Tuần 7: CHIẾU CẦU HIỀN (Cầu hiền chiếu); XIN LẬP KHOA LUẬT (Đọc thêm) (Trích Tế cấp bát điều); THỰC HÀNH VỀ NGHĨA CỦA TỪ TRONG SỬ DỤNG
Không có phản hồi
Tuần 7 CHIẾU CẦU HIỀN (Cầu hiền chiếu) XIN LẬP KHOA LUẬT (Đọc thêm) (Trích Tế cấp bát điều) THỰC HÀNH VỀ NGHĨA CỦA TỪ TRONG SỬ DỤNG Đề
Đáp án
– Ngô Thì Nhậm, hiệu là Hi Doãn, người làng Tả Thanh Oai (nay là Hà Nội). Ông đỗ tiến sĩ nhưng được chúa Trịnh giao cho giữ chức Đốc đồng trấn Kinh Bắc. – Khi nhà Lê – Trịnh sụp đổ, Ngô Thì Nhậm theo phong trào Tây Sơn, được Quang Trung tin tưởng, giao giữ chức vụ quan trọng, giúp Quang Trung soạn thỏa nhiều văn kiện, giấy tờ của Tây Sơn trong đó có Chiếu cầu hiền.
– Chiếu (còn được gọi là Chiếu thư, chiếu chỉ), là một thể loại nghị luận trung đại, một loại công văn nhà vui dùng ban bố mệnh lệnh cho bề tôi hoặc chỉ thị cho mọi người về những vấn đề quan hệ đến vận mệnh quốc gia. – Văn phong trang trọng, lời lẽ rõ ràng. – Đã học trong chương trình THCS: Chiếu dời đô (Lí Thái Tổ). VềChiếu cầu hiền: Nói về cách ứng xử của bậc hiền tài Bắc Hà và nhu cầu cần người tài của đất nước; nêu chủ trương, đường lối, chiến lược của vua Quang Trung trong việc tập hợp người hiền tài, chủ yếu nhằm thuyết phục đối tượng nho sĩ Bắc Hà trong xã hội lúc bấy giờ.
– Nước ta vừa trải qua một thời kì loạn lạc (Tây Sơn ra Thăng Long “phù Lê diệt Trịnh”, Sự xâm lược của nhà Thanh và cuộc hành quân thần tốc của Quang Trung đánh đuổi giặc Thanh, mở ra trang sử mới của đất nước. – Nhiều kẻ sĩ lúng túng trước thời cuộc: hoặc chán nản bi quan, hoặc chưa ra giúp nước phò tá cho nhà Tây Sơn, hoặc trốn tránh không ra làm quan vì sợ liên lụy, hoặc muốn làm “tôi trung” với nhà Lê, hoặc không nhận thức được chính nghĩa và sứ mệnh lịch sự của Tây Sơn nên đã bất hợp tác và chống lại… – Trước tình hình đó, vua Qunag Trung đã đặt ra nhiệm vụ phải thuyết phục đối tượng nho sĩ Bắc Hà trong xã hội lúc bấy giờ hiểu đúng nhiệm vụ chính nghĩa và sứ mệnh lịch sử của Tây Sơn, ra hợp tác, phục vụ đất nước.
– Bài chiếu cho thấy tầm nhìn xa trông rộng của vua Quang Trung trong việc nhận thức về vai trò của người hiền tài đối với đất nước, đặc biệt là trong hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ. – Cho thấy tình cảm thiết tha, mong mỏi xây dựng đất nước, thái độ khiêm nhường của nhà vua.
– Bài chiếu có lập luận chặt chẽ, khéo léo, kết cấu gồm ba phần: thiên tính của người hiền tài để dùng cho đời; thực trạng của người hiền tài khi Nguyễn Huệ ra Bắc, tính chất của thời đại cà cai trò của người hiền tài đối với đất nước, con đường để người hiền tài cống hiến cho đất nước. – Tác phẩm có lập luận chặt, lời văn mềm mỏng, có tình, có lí khiến người hiền tài không thể không ra giúp nước: “Huống nay trên dải đất văn hiến rộng lớn như thế này, há trong đó lại có lấy một người tài danh nào ra phò giúp cho chính quyền buổi ban đầu của trẫm hay sao?” – Các diễn đạt dùng hình ảnh và lấy trong kinh điển Nho gia nên vừa tế nhị vừa khôn khéo và đặc biệt là người viết luôn bày tỏ thái độn khiêm tốn, qusy trọng người tài. – Sử dụng các từ ngữ diễn tả không gian vũ trụ và xã hội bao la, rộng lớn tạo cảm giác trang trọng, thiêng liêng cho lời kêu gọi hiền tài củ bài chiếu.
Bàn về sự cần thiết của luật pháp với xã hội nhằm thuyết phục triều đình cho mở khoa luật.
Thấy được tư tưởng rất tiến bộ của tác giả, là người thông thạo cả hán học và tây học; một người có lòng yêu nước sâu sắc.
– Biện luận thấu tình đạt lí, thể hiện con mắt nhìn xa trông rộng khi nhìn vể quá khứ, hiện tại và cả tương lai; không chỉ nhìn sang nước mà mở tầm mắt sang cả phương Tây. – Đây là một bài văn luận thuyết có tính mẫu mực thể hiện chặt chẽ và lô gích của các luận điểm, sự thuyết phục khéo léo trên lập trường của lòng yêu nước sâu sắc.
– Từ nhiều nghĩa là những từ ngoài nghĩa gốc – nghĩa có đầu tiên – còn có nhiều nghĩa khác (nghĩa chuyển, nghĩa phát sinh, nghĩa bóng…). – Ví dụ: Từ lá + Nghĩa gốc: chỉ bộ phận của cây, thường ở ngọn, cành cây, thường có màu xanh, thường có hình dáng mỏng, có bề mặt. + Các nghĩa khác: Lá trong lá phổi: chỉ một bộ phận của cơ thể người. Lá trong lá thép, lá vàng, lá bạc: chỉ các vật bằng kim loại mỏng, có bề mặt. Lá trong lá tre, lá nứa: chỉ các vật bằng tre, nứa mỏng có bề mặt.
– Cân nhắc nghĩa khi dùng – Dùng đúng nghĩa, phù hợp với mục đích nói, nội dung và ý nghĩa của câu, đoạn.
Phần I. Đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Em là ai ? Cô gái hay nàng tiên Thịt da em hay là sắt là đồng ? Cho tôi hôn bàn chán em lạnh ngắt Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung Ôi trái tim em trái tim vĩ đại Còn một giọt máu tươi còn đập mãi Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người! (Người con gái Việt Nam, Tố Hữu, Gió lộng, NXB Văn học, 1961) Câu 1: Đoạn trích trên được sáng tác vào giai đoạn văn học nào? Câu 2: Hình tượng nhân vật trung tâm của đoạn thơ là ai? Hình tượng nhân vật ấy được tác giả thế hiện với thái độ gì? Câu 3: Anh (chị) hãy chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở đoạn thơ đầu. Câu 4: Trong khoảng từ 5 – 7 dòng, trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn đề lẽ sống của tuối trẻ được đặt ra trong khổ thơ cuối cùng của đoạn trích . Phần II. Làm văn (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về bài học mà người cha muốn nói với con trong bài thơ sau: Chẳng ai muốn làm hành khất Tội trời đày ở nhân gian Con không được cười giễu họ Dù họ hôi hám úa tàn Nhà mình sát đường họ đến Có cho thì có là bao Con phải răn dạy nó đi Nếu không thì con đem bán Mình tạm gọi là no ấm Ai biết cơ trời vần xoay Lòng tốt gửi vào thiên hạ Biết đâu nuôi bố sau này… (Dặn con, Trần Nhuận Minh) Câu 2 (5 điểm): Có ý kiến cho rằng: Sông Hương là bản tình ca ca ngợi về thiên nhiên và văn hóa xứ Huế. Qua phân tích tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường), hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. |
THẦY KHƯƠNG TRÊN FACEBOOK
|