Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Văn
Không có phản hồi
Phần I. Đọc hiểu (3 điểm)Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Ở thời điểm này, chắc chắn cái tên Ánh Viên đã được nhắc đến nhiều nhất trong làng bơi Việt Nam. Những vận động viên khác cùng dự Giải vô địch thế giới rồi sau đó là Cúp thế giới với Anh Viên như Hoàng Quý Phước, Lâm Quang Nhật, Trần Duy Khôi, Lê Nguyễn Paul (vận động viên Việt Kiều đang sinh sống tại Mỹ) đều không có đột phá về chỉ số chuyên môn, thấp hơn thành tích tốt nhất trước giải, về lâu dài, những vận động viên này có lẽ chi phù hợp với những sân chơi khu vực hoặc tiệm cận đoạt huy chương ở châu lục. Ánh Viên đã liên tiếp tạo nên những cột mốc cho bơi Việt Nam tại Cúp bơi thế giới nhưng cũng đã đến lúc bơi lội Việt Nam cần có thêm những Ánh Viên khác. 4 đến 6 năm nữa, nếu giữ đà phát triển hiện nay, Ánh Viên sẽ còn mang lại nhiều niềm vui cho làng bơi cũng như thể thao Việt Nam. Nhưng lo tìm người kế thừa cô, để đầu tư bài bản chuyên nghiệp với quy trình hệt cách đào tạo Ánh Viên ngay từ lúc này cũng đã quá muộn. (Minh Quang, cần có thêm nhiều Ánh Viên, In trong báo Hà Nội mới, số ra ngày 14/08/2015) Câu 1: Anh (chị) hãy chỉ ra nội dung chính của đoạn trích trên. Câu 2: Đoạn văn trên thuộc kiểu phong cách ngôn ngữ nào? Tại sao anh (chị) nhận ra điều đó? Câu 3: Phân tích cấu trúc ngữ pháp của câu văn sau: Ánh Viên đã liên tiếp tạo nên những cột mốc cho bơi Việt Nam tại Cúp bơi thế giới nhưng cũng đã đến lúc bơi lội Việt Nam cần có thêm những Ánh Viên khác. Anh (Chị) hiểu thế nào về từ “Ánh Viên” xuất hiện lần thứ hai trong câu văn? Câu 4: Nỗ lực và đam mê đã giúp Ánh Viên đạt được những thành tích đáng khâm phục. Trong 5-7 dòng, anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý nghĩa của nỗ lực và dam mê đối với tuổi trẻ. Phần II. Làm văn (7 điểm) Câu 1 (2 điểm):Lãnh đạo huyền thoại của Apple, Steve Jobs từng phát biểu: Đôi khi bạn sẽ mắc sai lầm khi sáng tạo. Điều quan trọng là phải nhanh chóng thừa nhận nó và tiếp tục phấn đấu. Từ câu nói trên, bằng đoạn văn khoảng 200 từ trình bày về vai trò của sự sáng tạo trong cuộc sống hiện dại. Câu 2 (5 điểm):Cảm nhận cùa anh (chị) về tình yêu được thể hiện qua hai đoạn thơ sau: Làm sao được tan ra (Sóng – Xuân Quỳnh) Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình Làm nên Đất Nước muôn đời (Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm)
Phần I. Đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Em là ai ? Cô gái hay nàng tiên Thịt da em hay là sắt là đồng ? Cho tôi hôn bàn chán em lạnh ngắt Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung Ôi trái tim em trái tim vĩ đại Còn một giọt máu tươi còn đập mãi Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người! (Người con gái Việt Nam, Tố Hữu, Gió lộng, NXB Văn học, 1961) Câu 1: Đoạn trích trên được sáng tác vào giai đoạn văn học nào? Câu 2: Hình tượng nhân vật trung tâm của đoạn thơ là ai? Hình tượng nhân vật ấy được tác giả thế hiện với thái độ gì? Câu 3: Anh (chị) hãy chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở đoạn thơ đầu. Câu 4: Trong khoảng từ 5 – 7 dòng, trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn đề lẽ sống của tuối trẻ được đặt ra trong khổ thơ cuối cùng của đoạn trích . Phần II. Làm văn (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về bài học mà người cha muốn nói với con trong bài thơ sau: Chẳng ai muốn làm hành khất Tội trời đày ở nhân gian Con không được cười giễu họ Dù họ hôi hám úa tàn Nhà mình sát đường họ đến Có cho thì có là bao Con phải răn dạy nó đi Nếu không thì con đem bán Mình tạm gọi là no ấm Ai biết cơ trời vần xoay Lòng tốt gửi vào thiên hạ Biết đâu nuôi bố sau này… (Dặn con, Trần Nhuận Minh) Câu 2 (5 điểm): Có ý kiến cho rằng: Sông Hương là bản tình ca ca ngợi về thiên nhiên và văn hóa xứ Huế. Qua phân tích tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường), hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. |
THẦY KHƯƠNG TRÊN FACEBOOK
|