ôn luyện Tiếng Việt
Không có phản hồi
ĐỀ 37 I – 1. Tìm từ được lặp lại để liên kết các câu trong đoạn trích dưới đây : Công Uẩn tuy đã lớn, học hành giỏi giang nhưng vẫn không thay đổi cá tính. Hằng ngày, cậu thích chơi những trò mà người lớn cho là tinh nghịch. Một lần, Công Uẩn bị sư Vạn Hạnh phạt, trói suốt đêm nơi cửa chùa. Bị muỗi đốt không ngủ được, Công Uẩn tức cảnh đọc bốn câu thơ đầy khẩu khí. (Quốc Chấn)
Buổi sáng mùa xuân, phong cảnh thị xã vùng cao quê em thật tươi đẹp. …hồng rực vừa thức dậy ló ra khỏi ngọn cây. Ánh nắng… tỏa xuống mặt đất xua đi cái giá lạnh của đêm. Cảnh vật như bừng tỉnh,… sức sống. Những dãy núi đồi… dần dần hiện ra giữa màn sương mờ ảo. Trên những cành cây khẳng khiu, trơ trụi giờ đã chi chit những… . Xa xa, dòng sông Nậm La… như một dải lụa. Nước suối trong xanh in bóng mây trời. (Theo Nguyễn Hoàng Long) (tràn đầy, uốn lượn, trùng trùng điệp điệp, Ông mặt trời, lộc xanh, ban mai) II – Dòng sông mới điệu làm sao Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha Trưa về trời rộng bao la Áo xanh sông mặc như là mới may Chiều trôi thơ thẩn áng mây Cài lên màu áo hây hây ánh vàng. (Nguyễn Trọng Tạo – Dòng sông mặc áo) Trong đoạn thơ trên, màu sắc của dòng sông thay đổi trong ngày như thế nào ? III – Có những câu chuyện về lòng trung thực mà nhân vật chính là những người sống quanh em. Hãy kể cho các bạn về một câu chuyện như thế và nêu cảm nghĩ của em.
Phần I. Đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Em là ai ? Cô gái hay nàng tiên Thịt da em hay là sắt là đồng ? Cho tôi hôn bàn chán em lạnh ngắt Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung Ôi trái tim em trái tim vĩ đại Còn một giọt máu tươi còn đập mãi Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người! (Người con gái Việt Nam, Tố Hữu, Gió lộng, NXB Văn học, 1961) Câu 1: Đoạn trích trên được sáng tác vào giai đoạn văn học nào? Câu 2: Hình tượng nhân vật trung tâm của đoạn thơ là ai? Hình tượng nhân vật ấy được tác giả thế hiện với thái độ gì? Câu 3: Anh (chị) hãy chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở đoạn thơ đầu. Câu 4: Trong khoảng từ 5 – 7 dòng, trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn đề lẽ sống của tuối trẻ được đặt ra trong khổ thơ cuối cùng của đoạn trích . Phần II. Làm văn (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về bài học mà người cha muốn nói với con trong bài thơ sau: Chẳng ai muốn làm hành khất Tội trời đày ở nhân gian Con không được cười giễu họ Dù họ hôi hám úa tàn Nhà mình sát đường họ đến Có cho thì có là bao Con phải răn dạy nó đi Nếu không thì con đem bán Mình tạm gọi là no ấm Ai biết cơ trời vần xoay Lòng tốt gửi vào thiên hạ Biết đâu nuôi bố sau này… (Dặn con, Trần Nhuận Minh) Câu 2 (5 điểm): Có ý kiến cho rằng: Sông Hương là bản tình ca ca ngợi về thiên nhiên và văn hóa xứ Huế. Qua phân tích tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường), hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. |
THẦY KHƯƠNG TRÊN FACEBOOK
|