Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 2 tỉnh Bắc Giang
Không có phản hồi
I: Đọc – hiểu (3 điểm)Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Có một bác thợ mộc già đã đến tuổi nghỉ hưu. Bác nói với chủ về những dự định của mình về một cuộc sống nhàn nhã và hạnh phúc với con cháu. Người chủ rất buồn khi người thợ giỏi của mình quyết định như vậy. Ông đề nghị bác thợ mộc dựng cho mình một căn nhà cuối cùng trước khi về hưu. Bác thợ mộc đồng ý, nhưng trong thâm tâm bác không hào hứng lắm với công việc. Bác làm cẩu thả và chỉ muốn mau chóng làm cho xong chuyện. Khi ngôi nhà được xây xong, ông chủ trao cho bác thợ chiếc chìa khoá nhà và vui vẻ nói: “Đây là nhà của bác, chúng tôi biếu bác món quà này để cảm ơn bác đã làm việc cho công ty bấy lâu nay… ” Thật là bất ngờ và bất giác bác cảm thấy hổ thẹn. Nếu như bác biết rằng đang xây ngôi nhà cho chính mình thì bác đã làm hoàn toàn khác… Chúng ta thì có gì khác bac thợ ấy. Chúng ta đã xây dựng cuộc đời mình một cách cẩu thả, tùy tiện với tâm lí đối phó thay vì tích cực và chủ động làm cho nó thật tốt đẹp. Hãy đặt bạn vào vị trí của người thợ mộc già. Hãy nghĩ về ngôi nhà của bạn: Mỗi ngày bạn đang đóng 1 cái đinh, lắp một cánh cửa… Hãy xây ngôi nhà của chính bạn một cach thông minh. Đó chính là cuộc đời mà bạn đang tạo ra. Và thậm chí nếu bạn chỉ sống một ngày nữa thì ngày đó cũng đáng để bạn sống một cách đường hoàng. Cuộc sống của bạn ngày mai sẽ là kết quả từ thái độ sống và những lựa chọn của bạn ngày hôm nay. (Theo Qùa tặng cuộc sống – NXB trẻ 2003) Câu 1 : Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào? Nêu chức năng cơ bản của phong cách ngôn ngữ đó? Câu 2: Anh (chị) hãy kể ra 2 phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản. Câu 3: Đoạn văn: “Hãy đặt bạn vào địa vị của người thợ mộc già. Hãy nghĩ về ngổi nhà của bạn: Mỗi ngày bạn đang đóng một cái đinh, lắp một cánh cửa… Hãy xây ngôi nhà của mình một cách thông minh” sử dụng biện pháp tu từ gì? Tác dụng? Câu 4: Theo anh chị, qua văn bản trên, người viết muốn trao đổi với người đọc về vấn đề gì? Vấn đề đó nằm trong phần nào của văn bản? Phần 2: Làm văn (7 điểm)Câu 1 : (2 điểm) Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề được nêu trong đoạn trích ở phần đọc – hiểu: “Cuộc sống của bạn hôm nay là kết quả từ thái độ sống và những chọn lựa của bạn trong quá khứ. Cuộc sống của bạn ngày mai sẽ là kết quả từ thải độ sống và những lựa chọn của bạn ngày hôm nay ” Câu 2: (5 điểm) Cảm nhận của anh chị về đoạn thơ sau trong bài thơ Việt Bắc Ta về mình có nhớ ta Ta về ta nhớ những hoa cũng người Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng anh dao gài thắt lưng Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình Rừng thu trăng rọi hòa bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung (Trích Việt Bắc – Tố Hữu)
Phần I. Đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Em là ai ? Cô gái hay nàng tiên Thịt da em hay là sắt là đồng ? Cho tôi hôn bàn chán em lạnh ngắt Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung Ôi trái tim em trái tim vĩ đại Còn một giọt máu tươi còn đập mãi Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người! (Người con gái Việt Nam, Tố Hữu, Gió lộng, NXB Văn học, 1961) Câu 1: Đoạn trích trên được sáng tác vào giai đoạn văn học nào? Câu 2: Hình tượng nhân vật trung tâm của đoạn thơ là ai? Hình tượng nhân vật ấy được tác giả thế hiện với thái độ gì? Câu 3: Anh (chị) hãy chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở đoạn thơ đầu. Câu 4: Trong khoảng từ 5 – 7 dòng, trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn đề lẽ sống của tuối trẻ được đặt ra trong khổ thơ cuối cùng của đoạn trích . Phần II. Làm văn (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về bài học mà người cha muốn nói với con trong bài thơ sau: Chẳng ai muốn làm hành khất Tội trời đày ở nhân gian Con không được cười giễu họ Dù họ hôi hám úa tàn Nhà mình sát đường họ đến Có cho thì có là bao Con phải răn dạy nó đi Nếu không thì con đem bán Mình tạm gọi là no ấm Ai biết cơ trời vần xoay Lòng tốt gửi vào thiên hạ Biết đâu nuôi bố sau này… (Dặn con, Trần Nhuận Minh) Câu 2 (5 điểm): Có ý kiến cho rằng: Sông Hương là bản tình ca ca ngợi về thiên nhiên và văn hóa xứ Huế. Qua phân tích tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường), hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. |
THẦY KHƯƠNG TRÊN FACEBOOK
|