Đề thi thử THPT quốc gia môn Văn số 2
Không có phản hồi
Phần I. Đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cẩu: (1) Tranh Tất Đông Hồ rất phong phú về nội dung, có tranh đơn chiếc, nhưng đa số là tranh bộ đôi, bộ tứ, dường như chịu ánh hưởng từ thế biền ngẫu trong văn học. Chúng đối với nhau từ màu nền, nội dung và cà chữ trên tranh. Chủ đề trừ tà, câu phúc, chúc tụng như các tranh: Gà đại cát, Gà trống, Tiến tài Tiến lộc, Ông tướng trấn môn,.. .chủ đề cảnh vật, cảnh sinh hoạt quan hệ gia đình, xã hội có: Lợn đàn, Gà đàn, Thầy đồ cóc, Trạng chuột vinh quy, Đánh vật, Rước trống, Hứng dừa, Đánh ghen, Rước rồng, Múa kì lân,.. hay những tranh có nội dung ca ngợi anh hùng dân tộc như: Hai Bà Trưng, Triệu Âu xuất quân, Ngô Quyển, Trần Hưng Đạo, hoặc bắt nguồn cảm hứng từ các tác phẩm văn học cổ điền như: Truyện Kiều, Truyện Lục Vân Tiên… (2) Hầu hết tranh Đông Hồ đều có thơ hoặc phương ngôn bằng chữ Nôm hay chữ Hán. Trong thơ có họa và trong họa có thơ đã thể hiện mĩ cảm của người phương Đông. Thơ và họa gắn bó với nhau vừa tạo nên vẻ đẹp hoàn chinh của bố cục, vừa nói lên tâm tư, tình cảm của người nghệ sĩ dân gian “đổi cảnh sinh tình”. (Đặng Thế Minh, Thuyết minh Bào tàng Mĩ thuật Việt Nam, 2000) Câu 1: Anh (Chị) hãy chỉ ra nội dung chính của đoạn trích trên. Câu 2: Đoạn văn (1) đã sử dụng phép tu từ gì? Chỉ ra tác dụng của phép tu từ ấy. Câu 3: Chỉ ra và phân tích tác dụng của các phép liên kết trong đoạn trích trên. Câu 4: Nhiều làng nghề truyền thống ngày nay đang bị mai một. Trong khoảng 5-7 dòng, thể hiện suy nghĩ của anh (chị) về trách nhiệm của tuổi trẻ đối với việc gìn giữ các làng nghề truyền thống ấy. Phần II. Làm văn (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Bằng đoạn văn khoảng 200 từ trình bày suy nghĩ của anh/chị về lời khuyên của Phrít- mên: Kĩ năng đầu tiên và quan trọng nhất mà bạn cần có trong một thế giới hiện đại là khả năng “học phương pháp học ” — nghĩa là thường xuyên tiếp thu và học hỏi những phương pháp mới để làm những công việc cũ hay những phương pháp cũ để làm những công việc mới… Trong một thế giới như vậy không chỉ kiến thức mà cả phương pháp học hỏi của bạn mới tạo ra giá trị riêng. Bởi những kiến thức ngày hôm nay sẽ trở nên lỗi thời nhanh hơn bạn tường nhiều. (Theo Phrít-mên, Thế giới phẳng, NXB Trẻ, 2005) Câu 2 (5 điểm): Cảm nhận của anh (chị) về thông điệp gửi gắm qua hai đoạn trích sau đây trong hai truyện ngán Rừng xà nu và Những đứa con trong gia đình: Không có cây gì mạnh bằng cây xà nu đất ta. Cây mẹ ngã, cây con mọc lên. Do nó giết hét rừng xà nu này! (Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành) Chú thường ví chuyện gia đình ta nó cũng dài như sông, để rồi chú sẽ chia cho mỗi người một khúc mà ghi vào đó. Chú kể chuyện con sông nào ở nước ta cũng đẹp, cũng lắm nước bạc, nhiều phù sa, vườn ruộng mát mè cũng sinh ra từ đó, lòng tốt của con người cũng sinh ra từ đó. Trăm sông đổ vể một biển, con sông của gia đình ta cũng chảy về biển, mà biển thì rộng lắm, chị em Việt lớn lên rồi sẽ biết, rộng bằng cả nước ta và ra ngoài cả nước ta. (Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi)
Phần I. Đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Em là ai ? Cô gái hay nàng tiên Thịt da em hay là sắt là đồng ? Cho tôi hôn bàn chán em lạnh ngắt Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung Ôi trái tim em trái tim vĩ đại Còn một giọt máu tươi còn đập mãi Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người! (Người con gái Việt Nam, Tố Hữu, Gió lộng, NXB Văn học, 1961) Câu 1: Đoạn trích trên được sáng tác vào giai đoạn văn học nào? Câu 2: Hình tượng nhân vật trung tâm của đoạn thơ là ai? Hình tượng nhân vật ấy được tác giả thế hiện với thái độ gì? Câu 3: Anh (chị) hãy chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở đoạn thơ đầu. Câu 4: Trong khoảng từ 5 – 7 dòng, trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn đề lẽ sống của tuối trẻ được đặt ra trong khổ thơ cuối cùng của đoạn trích . Phần II. Làm văn (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về bài học mà người cha muốn nói với con trong bài thơ sau: Chẳng ai muốn làm hành khất Tội trời đày ở nhân gian Con không được cười giễu họ Dù họ hôi hám úa tàn Nhà mình sát đường họ đến Có cho thì có là bao Con phải răn dạy nó đi Nếu không thì con đem bán Mình tạm gọi là no ấm Ai biết cơ trời vần xoay Lòng tốt gửi vào thiên hạ Biết đâu nuôi bố sau này… (Dặn con, Trần Nhuận Minh) Câu 2 (5 điểm): Có ý kiến cho rằng: Sông Hương là bản tình ca ca ngợi về thiên nhiên và văn hóa xứ Huế. Qua phân tích tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường), hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. |
THẦY KHƯƠNG TRÊN FACEBOOK
|