn ngợp, chứa đầy lo âu và nguy hiểm. Cách dùng từ “thân cò” thay vì “con cò”, càng làm tăng lên nỗi vất vả gian truân của bà Tú. Từ “thân cò” gợi ra cả nỗi niềm thân phận. – Thành ngữ dân gian “năm nắng mười mưa” được vận dụng sáng tạo: “nắng mưa” chỉ sự vất vả, năm, mười là số lượng phiếm chỉ, để nói số nhiều, được tách ra tạo nên một thành ngữ chéo, vừa nói lên nỗi vất vả gian lao, vừa thể hiện được đức tính chịu thương, chịu khó, hết mực hi sinh vì chồng, vì con của bà Tú. – Sử dụng khẩu ngữ với lời chửi: Sử dụng nghệ thuật đối của thơ Đường luật, biến thể thơ vốn đài các, trang trọng trở nên gần gũi, dung dị.
– Thơ Đường có cấu trúc chuẩn mực từ hình thức niêm luật đến nội dung (đề tài, chủ đề…). Về chính thức: theo cấu trúc đề, thực, luận, kết, niêm luật rõ ràng, đăng đối cân chỉnh…; Về nội dung: đề tài cao quý, nếu là người thì ngư, tiêu, canh, mục; nếu là cây thì tùng, trúc, cúc, mai; nếu là con thì long, li, quy, phượng… – Đối chiếu với bài Thương vợ, ta thấy Trần Tế Xương đã Việt hóa thể thơ Đường từ nội dung đến hình thức, từ đề tài đến ngôn ngữ thơ, đặc biệt, ông sử dụng rất nhiều chất liệu dân gian cũng như đưa cả tiếng chửi vào trong mơ, một điều hi hữu trong các bài thơ Đường.
Phần I. Đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Em là ai ? Cô gái hay nàng tiên Thịt da em hay là sắt là đồng ? Cho tôi hôn bàn chán em lạnh ngắt Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung Ôi trái tim em trái tim vĩ đại Còn một giọt máu tươi còn đập mãi Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người! (Người con gái Việt Nam, Tố Hữu, Gió lộng, NXB Văn học, 1961) Câu 1: Đoạn trích trên được sáng tác vào giai đoạn văn học nào? Câu 2: Hình tượng nhân vật trung tâm của đoạn thơ là ai? Hình tượng nhân vật ấy được tác giả thế hiện với thái độ gì? Câu 3: Anh (chị) hãy chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở đoạn thơ đầu. Câu 4: Trong khoảng từ 5 – 7 dòng, trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn đề lẽ sống của tuối trẻ được đặt ra trong khổ thơ cuối cùng của đoạn trích . Phần II. Làm văn (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về bài học mà người cha muốn nói với con trong bài thơ sau: Chẳng ai muốn làm hành khất Tội trời đày ở nhân gian Con không được cười giễu họ Dù họ hôi hám úa tàn Nhà mình sát đường họ đến Có cho thì có là bao Con phải răn dạy nó đi Nếu không thì con đem bán Mình tạm gọi là no ấm Ai biết cơ trời vần xoay Lòng tốt gửi vào thiên hạ Biết đâu nuôi bố sau này… (Dặn con, Trần Nhuận Minh) Câu 2 (5 điểm): Có ý kiến cho rằng: Sông Hương là bản tình ca ca ngợi về thiên nhiên và văn hóa xứ Huế. Qua phân tích tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường), hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. |
THẦY KHƯƠNG TRÊN FACEBOOK
|