Phân tích, cảm nhận đoạn trích “Trong lòng mẹ” (Nguyên Hồng)TRONG LÒNG MẸ (Trích Những ngày thơ ấu) Nguyên Hồng
Trong lòng mẹ là chương thứ IV của tác phẩm Những ngày thơ ấu (gồm 9 chương), tập hồi kí về tuổi thơ ít niềm vui, nhiều cay đắng của tác giả.
Những ngày thơ ấu được trích đăng trên báo năm 1938, in thành sách lần đầu năm 1940. Đó là tập hồi kí ghi lại những năm tháng tuổi thơ của chính Nguyên Hồng, mỗi chương là một kỉ niệm sâu sắc của nhà văn về thời thơ ấu với nhiều đau buồn, tủi cực. Khi đã trưởng thành, cảnh ngộ và tâm sự riêng tư của chính mình không chỉ được Nguyên Hồng kể lại, thuật lại mà như đang sống lại những ngày thơ ấu của mình – một đứa bé côi cút cùng khổ.
Bé Hồng mồ côi cha, mẹ lại đi bước nữa và phải sống tha phương cầu thực. Hồng cùng em Quế ở với gia đình họ nội, nhưng người cô độc ác luôn tìm cách gièm pha, nói xấu mẹ em. Người cô cố ý gieo rắc vào đầu óc non nớt của đứa cháu những hoài nghi để li gián tình mẹ con, để Hồng khinh miệt và ruồng rẫy mẹ. Nhưng bé Hồng hiểu được mục đích của người cô, nghe người cô nói xấu mẹ mình, em đau đớn không thể nào kể xiết, lúc thì lòng thắt lại, khóe mắt cay cay, lúc thì nước mắt ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa ở cằm và ở cổ. Thương mẹ, bé Hồng càng căm tức những hủ tục phong kiến đã đày đọa mẹ. Qua bao đau thương, tủi cực, bé Hồng vẫn giành cho mẹ tình cảm thiết tha và tin rằng mẹ mình sẽ trở về. Cuối cùng, Hồng cũng được gặp lại mẹ sau bao ngày xa cách. Đến ngày giỗ đầu của chồng, mẹ bé Hồng đã trở về. Vừa thoáng thấy người ngồi trong xe kéo giống mẹ, cậu bé đã chạy theo gọi bối rối : Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ ơi!, rồi khóc nức nở khi được mẹ xoa đầu, hỏi thăm. Hai mẹ con gặp lại nhau mừng mừng, tủi tủi. Bé Hồng hạnh phúc được ở trong lòng mẹ, được sống lại những giây phút của tình mẫu tử êm dịu, ngọt ngào.
Đoạn trích Trong lòng mẹ có thể chia 3 phần: + Giới thiệu về cảnh ngộ của cậu bé Hồng (từ đầu đến cách đó) + Cuộc nói chuyện của bé Hồng và bà cô (tiếp theo đến đến chứ) + Bé Hồng gặp lại và sống trong lòng mẹ (còn lại).
– Nội dung: Trong lòng mẹ là đoạn hồi kí cảm động về nỗi cay đắng của bé Hồng và tình yêu thương tha thiết, cháy bỏng mà chú dành cho người mẹ đáng thương. – Nghệ thuật: chương truyện như một bài thơ trữ tình về tình mẫu tử thiết tha với lời văn mềm mại, giàu hình ảnh, chứa chan cảm xúc.
Để viết lên những trang văn lấp lánh và lay động lòng người, Nguyên Hồng từng tâm sự ông đã đi sâu vào những cảnh khổ đau thương của mọi kiếp người. Nhưng chính ông cũng là một kiếp người sống trong những cảnh khổ đau thương của một tuổi thơ ít niềm vui nhiều cay đắng. Bởi thế hồi kí Những ngày thơ ấu được viết nên, tự nó đã thiết tha, chân thành, đầy xúc động. – Trong lòng mẹ (trích chương IV của tập hồi kí) có thể xem là chương hay nhất của tác phẩm. Đó là những trang văn ngân lên giai điệu ngọt ngào, tha thiết của tình mẫu tử giản dị mà thiêng liêng, bất diệt. Tình cảm ấy được biểu hiện từ nhiều cung bậc khác nhau nhưng đều dạt dào cảm xúc của người con yêu mẹ: có khi là nỗi xót xa tủi cực vì nghe người cô gièm pha nói xấu mẹ, là niểm căm uất khôn nguôi đối với những hủ tục phong kiến đã đày đọa mẹ, có lúc là niềm hạnh phúc vô biên khi gặp lại và sống trong lòng người mẹ mà chú mong chờ mỏi mắt.
Hồng là một chú bé có tuổi thơ bất hạnh, cha đã qua đời, mẹ chú bất đắc dĩ phải tha phương cầu thực. Đáng thương thay chú phải sống với người cô luôn tìm cách gièm pha, nói xấu mẹ chú, để chú khinh miệt và ruồng rẫy mẹ. Người cô nói chuyện với bé Hồng về mẹ thực chất là để dò xét tình cảm của bé Hồng với mẹ, để “gieo rắc” vào đầu óc Hồng những hoài nghi, khinh miệt mẹ. Dù chú bé Hồng đã tìm cách kìm nén tình cảm, đã cố gắng chịu đựng, bà ta vẫn không dừng lại, vẫn lách sâu vào nỗi đau của Hồng, để chú phải khóc, nước mắt ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa, đầm đìa ở cằm và ở cổ, thậm chí chú đau đớn, xót xa cười dài trong tiếng khóc. Tiếng cười hòa lẫn trong tiếng khóc thể hiện rõ bé Hồng đã phải chịu đựng quá nhiều điều tủi cực, không thể nói thành lời. Nỗi đau ấy càng tăng lên bội phần khi chú nghĩ về mẹ, xót thương cho mẹ.
Sống với người cô thiếu tình thương và luôn tìm cách gièm pha, nói xấu người mẹ đáng thương của chú nhưng không vì thế mà Hồng không còn yêu thương mẹ. Khi người cô giả vờ ân cần hỏi chú có muốn vào Thanh Hóa thăm mẹ không chú đã toan trả lời có bởi trong sâu thẳm trái tim chú rất nhớ và mong gặp lại mẹ. Nhưng nhận ra những ý nghĩa cay độc trong giọng nói và nét mặt khi cười rất kịch của cô, chú đã trả lời: Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về. Câu trả lời của Hồng thể hiện niềm tin yêu chan chứa và hi vọng vào mẹ. Khi người cô nhắc đến việc mẹ chú sinh em bé với người khác, chú đã hết sức cảm thông với mẹ, chú biết mẹ khổ, mẹ bị gia đình nội ghét bỏ, bị hủ tục phong kiến đày đọa nhưng càng biết chú càng thương mẹ: Nhưng không phải vì thấy mợ tôi chưa đoạn tang thầy tôi mà đã chửa đẻ với người khác mà tôi có những cảm giác đau đớn ấy. Chỉ vì tôi thương mẹ tôi và căm tức vì sao mẹ tôi lại vì sợ hãi những phong kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi, để sinh nở một cách giấu diếm. Chú đã khóc vì thương mẹ, đau đớn khi mẹ phải chịu quá nhiều bất hạnh, bị xã hội đẩy đến đường cùng, phải từ bỏ hai đứa con thơ và sinh nở một cách giấu giếm. Thình yêu thương đối với mẹ được Hồng nâng niu, gìn giữ như báu vật của riêng mình, không để những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến. Tình cảm đó tự nhiên, giản dị chân thành, không cần bất cứ sự “nuôi dưỡng” nào: Mặc dù non một năm ròng, mẹ không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà. Cũng vì yêu thương mẹ mà chú căm tức những hủ tục phong kiến đã đày đọa mẹ: Giá những hổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết định vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.
Tình cảm của bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh không chỉ được thể hiện ở phản ứng tâm lí khi nói chuyện với người cô mà còn được thể hiện sâu sắc ở cảm giác sung sướng cực điểm của chú khi gặp lại và nằm trong lòng người mẹ mà chú mong chờ mỏi mắt. Trên đường đi học về thoáng thấy bóng mẹ, Hồng đã chyaj theo gọi bối rối: Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ ơi… Điều đó chứng tỏ hình ảnh mẹ luôn thường trực trong ý nghĩ, trong cảm xúc của chú. Khao khát được gặp lại mẹ mạnh mẽ, cháy bỏng như người bộ hành trên sa mạc cần dòng nước mát. Tiếng gọi mẹ tha thiết đã được thốt lên từ tấm lòng một người con yêu mẹ, luôn nhớ mẹ. Đặc biệt, khi mẹ kéo tay, xoa đầu thì chú òa lên khóc và cứ thế nức nở. Đó là những dòng nước mắt dỗi hờn mà hạnh phúc, tức tởi mà mãn nguyện của đứa con được gặp lại mẹ sau bao ngày xa cách và mong nhớ. Ngồi trong lòng mẹ, chú hạnh phúc say sưa đắm mình trong tình mẫu tử thiêng liêng. Chú thấy mẹ vẫn đẹp như thuở còn sung túc và hiểu được niềm hạnh phúc của mẹ khi được ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình. Mọi giác quan của chú như căng mở để tận hưởng cảm giác của tình mẫu tử thấm thía, mơn man khắp da thịt. Những kỉ niệm dịu dàng và tình thương ấm áp, thiêng liêng khiến chú sung sướng đến xúc động, nghẹn ngào: Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng. Chú đắm mình trong những cảm giác vui sướng rạo rực, không mảy may nghĩ ngợi gì cả những lời nói cay độc của người cô cũng chìm đi trong dòng cảm xúc mơn man vừa giản dị, êm dịu, thiêng liêng thấm thía ấy. Từ những trải nghiệm tuổi thơ, nhà văn Nguyên Hồng đã viết nên những dòng văn tràn đầy cảm xúc về tình mẫu tử thiêng liêng cao cả. Có thể nói chương “Trong lòng mẹ” là “những rung động cực điểm của một linh hồn trẻ dại” (Thạch Lam) – cả rung động trước nỗi đau và rung động trong hạnh phúc. Nguồn: Sách “Học luyện Ngữ văn 8” – Chủ biên: TS. Nguyễn Quang Trung Phần I. Đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Em là ai ? Cô gái hay nàng tiên Thịt da em hay là sắt là đồng ? Cho tôi hôn bàn chán em lạnh ngắt Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung Ôi trái tim em trái tim vĩ đại Còn một giọt máu tươi còn đập mãi Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người! (Người con gái Việt Nam, Tố Hữu, Gió lộng, NXB Văn học, 1961) Câu 1: Đoạn trích trên được sáng tác vào giai đoạn văn học nào? Câu 2: Hình tượng nhân vật trung tâm của đoạn thơ là ai? Hình tượng nhân vật ấy được tác giả thế hiện với thái độ gì? Câu 3: Anh (chị) hãy chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở đoạn thơ đầu. Câu 4: Trong khoảng từ 5 – 7 dòng, trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn đề lẽ sống của tuối trẻ được đặt ra trong khổ thơ cuối cùng của đoạn trích . Phần II. Làm văn (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về bài học mà người cha muốn nói với con trong bài thơ sau: Chẳng ai muốn làm hành khất Tội trời đày ở nhân gian Con không được cười giễu họ Dù họ hôi hám úa tàn Nhà mình sát đường họ đến Có cho thì có là bao Con phải răn dạy nó đi Nếu không thì con đem bán Mình tạm gọi là no ấm Ai biết cơ trời vần xoay Lòng tốt gửi vào thiên hạ Biết đâu nuôi bố sau này… (Dặn con, Trần Nhuận Minh) Câu 2 (5 điểm): Có ý kiến cho rằng: Sông Hương là bản tình ca ca ngợi về thiên nhiên và văn hóa xứ Huế. Qua phân tích tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường), hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. |
THẦY KHƯƠNG TRÊN FACEBOOK
|