Tuần 4: BÀI CA NGẤT NGƯỞNG; BÀI CA NGẮN ĐI TRÊN BÃI CÁT (Sa hành đoản ca); LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN PHÂN TÍCH
Không có phản hồi
Tuần 4 BÀI CA NGẤT NGƯỞNG BÀI CA NGẮN ĐI TRÊN BÃI CÁT (Sa hành đoản ca) LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN PHÂN TÍCH Đề
Đáp án 1.Những nét cơ bản về Nguyễn Công Trứ và Bài ca ngất ngưởng: – Nguyễn Công Trứ (1778 – 1858) biệt hiệu Hi Văn, xuất thân trong một gia đình nho học ở Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Ông đỗ giải nguyên, được bổ làm quan nhưng con đường quan lộ không thông thuận. Ông là người tài năng trên nhiều lĩnh vực văn hóa, kinh tế, quân sự, quân sự, xã hội và có bản lĩnh cá nhân. – Sau khi nghỉ hưu, cách ông nghỉ và chơi cũng khác thương. Ông đeo mo vào đuôi bò, ông dẫn các cô gái trẻ lên chơi chùa, ông đi hát ả đào và tự đánh giá cao việc làm đó. Ông có quyền ngất ngưởng vì ông về hưu trong danh dự, sau khi đã làm được nhiều việc có ích cho đời. Ông coi điều quan trọng nhất của nhà nho là hoạt động thực tiễn chứ không phải là nếp sống uốn mình theo dư luận khen, chế. Hát nói là bộ môn nghệ thuật ông say mê từ nhỏ, khi về hưu ông vẫn đi hát. Ông không muốn tỏ ra mình là một bậc phi phàm, khác đời như các thánh nhân (không cố biến mình thành Phật, Tiên, song ông cũng coi thường những kẻ phàm tục không biết thú chơi tinh thần tao nhã). – Nguyễn Công Trứ sáng tác chủ yếu bằng chữ Nôm, đặc biệt là có nhiều đóng góp cho thể loại hát nói. Bài ca ngất ngưởng thể hiện được phong cách sống “ngất ngưởng” ngang tàng, tính cách và bản lĩnh cá nhân vượt ra ngoài khuôn khổ. Nho gia nhưng mang ý nghĩa tích cực của Nguyễn Công Trứ trên cơ sở ý thức về tài năng và nhân cách của bản thân.
– Đặc điểm của một nhà nho truyền thống: Đề cao đạo trung hiếu, coi trọng tài nhưng đề cao đức hơn (Nguyễn Trãi: “Tài thì kém đức một vài phân”); Khuân mẫu ứng xử phổ biến: nghiêm cẩn, khiêm tốn, lễ nghi phép tắc, giấu cái cá nhân riêng tư, uốn mình theo khuôn khổ lễ giáo “Khắc kỉ, phục lễ, vi nhân” (Khổng Tử, Luận ngữ) – thủ tiêu cái riêng tư cá nhân, uốn mình theo lễ là đạo có nhân. Lễ là nhằm quy định phạm vi của mỗi cá thể trong xã hội, do đó thủ tiêu cái cá nhân, để cao lí trí, thủ tiêu tình cảm tự nhiên. Đây là một nguyên tắc cần thiết cho sự ổn định của chế độ phong kiến, và trong một hoàn cảnh xã hội cụ thể là có ý nghĩa tích cực; nhưng trong một số hoàn cảnh thì lại hạn chế sự năng động sáng tạo cá nhân. – “Ngất ngưởng” chính là một lối sống thực hơn, dám là chính mình, dám khẳng định bản lĩnh cá nhân, thuận theo tự nhiên “việt danh giáo, nhiệm tự nhiên”, phá vỡ khuân mẫu hành vi “khắc kỉ lễ phục”. Ông ngất ngưởng khi hành đạo (làm quan), thực hiện các chức phận, ông luôn tỏ ra thẳng thắn, dám kiến nghị, góp ý cho cả vua, ông cũng không chấp nhận lối sống khom lưng quỵ gối hay thói quỵ lụy thường thấy “Trong triều ai ngất ngưởng như ông”. Nguyễn Công Trứ dám sống như vậy vì ông thực sự có tài năng trong nhiều lĩnh vực, từ văn chương đến kinh tế, quân sự… và cũng đã lập nhiều công trạng (khi thủ khoa khi tham tán, khi tổng đốc Đông, gồm thoa lược…khi bình Tây, khi phủ doãn Thừa Thiên…). Tuy cho rằng, làm quan là vào lồng, đồng nghĩa với mất tự do nhưng ông vẫn ra làm quan vì đấy là một con đường để ông thể hiện tài năng, hoài bão của mình và để cống hiến cho cuộc đời, cho triều đại. Nên dù bề ngoài là ngất ngưởng, nhưng sâu thẳm bên trong vẫn là “Nghĩa vua tôi cho trọn vẹn sơ chung”. – Với Nguyễn Công Trứ, ngất ngưởng thực chất là một phóng cách sống tôn trọng sự thực, tôn trọng cá tính, không chấp nhận “khắc kỉ lễ nghi”, uốn mình theo lễ và danh
giáo của xã hội Nho giáo. Muốn ngất ngưởng, phải thực sự có bản lĩnh, tài năng và nhân cách, năng lực nhất định đủ để khẳng định mình.
-“Ngất ngưởng” chính là sự ngang tàng, phá cách,phá vỡ khuôn mẫu hành vi “khắc kỉ phục lễ” để hình thành một lối sống thực hơn, dám là chính mình, dám khẳng định bản lĩnh cá nhân, thuận theo tự nhiên “việt danh giáo, nhiệm tự nhiên”. -“Ngất ngưởng” là một sản phẩm của thực tế xã hội Việt Nam những năm thế kỉ XVIII và đầu thế kỉ XIX: đề cao con người cá nhân mà Nguyễn Công Trứ là một trường hợp điển hình. Trên cơ sở ý thức về tài năng và nhân cách của bản thân, Nguyễn Công Trứ trong Bài ca ngất ngưởng đã bộc lộ sự ngang tàng, sự phá cách trong lối sống ngất ngưởng con ông, lối sống ít phù hợp với khuôn khổ của đạo Nho. – “Ngất ngưởng” thực chất là một phong cách sống tôn trọng sự thực. tôn trọng cá tính, không chấp nhận “khắc kỉ phục lễ”, uốn mình theo lễ và danh giáo của xã hội Nho giáo. Ông dám kiến nghị, góp ý cho cả vua. Nguyễn Công Trứ ngất ngưởng vì ông là người thực sự có bản lĩnh, tài năng và nhân cách. – Nguyễn Công Trứ ngất ngưởng vì ông vè hưu trong danh dự, sau khi đã làm được nhiều việc có ích cho đời. Ông coi điều quan trọng nhất của nhà nho là hoạt động thực tiễn chứ không phải là nếp sống uốn mình theo dư luận khen, chê. Có phong cách làm việc như vậy vì ông thực sự có tài năng trong nhiều lĩnh vực, từ văn chương đến kinh tế, quân sự… và cũng đã lập nhiều công trạng.
– Giọng điệu: bài hát nói viết theo lối tự thuật, tự nhìn nhận và đánh giá bản thân. – Thể hát nói: là một điệu ca trù, hình thức tự do, không hạn định số câu, chữ, phù hợp với việc thể hiện những tư tưởng, tình cả, phóng túng, lãng mạn, quan niệm mới mẻ. Thế kỉ XVIII và đầu thế kỉ XIX chứng kiến sự xuất hiện của con người tự nhiên, có nét cá nhân trong văn học, do đó hình thức nghệ thuật mới: nhâm khúc và hát nói ra đời đáp ứng nhu cầu chuyển tải các cảm xúc mới của con người.
– Cao Bá Quát (1809 – 1855) người làng Phú Thị – Gia Lâm, là một nhà thơ có tài, đỗ cử nhân, có bản lĩnh, mất trong cuộc khở nghĩa chống chế độ phong kiến nhà Nguyễn.
– Thơ văn của ông bộc lộ tinh thần phản đối chế độ phong kiến lạc hậu, bảo thủ. – Tác phẩm Bài ca ngắn đi trên bãi cái của ông được sáng tác sai những lần ông vào kinh thành Huế thi Hội, mượn hình ảnh người nhọc nhằn đi trên bãi cáo mưu cầu danh lợi để thể hiện tư tưởng của mình.
– Lớp nghĩa tả thực lữ khách đi trên bãi cát: + Không gian: cát trắng mênh mông, đường xa, xung quang lại bị vây bởi núi, sông, biển. + Thời gian: mặt trời lặn + Con người: người lữ hành vẫn chưa dừng được, tất tả… – Lớp ý nghĩa biểu tượng: + Không gian biểu tượng: con đường đời, đường thời thế, đường công danh đầy chông gai, nhọc nhằn… + Thời gian biểu tượng: tương lai mù mịt, tối tăm khi mặt trời lặn. + Sự vật biểu tượng: rượu như cái bả danh lợi đầy cám dỗ, mê muội. + Con người biểu tượng: Người đời ham danh lợi, người trí thức đương thời đang bế tắt chưa tìm ra lối đi.
– Tác giả tả cảnh bãi cát và sự việc đi trên bãi cát để từ đó dẫn dắt suy nghĩ về con đường danh lợi, rộng hơn là con đường đời; nỗi buồn chán, bế tắc của con người trí thức chưa tìm thấy đường đi. Bãi cát trắng mênh mông, đường xa, xung quanh lại bị vây bởi núi, sông, biển vừa là không gian thực tả những bãi cát trắng trên con đường đi vào Nam nhưng lại là không gian biểu tượng cho con đường đời, đường thời thế, đường công danh đầy chông gai, nhọc nhằn… – Tứ thơ sáng tạo, độc đáo bắt nguồn từ hiện thực: đi từ lớp nghĩa tả thực (nỗi nhọc nhằn của người đi trên bãi cát) đến lớp nghĩa tượng trưng (con đường mưu cầu danh lợi chông gai, khó khăn và thậm chí cùng đường, mờ mịt, không thấy đích).
– Bài ca ngắn đi trên bãi cát + Cao Bá Quát là một nhà thơ, một nhân vật lịch sử ở thế kỉ XĨ. Trong hoàn cảnh nhà Nguyễn trì trệ, bảo thủ, Cao Bá Quát tuy vẫn đi thi song ông tỏ ra chán ghét con đường mưu cầu danh lợi tầm thường. Bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát là một bằng chứng về tinh thần phê phán của ông đối với học thuật và sự bảo thủ, trì trệ của chế độ nhà Nguyễn nói chung, thể hiện tinh thần khao khát đổi mới hoàn cảnh đương thời, dóp phần lí giải hành động khởi nghĩa của ông năm 1854. + Bài thơ tả cảnh bãi cát và sự việc đi trên bãi cát để từ đó dẫn dắt suy nghĩ về con đường danh lợi, rộng hơn là con đường đời; nỗi buồn chán, bế tắc của người trí thức chưa tìm thấy đường đi. – Bài ca ngất ngưởng + Thế kỉ XVIII và đầu thế kỉ XIX, trong văn học đã xuất hiện dấu hiệu của con người cá nhân mà Nguyễn Công Trứ là một trường hợp điển hình. Trên cơ sở ý thức về tài năng và nhân cách của bản thân, Nguyễn Công Trứ trong Bài ca ngất ngưởng đã bộc lộ sự ngang tàng, sự phá cách trong lối sống của ông, lối sống ít phù hợp với khuôn khổ của đạo Nho. + Ngất ngưởng thực chất là một phong cách sống tôn trọng sự thực, tôn trọng cá tính, không chấp nhận “khắc kỉ phục lễ”, uốn mình theo lễ và danh giáo của xã hội Nho giáo. Muốn ngất ngưởng, phải thực sự có bản lĩnh, tài năng và nhân cách.
Phần I. Đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Em là ai ? Cô gái hay nàng tiên Thịt da em hay là sắt là đồng ? Cho tôi hôn bàn chán em lạnh ngắt Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung Ôi trái tim em trái tim vĩ đại Còn một giọt máu tươi còn đập mãi Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người! (Người con gái Việt Nam, Tố Hữu, Gió lộng, NXB Văn học, 1961) Câu 1: Đoạn trích trên được sáng tác vào giai đoạn văn học nào? Câu 2: Hình tượng nhân vật trung tâm của đoạn thơ là ai? Hình tượng nhân vật ấy được tác giả thế hiện với thái độ gì? Câu 3: Anh (chị) hãy chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở đoạn thơ đầu. Câu 4: Trong khoảng từ 5 – 7 dòng, trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn đề lẽ sống của tuối trẻ được đặt ra trong khổ thơ cuối cùng của đoạn trích . Phần II. Làm văn (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về bài học mà người cha muốn nói với con trong bài thơ sau: Chẳng ai muốn làm hành khất Tội trời đày ở nhân gian Con không được cười giễu họ Dù họ hôi hám úa tàn Nhà mình sát đường họ đến Có cho thì có là bao Con phải răn dạy nó đi Nếu không thì con đem bán Mình tạm gọi là no ấm Ai biết cơ trời vần xoay Lòng tốt gửi vào thiên hạ Biết đâu nuôi bố sau này… (Dặn con, Trần Nhuận Minh) Câu 2 (5 điểm): Có ý kiến cho rằng: Sông Hương là bản tình ca ca ngợi về thiên nhiên và văn hóa xứ Huế. Qua phân tích tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường), hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. |
THẦY KHƯƠNG TRÊN FACEBOOK
|