Tuần 5: LẼ GHÉT THƯƠNG (Trích “Truyện Lục Vân Tiên” – Nguyễn Đình Chiểu); CHẠY GIẶC (đọc thêm); BÀI CA PHONG CẢNH HƯƠNG SƠN (đọc thêm)
Không có phản hồi
Tuần 5 LẼ GHÉT THƯƠNG (Trích Truyện Lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu) CHẠY GIẶC (đọc thêm) BÀI CA PHONG CẢNH HƯƠNG SƠN (ĐỌC THÊM) Đề
Vì chưng hay ghét cũng là hay thương (Truyện Lục Vân Tiên, Nguyễn Đình Chiểu) Đáp án
+ Truyện thể hiện quan niệm đạo đức truyền thống, được giữ gìn chủ yếu ở thôn xóm và thể hiện nguyện vọng của những người bình dân về lẽ công bằng trong khôn khôt xã hội phong kiến. + Nhân vật được khắc họa chủ yếu qua hành động, ngôn ngữ, cử chỉ hơn là qua diễn biến nội tâm. + Ngôn ngữ thơ bình thường giản dị, nôm na, mang nhiều chất dân dã đời thương, đặc biệt là rất đậm đà sắc thái Nam Bộ. Có lẽ đây là lần đầu tiên trong văn học dân tộc, người dân miền Nam đất Việt được thấy mình trong một tác phẩm văn chương, từ cuộc sống, lời ăn tiếng nói, đếm tính tình, sở nguyện… Điều này tạo nên sức sống của tác phẩm cũng như vẻ đẹp độc đáo của tác phẩm trong kho tàng văn học dân tộc.
+ Nội dung Lẽ ghét thương thể hiện quan điểm đạo đức và tầm cao tư tưởng nhân nghĩa của tác giả với tình cảm ghét – thương và mối quan hệ giữa hai tình cảm ghét – thương trong tâm hồn tác giả. + Đoạn trích nằm ở phần đầu truyện, từ câu 473 đến câu 504 trong tổng số 2082 câu thơ. Lục Vân Tiên và Vương Tử Trực (người bạn mới gặp ở nhà họ Võ, hai người đã kết nghĩa anh em) tới kinh đô ứng thí, vào một quan trọ nghỉ ngơi. Ở đây, họ gặp hai sĩ tử khác là Trịnh Hâm và Bùi Kiệm. Bốn người cùng uống rượu, làm thơ để trổ tài cao thấp. Thấy Tiên, Trực làm thơ nhanh và hay, Hâm, Kiệm có ý nghi ngờ bạn viết tùng cổ thi. Ông chủ quán không giấu nổi sự khinh bỉ đã cười vào tận mặt những kẻ “bất tàu đồ thơ”. Đoạn thơ trích kể lại cuộc đối thoại giữa ông và bốn chàng nho sinh trong quán rượu. Sau lời ông Quán, Vân Tiên và Tử Trực đề cảm phục ngợi ca, còn Trịnh Hâm thì mắng: lãi nói lăng nhăng. Trong lòng Trịnh Hâm cũng bắt đầu nảy sinh sự đố kỵ, ghen ghét. Chính sự đố kỵ này sẽ dẫn đến hành động tội ác của hắn ở đoạn sau. – Ông Quán là nhân vật phụ trong tác phẩm, xuất hiện qua ít dòng thơ nhưng rất được yêu thích và để lại trong lòng độc giả nhiều ấn tượng khó quên. Nhân vật nằm trong hệ thống các lực lượng phì trợ cho nhân vật chính (Vân Tiên) trên con đường thực hiện nhân nghĩa (như ông Ngư, ông Tiều, Tiểu đồng, lão bà dệt vả). Ông có dáng dấp của một nhà nho ở ẩn, mang tính cách của người dân dã miền Nam: nóng nảy, bộc trực, ghét kẻ tiểu nhân, ích kỉ nhỏ nhen nhưng lại giàu lòng yêu thương con người bất hạnh. Ở đoạn sau, khi biết Vân Tiên gặp cảnh ngộ éo le, phải bỏ thi về chịu tang mẹ, ông đã bươn bả đuổi theo, đưa cho chàng mấy viên thuốc để “phòng khi đói lòng”.
+ 6 câu thơ đầu: lời đối đáp giữa ông Quán và các nho sinh Vân Tiên, Tử Trực. + Câu 7 đến câu 16: lẽ ghét. + Câu 17 đến câu 30: lẽ thương. + Hai câu cuối: lời kết.
– Điểm chung của các triều đại được nói đến trong lời ông Quán trình bày lẽ ghét là: đó đều là những triều đại suy tàn, vua thì say đắm tửu sắc, không chăm lo đến đời sống của dân. Nguyễn Đình Chiểu không hẳn đã xuất phát từ quan điểm bảo vệ trật tự xã hội phong kiến, hoặc vì trách nhiệm của một tôi trung…, bởi lẽ ở đoạn thơ này, mỗi cặp câu lục bát là một tiếng dân được nhắc đến. Như vậy, tất cả những lời kết tội đều xoay quanh một ý: ở các thời đại đó. Chỉ có dân là phải gánh chịu mọi tai ách, khổ sở trăm chiều. Rõ ràng, tác giả đã đứng về phía nhân dân, xuất phát từ quyền lợi nhân dân mà phẩm bình lịch sử. Đó là cơ sở của tình cảm ghét: ghét sâu sắc, mãnh liệt đến độ tận cùng cảm xúc: Ghét cay đắng, ghét vào tận tâm. – Trong lời ông Quán, Lẽ thương hướng đến những con người cụ thể: đức thánh nhân, thầy Nhan Tử, ông Gia Cát, thầy Đồng Tử, người Nguyên Lượng, ông Hàn Dũ, thầy Liêm, Lạc. Điểm chung của những con người này đều là những người có chí hành đạo giúp đời, giúp dân, nhưng đều không đạt được sở nguyện và không được xã hội phong kiến chấp nhận. Bấy nhiêu con người ít nhiều đều có nét đồng cảnh với Nguyễn Đình Chiểu. Tác giả vốn là một nhà nho nên cũng từng nuôi chí giúp đời, lập nghiệp công danh: “Chí làm trả nợ nước non cho rồi”. Nhưng nhà thơ đã gặp phải quá nhiều bất hạnh trong cuộ đời, lại thêm thời buổi nhiễu nhương, những người tài đức như ông phải “lánh nơi danh lợi chông gai cực lòng”. Do vậy, tình thương ở đây chính là lòng đồng cảm sâu sắc, tận đáy lòng của một người “đồng bệnh tương liên”. Chuyện sách vở cũng là chuyện cuộc đời. Nguyễn Đình Chiều đã vì cuộc đời, vì sự bình an của nhân dân mà thương tiếc cho nhưng tài năng không được trọng dụng, để đến nỗi phải “đành phui pha”. Cái đẹp, cái cao cả là ở đó.
Ý nghĩa: – Biểu hiện sự trong sáng, phân minh trong tâm hồn tác giả: hai tình cảm ghét – thương cùng xuất phát từ một trái tim, nhưng thương ra thương, ghét ra ghét; và ghét thương đều sâu nặng, rõ ràng, không mập mờ, lẫn lộn, cũng không nhạt nhòa, hòa chung. – Tăng cường độ cảm xúc: yêu thương và căm ghét đều mãnh liệu và đạt đến độ tột cùng.
Câu thơ cho thấy Lẽ ghét thương của Nguyễn Đình Chiều xuất phát từ tình cảm yêu thương nhân dân, yêu thương con người, mong muốn nhân dân được sống yên bình, hạnh phúc, con người có điều kiện phát huy tài năng để giúp dân, giúp nước. Câu thơ “Vì chưng hay ghét cũng là hay thương”, thoạt nghe tưởng như phi lí, vì cội nguồn của lẽ ghét lại là lẽ thương, tức là bắt nguồn từ một trạng thái tình cảm đối lặp lại với nó. Đằng sau sự phi lí này chứa đựng mội hạt nhân chân lí. Với cách giải thích mộc mạc của ông Quán, ta chợt nhận ra mối quan hệ khăng khít, thống nhất giữa hai tình cảm ghét – thương trong tâm hồn tác giả. Bởi thương đến xót xa trước cảnh nhân dân phải chịu lầm than, khổ cực, thương những con người tài đức mà bị dập vùi, phải mai một tài nằng và chí bình sinh nên Nguyễn Đình Chiểu càng căm ghét những kẻ làm hại dân, hại đời, đẩy con người vào những cảnh ngộ éo le, oan nghiệt. Trong trái tim mãnh liệt của nhà thơ, hai tình cảm ghét – thương cứ đan cài, nối tiếp nhau, hòa cùng nhịp đập với cuộc đời, với nhân dân. Đó chính là đỉnh cao tư tưởng và tình cảm của Nguyễn Đình Chiểu. Ở đoạn thơ này, ông Quán là người phát ngôn cho những tư tưởng, cảm xúc nung nấu trong tâm can Đồ Chiểu. Lời lẽ của ông Quán mang tính sách vở vủa nhà nho, nhưng cách biểu hiện cảm cúc lại mang chất Nam Bộ sâu sắc: bộc trực, thẳng ngay, phân minh, rạch ròi. Đã thương thì ra thương, ghét thì ra ghét, yêu thương rất mực, mà căm ghét cũng đến điều, như Giái sư Trần Văn Giầu đã có lần nhận xét về tính cách Nam Bộ: “Trải sóng gió, vượt núi đèo, người Việt cực Nam dường như đã bỏ lại đằng sau mình những cái gì quá mặng nề, quá ràng buộc của Nho giáo. Tính tình người dân đơn giản, thẳng thắn, có khi “nguyên thủy”. Phần I. Đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Em là ai ? Cô gái hay nàng tiên Thịt da em hay là sắt là đồng ? Cho tôi hôn bàn chán em lạnh ngắt Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung Ôi trái tim em trái tim vĩ đại Còn một giọt máu tươi còn đập mãi Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người! (Người con gái Việt Nam, Tố Hữu, Gió lộng, NXB Văn học, 1961) Câu 1: Đoạn trích trên được sáng tác vào giai đoạn văn học nào? Câu 2: Hình tượng nhân vật trung tâm của đoạn thơ là ai? Hình tượng nhân vật ấy được tác giả thế hiện với thái độ gì? Câu 3: Anh (chị) hãy chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở đoạn thơ đầu. Câu 4: Trong khoảng từ 5 – 7 dòng, trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn đề lẽ sống của tuối trẻ được đặt ra trong khổ thơ cuối cùng của đoạn trích . Phần II. Làm văn (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về bài học mà người cha muốn nói với con trong bài thơ sau: Chẳng ai muốn làm hành khất Tội trời đày ở nhân gian Con không được cười giễu họ Dù họ hôi hám úa tàn Nhà mình sát đường họ đến Có cho thì có là bao Con phải răn dạy nó đi Nếu không thì con đem bán Mình tạm gọi là no ấm Ai biết cơ trời vần xoay Lòng tốt gửi vào thiên hạ Biết đâu nuôi bố sau này… (Dặn con, Trần Nhuận Minh) Câu 2 (5 điểm): Có ý kiến cho rằng: Sông Hương là bản tình ca ca ngợi về thiên nhiên và văn hóa xứ Huế. Qua phân tích tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường), hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. |
THẦY KHƯƠNG TRÊN FACEBOOK
|