Đề thi thử THPT Quốc Gia năm 2017 trường THPT Lương Tài số 2
Không có phản hồi
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)Đọc văn bản sau và trả lời các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4: Phan Anh là sao Việt hiếm hoi biết dùng trang cá nhân của mình để kêu gọi cộng đồng chung tay vào những việc nhân văn, có ý nghĩa. Đây được xem là “chuyện lạ” giữa showbiz tràn ngập những ngôi sao chỉ biết khoe thân, khoe của trên facebook. Trong một lần trả lời phông vấn, MC này đã chia sẻ về quan điểm sống của mình như sau: “Tôi cố gắng trở thành một người tốt, sống có tâm và có tình. Đó là 3 chữ T cần thiết. Còn trong các mối quan hệ xã hội nói chung thì tôi chọn 2 chữ T: tử tế”. Có lẽ chính vì quan điếm sống hết sức nhân văn trên mà Phan Anh là nghệ sĩ hiếm hoi ở Việt Nam gây dựng được uy tín cá nhân với cộng đồng. Những phát ngôn và hành động của anh hầu hết đều nhận được sự ủng hộ tích cực của xã hội. Chứng kiến hình ảnh xúc động về người dân miền Trung trong cơn bão lũ cuối tuần qua, MC Phan Anh đã lập tức bỏ ra 500 triệu đồng ủng hộ. Anh cũng kêu gọi cộng đồng hãy chung tay cùng mình để sẻ chia bớt những khó khăn, nhọc nhằn sau cơn lũ với người dân miền Trung. Sức mạnh lời kêu gọi của MC Phan Anh có hiệu ứng bất ngờ. Sau gần 1 ngày anh phát ra thông báo chung tay ủng hộ đồng bào miền Trung, tài khoản của MC này đã thu về gần 8 tỉ đồng. Tính đến trưa 18/10 thì con số đã vượt qua 10 tỉ. (Nguồn http://vietnamnet.vn/vn/giai-tri/the-gioi-sao/ly-giai-suc-hut-khung-khiep-cua-mc-phan-anh-334679.html 19/10/2016) Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản. Câu 2. Tại sao nói MC Phan Anh có quan điểm sống hết sức nhân văn? Câu 3. Trái ngược với phát ngôn và hành động của MC Phan Anh là hiện tượng gì xảy ra trong đời sống được nhắc đến trong văn bản? Nêu hậu quả của hiện tượng đó? Câu 4. Văn bản gửi gắm thông điệp gì? Phần II: Làm văn (7 điểm)Câu 1 (2,0 điểm): Suy nghĩ của Anh/chị về cái nhìn đối với người “tử tế” được gợi ra ở phần Đọc hiểu bằng đoạn văn khoảng 200 từ. Câu 2 (5,0 điểm): Cảm nhận về hình tượng thiên nhiên và con người Việt Bắc trong đoạn thơ sau: “Ta về, mình có nhớ ta Ta về, ta nhớ những hoa cùng người. Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao anh nắng dao gài thắt lưng. Ngày xuân hoa nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang. Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình Rừng thu trăng rọi hoà bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.” – Việt Bắc (Tố Hữu) ——— Hết ——— Họ tên thí sinh: …………………………………………… ; Số báo danh: …………..
Phần I. Đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Em là ai ? Cô gái hay nàng tiên Thịt da em hay là sắt là đồng ? Cho tôi hôn bàn chán em lạnh ngắt Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung Ôi trái tim em trái tim vĩ đại Còn một giọt máu tươi còn đập mãi Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người! (Người con gái Việt Nam, Tố Hữu, Gió lộng, NXB Văn học, 1961) Câu 1: Đoạn trích trên được sáng tác vào giai đoạn văn học nào? Câu 2: Hình tượng nhân vật trung tâm của đoạn thơ là ai? Hình tượng nhân vật ấy được tác giả thế hiện với thái độ gì? Câu 3: Anh (chị) hãy chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở đoạn thơ đầu. Câu 4: Trong khoảng từ 5 – 7 dòng, trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn đề lẽ sống của tuối trẻ được đặt ra trong khổ thơ cuối cùng của đoạn trích . Phần II. Làm văn (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về bài học mà người cha muốn nói với con trong bài thơ sau: Chẳng ai muốn làm hành khất Tội trời đày ở nhân gian Con không được cười giễu họ Dù họ hôi hám úa tàn Nhà mình sát đường họ đến Có cho thì có là bao Con phải răn dạy nó đi Nếu không thì con đem bán Mình tạm gọi là no ấm Ai biết cơ trời vần xoay Lòng tốt gửi vào thiên hạ Biết đâu nuôi bố sau này… (Dặn con, Trần Nhuận Minh) Câu 2 (5 điểm): Có ý kiến cho rằng: Sông Hương là bản tình ca ca ngợi về thiên nhiên và văn hóa xứ Huế. Qua phân tích tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường), hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. |
THẦY KHƯƠNG TRÊN FACEBOOK
|