Đề ôn luyện Tiếng Việt
Không có phản hồi
ĐỀ 39 I – 1. Thay thế các từ in nghiêng trong đoạn trích dưới đây bằng đại từ hoặc từ ngữ đồng nghĩa thích hợp :
Ga-vrốt ngoài chiến lũy Ga-vrốt đã lấy một cái giỏ trong quán và ra khỏi chiến lũy. Ga-vrốt dốc vào miệng giỏ những chiếc bao đầy đạn của bọn lính chết gần chiến lũy. Ngoài đường, lửa khói mịt mù. Dưới màn khói, Ga-vrốt có thể tiến ra xa ngoài đường mà không ai trông thấy. Ga-vrốt dốc bảy, tám bao đạn đầu tiên không có gì nguy hiểm lắm. Ga-vrốt nằm xuống rồi lại đứng thẳng lên, rồi lại phốc ra, tới lui. Đạn bắn theo Ga-vrốt, Ga-vrốt nhanh hơn đạn. Ga-vrốt chơi trò ú tim với cái chết một cách thật ghê rợn. (Theo Huy-gô)
Con bìm bịp ¨ bằng cái giọng trầm và ấm ¨ báo hiệu mùa xuân đã tới ¨ cả khu đồi này đã rộn rãi hẳn lên ¨ mới hôm qua ¨ đi ngang qua đây ¨ tôi vẫn chỉ thấy con đường đất đỏ quen thuộc và những đám cỏ xác xơ ¨ thế mà sớm nay ¨ đột nhiên những bông hoa mua đầu mùa đã bật nở ¨ tím hồng như những ngọn đèn vui thấp thoáng trong làn sương ấm ¨ thế đó ¨ mùa xuân cứ mãi mãi là mùa của muôn sự tốt lành. (Vũ Tú Nam) II – Chim bay, chim sà Lúc tròn bụng sữa Đồng quê chan chứa Những lời chim ca
Bay cao bay vút Chim biến mất rồi Chỉ còn tiếng hót Làm xanh da trời (Huy Cận – Con chim chiền chiện) Hình ảnh cánh đồng quê trong hai khổ thơ trên đẹp như thế nào ? III – Mỗi con người càng đẹp, càng đáng quý hơn trong lao động : thầy, cô giáo đang giảng bài cho học sinh, bác sĩ đang khám bệnh cho bệnh nhân, cô bán hàng đang thoăn thoắt gói hàng cho khách, bác nông dân đang gặt lúa, cô công nhân vệ sinh đang quét dọn đường phố, chú thợ xây đang làm việc trên giàn giáo, chú công an giao thông đang đứng trên bục điều khiển xe cộ, bác nghệ nhân đang tinh tế chạm khắc trên từng thớ gỗ,… Em đã từng có dịp nhìn thấy một cô (chú, bác) đang làm việc, hãy tả lại.
Phần I. Đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Em là ai ? Cô gái hay nàng tiên Thịt da em hay là sắt là đồng ? Cho tôi hôn bàn chán em lạnh ngắt Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung Ôi trái tim em trái tim vĩ đại Còn một giọt máu tươi còn đập mãi Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người! (Người con gái Việt Nam, Tố Hữu, Gió lộng, NXB Văn học, 1961) Câu 1: Đoạn trích trên được sáng tác vào giai đoạn văn học nào? Câu 2: Hình tượng nhân vật trung tâm của đoạn thơ là ai? Hình tượng nhân vật ấy được tác giả thế hiện với thái độ gì? Câu 3: Anh (chị) hãy chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở đoạn thơ đầu. Câu 4: Trong khoảng từ 5 – 7 dòng, trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn đề lẽ sống của tuối trẻ được đặt ra trong khổ thơ cuối cùng của đoạn trích . Phần II. Làm văn (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về bài học mà người cha muốn nói với con trong bài thơ sau: Chẳng ai muốn làm hành khất Tội trời đày ở nhân gian Con không được cười giễu họ Dù họ hôi hám úa tàn Nhà mình sát đường họ đến Có cho thì có là bao Con phải răn dạy nó đi Nếu không thì con đem bán Mình tạm gọi là no ấm Ai biết cơ trời vần xoay Lòng tốt gửi vào thiên hạ Biết đâu nuôi bố sau này… (Dặn con, Trần Nhuận Minh) Câu 2 (5 điểm): Có ý kiến cho rằng: Sông Hương là bản tình ca ca ngợi về thiên nhiên và văn hóa xứ Huế. Qua phân tích tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường), hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. |
THẦY KHƯƠNG TRÊN FACEBOOK
|