Đề thi thử THPT quốc gia môn Văn số 6
Không có phản hồi
Phần I. Đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Với một người dân Việt Nam, Vua Hùng là vị Tổ đã có công dựng nên quốc gia Văn Lang– Nhà nước sơ khai của dân tộc Việt Nam. Vua Hùng chính là nguồn gốc tổ tiên chung của cả dân tộc Việt Nam. Chính vì vậy, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương có một vị tri rất quan trọng trong đời sống tâm linh và tình cảm của các thế hệ người dân Việt Nam, vừa thiêng liêng, vừa cụ thể, vừa là điểm tựa tinh thần, tạo nên sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc cùng nhau dựng nước và giữ nước mà Bác Hồ đã khái quát thành chân lí của dân tộc và của thời đại: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Chính vì vậy, đã thành truyền thống, vào những ngày đất trời đón tiết Xuân ấm áp, dù là hòa bình hay thời chiến, dù đất nước thịnh vượng hay khó khăn thì trên ngọn núi Nghĩa Lĩnh linh thiêng – Vua Hùng vẫn giang rộng vòng tay đón hàng triệu cháu con từ khắp mọi miền đất nước và trên khắp năm châu bốn biển vể đất Tổ thắp nén tâm nhang tri ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương. Trên núi Nghĩa Lĩnh linh thiêng, trong sắc trời xanh cao lồng lộng của ngày Giỗ Tổ hàng năm ta như thấy có ánh hào quang rực rỡ cuốn theo trên những sài cánh chim Lạc. (Hà Thanh. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, bản sắc văn hóa của người Việt, Tạp chí Khoa học và công nghệ, số 39, tháng 3/2015) Câu 1: Đoạn trích trên đề cập đến vấn đề gì? Câu 2: Vai trò ý nghĩa của hoạt động thờ cúng trong đoạn trích được thể hiện bằng một loạt từ và cụm từ. Hãy chỉ ra các từ ngữ đó. Câu 3: Hai đoạn văn đều lặp lại một từ ngữ rất có giá trị trong nghệ thuật lập luận. Đó là từ ngữ nào? Tác dụng của từ ngữ đó là gì? Câu 4: Hoạt động uống nước nhớ nguồn nói trên gợi nhớ cho anh (chị) đến trường ca nào được học trong chương trình phổ thông? (Nêu rõ tác giả). Phần II. Làm văn (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Trong bộ phim You ‘re the apple of my eye, nhân vật chính Kha Đằng sau khi đã đi qua tuổi thanh xuân sôi nổi, nhiều thăng trầm đã nhận ra rằng: Tuổi trẻ như một cơn mưa rào, cho dù bị cảm, vẫn muốn quay lại để được ướt thêm một lần nữa. Từ câu nói trên, anh (chị) có suy nghĩ gì về ý nghĩa của những thăng trầm trong những năm tháng tuổi trẻ? Hãy trình bày suy nghĩ ấy bằng đoạn văn khoảng 200 từ. Câu 2 (5 điểm): Về đoạn thơ: “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục lên súng mũ bỏ quên đời Chiều chiều oai linh thác gầm thét Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói Mai Châu mùa em thơm nếp xôi. ” Có ý kiến cho rằng: Đoạn thơ là bức tranh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, thơ mộng song cũng đầy dữ dội khắc nghiệt. Ý kiến khác lại khẳng định: Đoạn thơ vẽ nên bức tượng đài về người chiến sĩ Tây Tiến kiêu hùng, bi tráng song cũng rất đỗi lãng mạn, hào hoa. Từ cảm nhận của mình về đoạn thơ, anh (chị) suy nghĩ như thế nào về hai ý kiến trên? Phần I. Đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Em là ai ? Cô gái hay nàng tiên Thịt da em hay là sắt là đồng ? Cho tôi hôn bàn chán em lạnh ngắt Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung Ôi trái tim em trái tim vĩ đại Còn một giọt máu tươi còn đập mãi Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người! (Người con gái Việt Nam, Tố Hữu, Gió lộng, NXB Văn học, 1961) Câu 1: Đoạn trích trên được sáng tác vào giai đoạn văn học nào? Câu 2: Hình tượng nhân vật trung tâm của đoạn thơ là ai? Hình tượng nhân vật ấy được tác giả thế hiện với thái độ gì? Câu 3: Anh (chị) hãy chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở đoạn thơ đầu. Câu 4: Trong khoảng từ 5 – 7 dòng, trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn đề lẽ sống của tuối trẻ được đặt ra trong khổ thơ cuối cùng của đoạn trích . Phần II. Làm văn (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về bài học mà người cha muốn nói với con trong bài thơ sau: Chẳng ai muốn làm hành khất Tội trời đày ở nhân gian Con không được cười giễu họ Dù họ hôi hám úa tàn Nhà mình sát đường họ đến Có cho thì có là bao Con phải răn dạy nó đi Nếu không thì con đem bán Mình tạm gọi là no ấm Ai biết cơ trời vần xoay Lòng tốt gửi vào thiên hạ Biết đâu nuôi bố sau này… (Dặn con, Trần Nhuận Minh) Câu 2 (5 điểm): Có ý kiến cho rằng: Sông Hương là bản tình ca ca ngợi về thiên nhiên và văn hóa xứ Huế. Qua phân tích tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường), hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. |
THẦY KHƯƠNG TRÊN FACEBOOK
|