Phân tích, cảm nhận tác phẩm “Lão Hạc” (Nam Cao)LÃO HẠC Nam Cao
Lão Hạc là một trong những truyện ngắn xuất sắc viết về người nông dân của Nam Cao, đăng báo lần đầu năm 1943.
Lão Hạc sống cô đơn trong tuổi già. Vợ lão đã mất, anh con trai vì không có tiền cưới vợ đã phẫn chí bỏ đi làm phu đồn điền cao su biền biệt, chẳng có tin tức gì. Lão vẫn mang mặc cảm mình là người có lỗi vì không lo được hạnh phúc cho con. Lão Hạc chỉ có con chó vàng làm bạn, lão quý nó như đứa con cầu tự. Rồi lão Hạc trải qua trận ốm nặng kéo dài hơn 2 tháng, làng lại mất vé sợi, lão không có việc làm; vì thế lấy tiền đâu mà nuôi “cậu Vàng”, buộc lão phải bán “cậu Vàng” đi. Sau khi bán “cậu Vàng”, lão đã khóc và tâm sự với ông giáo. Lão nhờ ông giáo dữ hộ mảnh vườn cho cậu con trai, gửi lại 30 mươi đồng bạc cho hàng xóm lo ma chay. Lão xin Binh Tư một ít bả chó nói là để đánh bả con chó nhà nào cứ hay sang vườn nhà lão khiến cho Binh Tư và cả ông giáo đều hiểu lầm lão. Nhưng cuối cùng lão Hạc lại chết thật vật vã, dữ dội. Chỉ có ông giáo và Binh Tư mới hiểu được cái chết đau đớn và bất thình lình của lão. Ông giáo thầm hứa với lão Hạc sẽ giữ gìn và trao lại mảnh vườn khi con trai lão trở về.
Có thể chia văn bản thành các phần: – Tình cảnh của lão Hạc. – Diễn biến tâm trạng của lão Hạc xung quanh việc bán cậu Vàng. – Cái chết của lão Hạc.
– Nội dung: Từ câu chuyện về cuộc đời lão Hạc, Nam Cao đã thể hiện chân thực và cảm động số phận đâu thương của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý tiềm tàng của họ. Đồng thời chuyện cũng cho thấy tấm lòng yêu thương, trân trọng của Nam Cao đối với người nông dân. – Nghệ thuật: Truyện ngắn thể hiện tài năng nghệ thuật xuất sắc của nhà văn Nam Cao, đặc biệt trong việc miêu tả tâm lí nhân vật; cách kể chuyện giản dị, tự nhiên; giọng điệu đa dạng, linh hoạt.
Lão Hạc có thể xem là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của Nam Cao về đề tài của người nông dân trước cách mạng. Tác phẩm viết vể một lão nông: sống thì âm thầm, nghèo đói, cô đơn; chết thì bất ngờ, đau đớn, vật vã, mà đẻ lại cho người đọc biết bao ám ảnh, khiến người đọc cứ mãi day dứt: Những người sống quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ…
Lão Hạc có thể xem là nhân vật đẹp nhất trong đời văn Nam Cao. Bởi lão nông còm cõi, xơ xác, chịu nhiều đau thương và bất hạnh này chưa bao giờ vì hoàn cảnh mà tha hóa hay thay đổi bản chất tốt đẹp, lương thiện của mình. Dường như trong cái khổ nhân cách lão càng đẹp, càng sáng ngời khiến ta chân trọng và cảm phục. Đúng là: Con người đó không chỉ khổ mà còn rất đẹp. (Quê Hương)
Đọc truyện Lão Hạc, ta thấy rõ Lão Hạc, một lão nông quay quắt trong vòng quay của đói nghèo và cô quạnh. Cả cuộc đời lão là một chuỗi dài của khổ đau và bất hạnh: vợ chết sớm, lão sống cảnh gà trống nuôi con. Khi trưởng thành, do không cuới được vợ, con trai lão phẫn uất bỏ nhà đi đồn điền cao su. Lão đau đớn xót xa, nhìn con ra đi: tôi chỉ còn biết khóc, chứ còn biết làm sao được nữa. Cô đơn trong tuổi già, lão chỉ biết làm bạn với “cậu Vàng” – kỉ vật người con trai để lại. nhưng rồi mất mùa, đói kém, ốm đau, lão lâm vào đường và phải đi đến một quyết định quan trọng: bán cậu Vàng. Vậy là, bên cạnh nỗi khổ về vật chất, lão lại mang thêm nỗi khổ tinh thần; bởi với lão, cậu Vàng vô cùng quan trọng cậu Vàng không chỉ là kỉ vật mà anh con trai để lại mà còn như một thành viên trong gia đình, một người bạn, một điểm tựa trong tuổi già cô đơn của lão. Vậy là lão không thể giữ lại kỉ vật của con, không còn điểm tựa duy nhất. Lão phải tự hủy diệt niềm vui, niềm an ủi trong cuộc đời khốn khó của mình. Bán “cậu Vàng”, lão rơi vào ân hận, đau đớn, rằn vặt, lên án chính mình: tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi lỡ tâm lừa nó! Thật đáng thương khi lão phải từ bỏ niềm vui, điểm tựa để rơi vào đau khổ, cô đơn. Cái chết của lão ở cuối chuyện – như một sự tự giải thoát cho chính mình nhưng để lại sự ám ảnh cho mọi người. hình ảnh Lão Hạc chết trong đau đớn, vật vã, dữ dội, phản ánh số phận bi thảm của người nông dân Việt Nam trong xã hội cũ: Sống mòn, chết thảm, chết thể xác, chết tinh thần.
Nhà văn Nam Cao đã khéo léo đặt lão Hạc trong nhiều mối quan hệ, toàn là những con người thật gần gũi ngay cạnh lão trong cuộc sống hằng ngày và ngay cả con chó Vàng của lão. Nhưng từ các mối quan hệ đó, nhân phẩm lão Hạc hiện lên sáng rõ, cụ thể, chân thực và khách quan hơn. Trong mối quan hệ với cậu Vàng, ta nhận ra tâm hồn một con người trong sang, nặng tình nghĩa, thủy chung. Lão chăm sóc, yêu thương cậu Vàng như một thành viên trong gia đình lão (lão coi nó như một đứa con và chăm chút như một đứa cháu nội). Ranh giới phân định giữa người và vật bị xóa bỏ. Những cuộc trò chuyện, những cử chỉ âu yếm, chăm chút của lão với cậu Vàng thể hiện một tấm lòng dịu dàng nhân hậu. Khi bán cậu Vàng đi, lão rơi vào bi kịch tinh thần đau đớn. Cái cảm giác đau vì chót lừa một con chó, những giọt nước mắt chân thành như trẻ nhỏ chỉ có ở một tâm hồn trong sáng, lương thiện. Cái cảm giác con chó như đang trách cứ mình, nỗi giằng xé, ân hận về việc đã bán nó đi chỉ có ở con người nặng tình nặng nghĩa, thủy chung nhất mực. Lão không thể tha thức cho chính mình bởi đã lừa con chó trung thành của lão và lão đã chọn cái chết đau đớn, dữ dội, vật vã như chính cái chết của một con chó như để thanh minh, chuộc tội trước con chó vàng của lão và cũng là để tự trách phạt mình. Trên đời này có rất nhiều cách chết nhưng lão chỉ chọn duy nhất cách chết ấy – đánh bả chính mình. Hành động đó càng chứng tỏ tình chung thực, lòng tự trọng đáng quý ở lão Hạc. Lão Hạc còn là câu truyện cảm động về tình phụ tử thiêng liêng, cao đẹp. Anh con trai- núm ruột duy nhất của lão vì phẫn chí mà bỏ đi đồn điền cao su để lão canh cánh bên lòng cái cảm giác có lỗi, có tội vì không lo được hạnh phúc cho con. Lão ngày đêm thương nhớ, lo lắng, mong ngóng con trở về. Mọi hành động của lão đều hướng về con. Dù đói kém dai dẳng, lão vẫn quyết không bán vườn mà gửi lại ông giáo để cho con bằng hình thức văn tự, để không ai dòm ngó được. Đặc biệt khi bị đặt vào tình thế phải lựa chọn sống thì sẽ ăn vào tài sản dành cho con hoặc chết thì sẽ giữ lại cho con tài sản, lão đã âm thầm chọn cái chết để chấm dứt tình trạng sống mòn, để giữ trọn tài sản – mảnh đất thiêng liêng cho con, vì thương con rất mực. Đó là một tình thương đầy lòng vị tha và đức hi sinh cao cả. Lão đã lựa chọn đạo lí chết trong còn hơn sống đục, chết để trọn đạo làm cha. Hành động của lão Hạc khiến ta bất ngờ nhưng cũng khiến ta ngỡ ngàng trước nhân cách sáng ngời của lão.
Người chứng kiến cuộc đời, số phận lão Hạc cũng là người khám phá được những nét đẹp của lão Hạc là ông giáo, người được lão Hạc tin tưởng để chia sẻ, giãi bày mọi nỗi niềm. Tuy nhiên thái độ của ông giáo đối với lão Hạc không thống nhất. Lúc đầu ông giáo chưa phải đã hiểu và cảm thông ngay được với lão /hạc. Khi nghe lão kể chuyện bán chó, ông giáo nghe với thái độ dửng dưng và so sáng với việc mình phải bán đi năm quyển sách. Phải đến khi chứng kiến nỗi đau vò xé tâm can lão Hạc sau khi bán cậu Vàng, ông giáo mới thấu hiểu và cảm thông với lão Hạc. Sau đó ông giáo lại hiểu nhầm về lão Hạc một lần nữa khi nghe Binh Tư kể chuyện lão Hạc đi xin bả chó. Nhưng khi được chứng kiến cái chết vật vã, đau đớn của lão Hạc, ông giáo mới vỡ lẽ ra tất cả. Qua nhân vật ông giáo, nhà văn Nam Cao đã thể hiện cái nhìn nhận con người đặc biệt là người nông dân rất sâu sắc và nhân đạo. Đối với con người, đặc biệt là người nông dân phải “cố tìm mà hiểu họ” để phát hiện những vẻ đẹp tiềm ẩn trong tâm hồn hj thường bị cái vẻ ngoài che phủ. Đồng thời phải nhìn nhận họ bằng đôi mắt của lòng tin, tình yêu thương, chân trọng, nâng niu những điều đáng quý của họ. Đó là cách sống, thái độ mang tính nhân đạo cao cả.
Đặc biệt tình tiết cuối, như một cái nút thắt đẩy diễn biến câu truyện lên đến đỉnh điểm: tình tiết ông giáo buồn vì nghe tin lão Hạc xin bả chó. Ông giáo buồn vì đời, vì người, vì một con người như lão Hạc, “… con người đáng quý bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày lại thêm đáng buồn…”. Nhưng rồi kết cục lại thật bất ngờ: lão Hạc xin bả chó là để cho chính lão. Cái chết vật vã, thê thảm của lõa Hạc đã làm nổi bật khía cạnh đáng kính trọng trong tâm hồn lão từ đó đã nâng cao niềm tin, niềm hi vọng của tác gải đang chán nản. “Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn”. (Phạm Hoàng Yến, in trong tạp chí Văn học và Tuổi trẻ, tập 19).
(Quê Hương, in trong Tiếng nói tri âm, tập I, NXB Trẻ TP. Hồ Chí Minh, 1996).
Với đứa con trai duy nhất, Nam Cao nhìn ra ở người cha xác xơ, còm cõi này một tình phụ tử nguyên sơ và vĩnh cửu. Không phải lão không biết quý trọng sinh mạng của mình. Tuy nhiên có một thứ lão còn quý hơn: ấy là đạo làm người, làm cha! Hoàn cảnh cùng cực ấy đẩy lão đến một sự lựa chọn nghiệt ngã: Muốn sống thì phải lỗi đạo làm cha (phải xâm phạm vào mảnh vườn – tài sản duy nhất đáng giá mà lão đêm ngày giữ gìn để bù trừ tạo lập cho giọt máu duy nhất mình để lại chơ vơ trên cõi đời này) còn để trọn đạo làm cha thì phải chết. Và lão đã quyên sinh. Cái chết của lão Hạc khiến ta đau đớn nhận ra tình phụ tử mộc mạc ấy mới thăm thẳm và mới thiêng liêng làm sao!”. (Chu Văn Sơn, in trong Tiếng nói tri ân, Sđd).
(Trương Văn Quang, in trong Nam Cao về tác giả và tác phẩm,vNXB Giáo dục, 1999).
(Nguyễn Thị Thanh Xuân, in trong Tiếng nói tri ân, Sđd) Nguồn: Sách “Học luyện Ngữ văn 8” – Chủ biên: TS. Nguyễn Quang Trung Phần I. Đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Em là ai ? Cô gái hay nàng tiên Thịt da em hay là sắt là đồng ? Cho tôi hôn bàn chán em lạnh ngắt Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung Ôi trái tim em trái tim vĩ đại Còn một giọt máu tươi còn đập mãi Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người! (Người con gái Việt Nam, Tố Hữu, Gió lộng, NXB Văn học, 1961) Câu 1: Đoạn trích trên được sáng tác vào giai đoạn văn học nào? Câu 2: Hình tượng nhân vật trung tâm của đoạn thơ là ai? Hình tượng nhân vật ấy được tác giả thế hiện với thái độ gì? Câu 3: Anh (chị) hãy chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở đoạn thơ đầu. Câu 4: Trong khoảng từ 5 – 7 dòng, trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn đề lẽ sống của tuối trẻ được đặt ra trong khổ thơ cuối cùng của đoạn trích . Phần II. Làm văn (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về bài học mà người cha muốn nói với con trong bài thơ sau: Chẳng ai muốn làm hành khất Tội trời đày ở nhân gian Con không được cười giễu họ Dù họ hôi hám úa tàn Nhà mình sát đường họ đến Có cho thì có là bao Con phải răn dạy nó đi Nếu không thì con đem bán Mình tạm gọi là no ấm Ai biết cơ trời vần xoay Lòng tốt gửi vào thiên hạ Biết đâu nuôi bố sau này… (Dặn con, Trần Nhuận Minh) Câu 2 (5 điểm): Có ý kiến cho rằng: Sông Hương là bản tình ca ca ngợi về thiên nhiên và văn hóa xứ Huế. Qua phân tích tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường), hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. |
THẦY KHƯƠNG TRÊN FACEBOOK
|