VỘI VÀNG
Không có phản hồi
VỘI VÀNG
II.TÌM HIỂU BÀI THƠ
1.1. Ước muốn phi lí, thiết tha của niềm yêu: Tác giả đã mở đầu bài thơ của mình bằng bốn câu thơ ngũ ngôn bồng bột và gấp gáp: Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi Điệp ngữ “tôi muốn” nhấn mạnh sự da diết của ước muốn, cũng là cách tô đậm cái Tôi chủ quan, cái Tôi ước muốn luôn xuất hiện trong văn học lãng mạn nói chung, trong thơ Xuân Diệu nói riêng. Các động từ “tắt”, “buộc” với sắc thái tiêu cực khiến các ước muốn có vẻ như phũ phàng; khi đặt trong hai cụm từ “tắt nắng”, “buộc gió”, nó càng gợi lên sự phi lí, kì lạ đến trái tự nhiên của ước muốn chế ngự, chi phối những hiện tượng khách quan vĩnh hằng, bất biến. Song các phó từ “cho”, “đừng” lặp lại trong hai câu thơ 2 và 4 đã bộc lộ sắc thái van nài, khẩn khoản thật tha thiết của ước muốn; thì ra nhà thơ muốn tắt nắng là để nắng đừng làm phai nhạt màu sắc của cỏ cây hoa lá, muốn buộc gió để giữ cho hương đời không bị thổi bay. Và như vậy, cả bốn câu thơ đã thể hiện thật mạnh mẽ, da diết ước muốn được nâng niu, giữ gìn hương sắc của cuộc đời, ước muốn của một trái tim yêu đời mãnh liệt. 1.2. Nỗi lo sợ màu nhạt, hương bay ở 4 câu thơ trên đã được lí giải thật sự thuyết phục bởi niềm say đắm da diết với vẻ đẹp của bức tranh cuộc đời nơi trần thế được miêu tả thật tài hoa trong 7 câu thơ tiếp sau đó. Đoạn thơ sau mở đầu bằng từ của đã xác định mối quan hệ ngữ pháp gắn kết giữ hai đoạn thơ, cho thấy màu và hương mà nhà thơ muốn nâng niu gìn giũ ở khổ thơ trên chính là hương sắc của ong bướm, lá hoa, chim chóc, được miêu tả trong khổ dưới. Điệp ngữ này đây lặp lại trong cả khổ thơ tạo ra một ngữ điệu liệt kê vừa bày tỏ niềm hân hoan sung sướng của thi nhân, vừa thể hiện sự giàu có, thừa thãi, phong phú của hương sắc cuộc đời. Này đây vừa là sự hiện hữu mắt, trong tầm tay, giũa cuộc đời thực, trong khoảnh khắc của hiện tại. Sau điệp ngữ nầy đây là bức tranh chan chứa xuân tình, tất cả đều hiện ra trong lăng kính của tình yêu – nhìn bằng đôi mắt say sưa, chiêm ngưỡng, cảm bằng trái tim mê đắm, khao khát sở hữu, chiếm lĩnh, tận hưởng. – Hương sắc cuộc đời đã hiện lên hấp dẫn, sống động, gợi tình và tươi tắn trong những định ngữ nghệ thuật đặc sắc. + Hương sắc cuộc đời trước hết hiện ra trong tuần tháng mật của ong bướm. Tuần tháng mật không chỉ nói về thời điểm rực rỡ, ngát hương của hoa trái, là thời gian ong bướm dập dìu, say sưa, nghiêng ngả… tìm hoa, hút nhụy, tạo mật ngọt cho thiên nhiên; tuần tháng mật còn gợi lên những liên tưởng ngọt ngào tơi khoảng thời gian nồng nàn, ngây ngất yêu đương, tuân trăng mật của tình yêu đôi lứa và với Xuân Diệu niềm yêu đời mãnh liệt khiến nhà thơ luôn cảm nhận thời gian sống của cả cuộc đời mình cũng nồng nàn, say đắm như tuần trang mật của lứa đôi. + Sau đó là hoa của đồng nội xanh rì, lá của cành tơ phơ phất – nếu tính từ “xanh rì” làm hiện lên một không gian mênh mông của những cánh đồng xanh trên đó nổi bật hình ảnh những cánh hoa tươi thắm thì trong câu thơ sau, sự kết hợp tài hoa giữa từ láy, phép láy vần trong những âm tiết mang thanh bằng cành “tơ phơ phất” lại gợi tả những lá cành mơn mởn, non tơ nhưng cũng thật mềm mại, mong manh yếu đuối trong gió xuân, những hình ảnh khiến ta vừa mê đắm vừa e ấp, nâng niu. + Vẻ đẹp của cuộc đời được cảm nhận không chỉ bằng thị giác mà còn hiện ra qua thính giác. Tiếng chim hót qua niềm yêu của thi nhân cũng không chỉ là những âm thanh véo von, ríu rít của thiên nhiên mà còn là khúc tình si đắm đuối của lòng người bởi yến anh thường là biểu tượng cho hạnh phúc lứa đôi. Hình ảnh ẩn dụ về ánh sáng chớp hàng mi là một cách biểu hiện quen thuộc trong thơ Xuân Diệu, ông thường miêu tả ánh bình minh của thiên nhiên theo dáng vẻ con người (lá liễu dài như một nét mi…). Dường như sau cái chớp mắt duyên dáng của hàng mi thiếu nữ, ánh sáng tóa ra muôn nơi, chan chứa khắp thế gian. Đấy là ánh sáng của bình minh, của ngày mới khi thần Vui gõ cửa- tình yêu đời, yêu người mãnh liệt đã đem đến niềm vui sống cho nhà thơ khi thức dậy mỗi ngày. Hình ảnh ẩn dụ về thần Vui gõ cửa đã thể hiện tinh tế cảm giác hồi hộp, bồn chồn đón đợi của lòng người cùng sự gấp gáp, hối thúc của cuộc đời bên ngoài, cảm giác của một con người yêu say đắm tới mức không chịu để lỡ, dù chỉ một ngày, một khoảnh khắc của bình minh, của ngày mới + Đoạn thơ miêu tả vẻ đẹp cuộc đời đã kết lại trong một so sánh bất ngờ, thú vị: Tháng giêng ngon như một cặp môi gần Câu thơ ngắt nhịp 3/5 khiến trọng tâm rơi vào chữ “ngon” nhấn mạnh cảm giác thưởng thức bằng vị giác. Phép ẩn dụ cảm giác đã khiến tháng giêng- một phạm trù của thời gian vốn vô hình, trìu tượng bỗng trở nên cụ thể, hữu hình trong sự tận hưởng say sưa của thi nhân lãng mạn. Tháng giêng là tháng đầu tiên của mùa xuân, là hình ảnh hoán dụ cho mùa xuân, so sánh mùa xuân với cặp môi gần là cách so sánh táo bạo, tràn đầy nhục cảm khiến cuộc đời trở nên tuyệt diệu, quyến rũ như cặp môi người yêu ngọt ngào, tính từ gần nhấn mạnh cảm giác kề cận, chào mời thật cám dỗ. Tất cả đều như trong tầm tay! => Với những so sánh, nhân hóa, phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, những phép điệp tinh tế trong cả ngữ âm và từ vựng, những từ ngữ hình ảnh giàu sức biểu cảm, đoạn thơ đã vẽ nên hình ảnh cuộc đời tràn đầy hương thơm, màu sắc, âm thanh và nhất là niềm vui sống đầy quyến rũ. Cuộc sống qua trái tim yêu và ánh mắt say đắm của thi nhân như đang lên hương, lên mật, đang cựa quậy sinh sôi, đang phô bày hương sắc. Đó là thiên đường ngay trên mặt đất, trong hiện tại, là bữa tiệc trần gian ngay trên mặt đất này chứ không phải ở một cõi xa xăm nào khác. Và đó chính là nguyên nhân khiến cho niềm yêu đời mê đắm của thi nhân.
2.1. Cách cảm nhận về thời gian trong mối quan hệ với tuổi trẻ. Mở đầu đoạn 2 là một câu thơ của những xúc cảm gần như tương phản: Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa. Nhịp 3/5 và dấu chấm giữa dòng như một nốt lặng đột ngột thể hiện trạng thái sững sờ, hẫng hụt của nhà thơ khi bất chợt nhận ra những tương phản trớ trêu của cuộc sống. Nhà thơ yêu đời vì cuộc đời quá đẹp đẽ, niềm yêu đời khiến nhà thơ sung sướng, nhưng cũng chính vì niềm yêu đời mà ông vội vàng bởi nỗi hoài xuân. Niềm sung sướng khi được hưởng thụ những hương sắc của cuộc đời chưa trọn vẹn thì dòng thơ đã đứt lặng giữa chừng bởi nỗi lo âu cuộc đời ngắn ngủi. Với nỗi ám ảnh của một người quá yêu đời, Xuân Diệu không chờ nắng hạ mới hoài xuân, ông lo lắng nhớ nhung, tiếc nuối mùa xuân ngay khi đang ở giữa mùa xuân. Trong quan niệm của các nhà thơ trung đại, thời gian là một chu trình tuần hoàn khép kín; đêm hết, ngày sang, đông qua, xuân tới… Con người là một phần của thiên nhiên, vũ trụ, tồn tại vĩnh viễn trong vòng luận hồi cùng vũ trụ, vì thế các nhà thơ trung đại trong thế giới bình ổn, vĩnh hằng của cổ thi không sợ tuổi già và cái chết, luôn thanh thản, ung dung, tự tại, Xuân Diệu không chấp nhận sự đồng nhất thời gian vũ trụ với thời gian của đời người. Ông nhận thức sâu sắc sự đối lập giữa dòng thời gian vô thủy vô chung của vũ trụ với quỹ thời gian ngắn ngủi, hữu hạn của đời người; thời gian vũ trụ tuần hoàn vĩnh cửu còn thời gian của đời người trôi chảy theo dòng tuyến tính, một đi không trở lại. Vì thế, thời gian với Xuân Diệu, mỗi khoảnh khắc đều quý giá vô cùng vì đến là đi, trôi qua là mất hẳn, không thể lấy lại, không thể lặp lại. Cảm nhận ấy khiến ông phát hiện những điều tưởng như nghịch lí. Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già Cấu trúc lặp được sử dụng với những điệp từ, điệp cú pháp trong kiểu câu định nghĩa đã tăng thêm ấn tượng cho sự khẳng định còn những từ ngữ tới – qua, non- già lại tạo nên những cặp phạm trù tương phản diễn tả sự trôi chảy. Câu trên là sự tiếc nuối khi cảm nhận những bước đi của thời gian – cũng là sự mất đi của thời gian trong từng khoảnh khắc; câu dưới là sự lo lắng cho cái phai tàn, héo úa thậm chí chưa hề hiện hữu trong không gian. Đến đây, mùa xuân không chỉ còn là một hoán dụ cho dòng thời gian mà đã mang thêm nét nghĩa ẩn dụ cho tuổi trẻ của mỗi con người. Mùa xuân là thời gian đẹp nhất của thiên nhiên, tuổi trẻ là khoảnh khắc đẹp nhất của đời người.; Nhưng mùa xuân của đất trời thì tuần hoàn vĩnh viễn còn mùa xuân của đời người chẳng hai lần thắm lại, đó là xuân tái bất lai. Với Xuân Diệu, trái tim yêu đời mãnh liệt không thể chấp nhận tuổi già, vì thế, thời gian sống của ông nhất định phải gắn với mùa xuân, với tuổi trẻ, cho nên ông ngậm ngùi nhận ra xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất. Sự tương đồng giữa xuân hết – tôi mất, sự tương phản giữ lòng tôi rông – lượng đời cứ chật đã đồng thời thể hiện niềm khao khát được sống trong tuổi trẻ và nỗi xót xa trước sự ngắn ngủi, hữu hạn của đời người. 2.2. Những cảm nhận mới mẻ về thời gian đã dẫn tới những bâng khuâng, nuối tiếc trong không gian. Còn đất trời, nhưng chẳng còn tôi mãi Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời Trời đất vĩnh hằng, đời người hữu hạn, hình dung về một thế giới chẳng còn tôi khiến thi nhân đau đớn, tiếc nuối. Sự tiếc nuối khiến ông cảm thấy Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi. Thời gian được cảm nhận bằng cả khứu giác để thấy mùi li biệt, vị giác để nhận ra vị chia phôi, cả thị gác khi liên tưởng đến những giọt lệ buồn khi mỗi khoảnh khắc vừa đến trong hiện tại lập tức bị đẩy vào quá khứ không thể lấy lại, dòng thời gian vì thế mà đẫm hương vị của chia lìa, mất mát. Sự trôi chảy của thời gian cũng là sự mất dần của thời gian đem tới những nỗi đau trong không gian vì mỗi sự vật đang lặng lẽ, ngậm ngùi tiễn biệt một phần đời của mình, chia li với tuổi trẻ và cuối cùng là sự sống của mình, sự chia li tất yếu không thể cưỡng lại. Quan niệm ấy khiến Xuân Diệu cảm thấy như cả đất trời, thiên nhiên, núi sông, cây cỏ đều than thầm tiễn biệt, đều xót xa, tiếc uuối, đều sợ hãi trước những chia li, héo úa, tàn phai. Hình ảnh cuộc đời tràn đầy hương thơm, màu sắc, âm thanh và niềm vui sống ở đoạn đầu đã thay bằng những chia phôi buồn thảm ở đoạn 2: cơn gió lo âu thì thào và hờn giận vì phải bay đi, chim chóc đang rộn ràng bỗng im bặt tiếng hót, cuộc sống đang náo nức bỗng chốc thảng thốt ngưng lặng vì nghĩ tới độ phai tàn sắp sửa. Hai câu cuối đã đúc kết cả cảm xúc và giải pháp của nhà thơ khi thể hiện tuyên ngôn sống của mình: Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa… Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm. Điệp ngữ “chẳng bao giờ” khiến câu trên là một lời than tiếc nuối, tựa như tiếng nức nở, nghẹn ngào vì sự xuân bất tái lai, vì sự chia phôi với thời gian tuổi trẻ, với mỗi khoảnh khắc quý giá không thể lấy lại trong cuộc đời. Ngay sau đó là một giải pháp: mau đi thôi! cấu trúc câu cầu khiến mang sắc thái giục giã, cuống quýt rất quen thuộc của Xuân Diệu đã chỉ ra cách để thi nhân tận hưởng cao nhất cuộc sống – đó là sống nhiệt tình, sôi nổi, say mê, sống hết mình với đời, với người, sống vội vàng, gấp gáp khi Mùa chưa ngả chiều hôm, khi còn đang ở trong mùa xuân, trong tuổi trẻ. Mùa và chiều hôm là hai khái niệm khi thời gian không cùng một hệ thống nhưng chính độ chênh giữa thời gian của một năm với thời gian một ngày đã làm đậm thêm sự gấp gáp của một nhà thơ luôn sợ thiếu thời gian. Khi không thể tắt nắng hay buộc gió thì chỉ còn cách vội vã tận hưởng hương sắc cuộc đời khi còn có thể, khi màu chưa kịp nhạt, hương chưa kịp bay. Quan niệm ấy luôn xuất hiện trong thơ ông, từ những câu thơ sôi nổi, mạnh mẽ: Mau lên chứ, vội vàng lên mấy chứ! đến những câu thơ thấm đẫm âu lo: Gấp đi em, anh rất sợ ngày mai; Đời trôi chảy, lòng ta không vĩnh viễn… => Đoạn thơ với kết cấu trùng điệp, với giong điệu gấp gáp đã thể hiện những quan niệm mới mẻ của Xuân Diệu về thời gian và tuổi trẻ, đưa ra những triết lí nhân sinh tích cực, mạnh mẽ của một trái tim tha thiết yêu đời. Những quan niệm triết lý cùng cách cảm nhận về thời gian và tuổi trẻ ấy đã góp phần khẳng định giá trị cái Tôi cá nhân của con người trong thời đại mới – những con người không chấp nhận cách sống vô nghĩa, mờ nhạt trong quỹ thời gian hữu hạn của đời mình.
3.1. Nhận xét về vị trí đoạn thơ trong cấu tứ chung của bài thơ Bài thơ có thể coi là một áng chính luận – trừ tình trong đó quan niệm sống của Xuân Diệu được thể hiện vừa khúc triết, chặt chẽ, vừa rạo rực, đắm say. Theo cấu tứ của bài thơ, có thể nhận ra hệ thống quan niệm nhân sinh tiến bộ của Xuân Diệu: cuộc sống mới nơi trần thế như một bữa tiệc lớn với vẻ đẹp mơn mởn, non tơ, tràn đầy nhựa sống. Con người sinh ra là để say đăm tận hưởng hương sắc cuộc đời, vậy mà đời người lại quá ngắn ngủi, thời gian sống của mỗi con người trôi theo dòng tuyến tính, một đi không trở lại. Nội dung trên đã được thể hiện trong hai đoạn 1 và 2 của bài thơ. Khi không thể tắt nắng hay buộc gió, không thể cất giữ hương sắc cuộc đời, cũng không thể kéo dài quỹ thời gian hạn hẹp của đời người, vậy con nguời chỉ có một cách duy nhất là phải sống vội vàng, sống toàn thân, toàn ý, toàn hồn, đó chính là sự trả lời cho câu hỏi thứ nhất đặt ra trong áng chính luận – trữ tình khúc chiết mà say đắm này: Vì sao phải sống vội vàng? Phải sống mãnh liệt và say mê, sống có ý nghĩa đến từng phút giây, khoảnh khắc để được tận hưởng nhiều nhất trong quỹ thời gian ngắn ngủi, để cuộc đời trôi qua không vô nghĩa, phí hoài. Đây cũng là câu trả lời cho vấn đề thứ hai đặt ra trong doạn cuối của bài thơ: Sống vội vàng là sống như thế nào? 3.2. Nội dung cảm xúc của doạn thơ Câu thơ mở đầu đoạn chỉ có 3 chữ “Ta muốn ôm” như để gây một ấn tượng mạnh về ý muốn được tận hưởng cuộc sống. Đại từ “tôi” trong 4 câu thơ đầu bộc lộ ý muốn chủ quan của một cá nhân đơn lẻ đã chuyển thành đại từ “ta” như thể hiện những tuyên bố lớn lao, mạnh mẽ của con người khi đối diện với cuộc sống. Câu thơ còn mang giá trị tạo hình khi gợi hình ảnh một con người với tầm vóc lớn lao đang đứng giữa cõi trần gian, giang rộng vòng tay mong ôm trọn vẹn những cảnh sắc quyến rũ nơi trần thế. Tu thế lơn lao và tâm thế khao khát ấy đã xác định hình tượng chủ thể trữ tình và cảm hứng chủ đạo của đoạn thơ và cả bài thơ, đó là cái tôi ham sống, ham hưởng thụ và khao khát hưởng thụ triệt để. Ham muốn mãnh liệt ấy đã được thể hiện sinh động trong tám câu thơ sau đó. Câu thơ “cả sự sông mới bắt đầu mơn mởn” là bổi ngữ nghệ thuật cho niềm khao khát trong câu mở đầu đoạn. Tác gỉa “muốn ôm” , nhưng không phải một sự sống đơn lẻ mà là cả sự sống – một sự thâu tóm, ôm trùm, chiếm lĩnh trọn vẹn đến tham lam, ham hố, không muốn bỏ sót bất cứ điều gì. Niềm khao khát ấy hướng về cuộc sống trong những trạng thái mới mẻ, non tơ, tinh khôi, trinh bạch và nhất là tràn đầy nhựa sống. Từ láy mơn mởn đã khiến vẻ đẹp trìu tượng của cuộc sống hiện ra cụ thể, sống động, là nguyên nhân cho niềm say mê khao khát. Sau câu thơ ít nhiều còn mang tính khái quát về sự sống, nhà thơ bày ra trước mắt một bức tranh đời tuyệt diệu, quyến rũ vô cùng. Trong bức tranh ấy, cảnh vật phong phú, đa dạng khi biến ảo vô hình như mây và gió, khi hữu hình, tươi tắn như cây cỏ, khi mênh mang như non nước, khi xinh xắn như bướm hoa… tát cả đều tràn đầy hương thơm và ánh sáng để làm nen một xuân hồng đầy thanh sắc. Chúng vừa như trong tầm tay, lại vừa như ngoài tầm tay khiến thi sĩ vừa như có thể, lại vừa như không thể, cảm giác ấy khiến người càng ham hố, cuống quýt, muốn vồ vập cả những cái hữu hình hữu thể, cả những cái vô hình vô thể, cả hữu hạn lẫn vô biên, khát thèm tận hưởng, tiếc rẻ không muốn bỏ sót dù chỉ một chút hương thơm hay ánh sáng trong bữa tiệc trần gian. Cảnh vật cũng đều được nhìn trong ánh mắt say mê của một trái tim yêu, được soi chiếu qua lăng kính của tình yêu, vì thế mà thật tình tứ và quyến rũ. Mây không bay, không trôi, không bồng bềnh, uể oải mà là mưa đưa mây rạo rực, gió không thổi mà là gió lượn duyên dáng, cánh bướm say trong tình yêu, thậm chí cỏ cũng là cỏ rạng, cũng như sáng bừng, rạng rỡ và tươi tắn. Cả đoạn thơ là niềm khao khát, đam mê của một trái tim tha thiết yêu đời, là triết lý sống tích cực của một con người đang vội vàng tận hưởng vẻ đẹp của cuộc sống ngay giữ thời tươi của tuổi trẻ tình yêu. 3.3. Nghệ thuật thể hiện đặc sắc 3.3.1. Để thể hiện niềm khao khát, đam mê của một trái tim tha thiết yêu đời, là triết lí sống tích cực của một con người đang vội vàng tận hưởng vẻ đẹp của cuộc sống ngay giữa thời tươi của tuổi trẻ và tình yêu 3.3.Nghệ thuật thể hiện đặc sắc 3.3.1. Để thể hiện niềm khao khát vội vàng tận hưởng, dể tái hiện cơn lũ cảm xúc ào ạt trào dâng, không gì hiệu quả bằng việc dùng phép lặp, phép trùng điệp Điệp ngữ ta muốn lặp lại tới 5 lần, những điệp từ và, cho… lặp lại nhiều lần trong đoạn, thậm chí trong câu… đã tạo ra một tiết tấu gấp gáp, vội vã, một giọng điệu sôi nổi, dồn dập, bộc lộ niềm khao khát dâng trào và sự vồ vập bồng bột không thể giấu che, kìm nén. Và nếu điệp ngữ tôi muốn trong khổ đầu mang sắc thái van lơn khẩn khoản mà bất lực thì điệp ngữ ta muốn ở đoạn này lại như lời tuyên bố dõng dạc, mạnh mẽ, kiên quyết tới cuồng nhiệt của niềm yêu và khát khao chiếm lĩnh. Điệp từ và trong câu thơ Và non nước, và cây, và cỏ rạng có sắc thái biểu cảm đặc sắc. Trong một câu ghép đẳng lập có nhiều vế, từ và chỉ xuất hiện ở vế cuối cùng. Trong câu thơ này, từ và xuất hiện tơi ba lần ở cả 3 vế câu, nó vừa gợi sự thừa thãi, giàu có trong bữa tiệc trần gian sang trọng và cám dỗ, vừa thể hiện nỗi khát thèm tham lam vô hạn độ của thi nhân; cuộc sống đẹp đẽ và vô hạn nên thâu nhận, vồ vập bao nhiêu cũng cảm thấy vẫn còn bỏ phí, vẫn tháy như ít ỏi, còn muốn nhân thêm, hưởng thêm… Hiện tượng lặp không mấy khi có ở những câu thơ cổ điển hàm xúc, nay đã phát huy cao độ khả năng biểu hiện niềm khát sống thèm yêu mãnh liệt của thiên nhiên hiện đại. Điệp từ cho đi kèm với những từ láy chếnh choáng, no nê, đã đầy… đã diễn tả cảm giác tận hưởng tới mạn nguyện. Thi nhân như cánh bướm với tình yêu hut mật ngọt của đời, say đắm, đê mê, nghiêng ngả trong thanh sắc của thời tươi. Hệ thống điệp từ, điệp ngữ, điệp cú pháp trong đoạn thơ đã giúp Xuân Diệu thể hiện nỗi khát thèm ham hố, sự cuống quýt, hối hả muốn nhanh chóng thâu nhận cả sự sống vô biên trong vòng tay. 3.3.2 Cùng với phép trùng điệp là phép tăng tiến, nó vừa tránh cho đoạn thơ cảm giác đơn điệu, vừa tạo ra một cơn lũ ngôn từ đưa những cảm xúc nồng nàn của thi nhân lên tới đỉnh điểm, Sự tăng tiến này thể hiện rõ nhất ở hệ thông động từ biểu hiện niềm khao khát tận hưởng cuộc đời của thi nhân. Lúc đầu, thi nhân muốn dang rộng vòng tay cùng lời tuyên bố: Ta muốn ôm!; Sau vòng ôm mạnh mẽ, cuồng nhiệt hơn trong riết rồi đê mê, đắm đuối khi muốn say cánh bướm với tình yêu, để khao khát dâng trào qua từ thâu như muốn chiếm lĩnh tuyệt đối, trọn vẹn khiến non nước với cỏ cây như không còn là những thực thể bên ngoài mà hòa nhập tận độ trong cả tâm hồn và thể xác. Xúc cảm tình yêu và khao khát tận hưởng lên tới tột cùng trong câu cuối: Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi! Cắn là động thái mạnh nhất trong hệ thống từ tăng tiến, nó đưa nhà thơ lên tới đỉnh điểm hạnh phúc khiên cho sự tận hưởng cuộc đời của thi nhân mang đậm sắc thái nhục cảm đầy cám dỗ. 3.3.3. Giúp nhà thơ thể hiện vẻ đẹp cuộc đời cùng điệu sống vội vàng cuống quýt của niềm yêu đời còn có nghệ thuật chuyển đổi cảm giác, một thủ pháp nghệ thuật quen thuộc của thơ tượng trưng. Đây là cách dùng cảm nhận của giác quan này thay thế cho cảm nhận của giác quan khác, thường giúp nhà thơ hữu hình hóa, cụ thể hóa những đối tượng vô hình, trìu tượng. Chính nhờ thủ pháp này mà sự sống vốn trìu tượng đã hiện ra mơn mởn, non to như một cây đời tràn đầy nhựa sống, và sự sống vốn vô biên, vô hạn như được thu vào vòng tay ôm của thi sĩ, vòng ôm đã được nới rộng vô biên bởi những ham muốn vô biên. Cũng vì thế, mây và gió vốn là những ảo thể, vô thể, biến đổi linh diệu và luôn vụt thoát khỏi tầm tay, con mắt con người nay trở nên hữu hình, cụ thể và thật gọi cảm, tình tứ trong hình ảnh mây đưa gió lượn. Trong câu kết, niềm ham muốn vô hạn độ của thi sĩ cũng được biểu hiện qua nghệ thuật chuyển đổi cảm giác với từ cắn trong tiếng gọi tha thiết :” Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vao ngươi!, Xuân Diệu đã biến cái vô hình thành hữu hình, cái trìu tượng thành cụ thể, những ảo thể vô thể thành vật đầy cám dỗ trong niềm khao khát nồng cháy của thi nhân. Khi ấy, mùa xuân không còn là một khái niệm trìu tượng chỉ thời gian mà trở thành xuân hồng với sắc tươi thăm, ngọt ngào, sự căng tràn quyến rũ, khơi gợi cảm xúc say mê và niềm khao khát chiếm lĩnh. Đọn thơ là một mạch cảm xúc ào ạt trào dâng trong đó cơn lũ ngôn từ tái hiện cơn lũ cảm xúc. Cảm xúc thơ cứ từng bước đẩy lên tới cao trào trong đó ý thơ không thay đổi chỉ có cảm xúc tăng tiến khiến cho câu mở đoạn mới đưa ra niềm khao khát thì tới câu kết, niềm khao khát đã được đẩy tới tột đỉnh, thể hiện rõ nhất triết lí sống tích cực của tác giả Vội vàng; Đó là sống mạnh mẽ, đam mê để có thể tận hưởng nhanh nhất nhiều nhất hương sắc cuộc đời ngay giữa thời tươi của tuổi trẻ. III. KẾT LUẬN Bài thơ thể hiện rõ nhất những đặc sắc của thơ Xuân Diệu trong cả nội dung cảm hứng và hình thức thể hiện. Thông qua những phép điệp tạo âm hưởng thơ dồn dập, phấn khích qua những ẩn dụ chuyển đổi cảm giác với khả năng biến cái không thể thành có thể trong khao khát đam mê qua những hình tượng ngôn từ chứa chan cảm xúc, qua mạch thơ chính luận – trữ tình vừa say đắm vừa chặt chẽ, logic, nhà thơ đã thể hiện những xúc cảm và suy ngẫm mới mẻ, thuyết phục về triết lí sống vội vàng- triết li sống tích cực, mạnh mẽ,bộc lộn rõ nhất không chỉ niềm yêu đời mà còn là ý thức sâu sắc về giá trị sự sống của mỗi cá nhân trong cuộc đời. Nguồn: Tài liệu luyện thi Ngữ văn 12 Phần I. Đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Em là ai ? Cô gái hay nàng tiên Thịt da em hay là sắt là đồng ? Cho tôi hôn bàn chán em lạnh ngắt Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung Ôi trái tim em trái tim vĩ đại Còn một giọt máu tươi còn đập mãi Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người! (Người con gái Việt Nam, Tố Hữu, Gió lộng, NXB Văn học, 1961) Câu 1: Đoạn trích trên được sáng tác vào giai đoạn văn học nào? Câu 2: Hình tượng nhân vật trung tâm của đoạn thơ là ai? Hình tượng nhân vật ấy được tác giả thế hiện với thái độ gì? Câu 3: Anh (chị) hãy chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở đoạn thơ đầu. Câu 4: Trong khoảng từ 5 – 7 dòng, trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn đề lẽ sống của tuối trẻ được đặt ra trong khổ thơ cuối cùng của đoạn trích . Phần II. Làm văn (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về bài học mà người cha muốn nói với con trong bài thơ sau: Chẳng ai muốn làm hành khất Tội trời đày ở nhân gian Con không được cười giễu họ Dù họ hôi hám úa tàn Nhà mình sát đường họ đến Có cho thì có là bao Con phải răn dạy nó đi Nếu không thì con đem bán Mình tạm gọi là no ấm Ai biết cơ trời vần xoay Lòng tốt gửi vào thiên hạ Biết đâu nuôi bố sau này… (Dặn con, Trần Nhuận Minh) Câu 2 (5 điểm): Có ý kiến cho rằng: Sông Hương là bản tình ca ca ngợi về thiên nhiên và văn hóa xứ Huế. Qua phân tích tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường), hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. |
THẦY KHƯƠNG TRÊN FACEBOOK
|