– Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 – 1969), là vị Cha Già kính yêu của dân tộc Việt Nam. Người đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Người còn là một Danh nhân văn hóa, một nhà thơ lớn. Cuộc đời của người chỉ có mục đích cao nhất là vì độc lập tự do dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân.Người không có ý định lấy văn chương là sự nghiệp chính trong cuộc đời mình.Nhưng người là tác giả của nhiều vần thơ rất giàu giá trị nghệ thuật, thể hiện một tài năng xuất sắc và tâm hồn cao đẹp của Người.
– Năm 1947, trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954), Người đã viết bài thơ Cảnh khuya ở chiến khu Việt Bắc. Đây là giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến nên còn rất nhiều khó khăn thử thách. Trước đó, vào thời điểm cuối năm 1947, quân Pháp tấn công của lên Việt Bắc hòng tiêu diệt lực lượng chủ yếu và cơ quan đầu não lãnh đạo cuộc kháng chiến. Ta đã tổ chức chiến dịch Việt Bắc, làm thất bại ý đồ của địch và tiêu diệt nhiều lực lượng của chúng. Đặt trong hoàn cảnh ấy, sự ra đời của bài Cảnh khuya (cũng như một số bài thơ khác) đã thể hiện thật cảm động lòng yêu nước sâu nặng, tình yêu thiên nhiên và phong thái ung dung, lạc quan của vị lãnh tụ tối cao trong hoàn cảnh rừng núi chiến khu, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Pháp đang diễn ra quyết liệt.
– Bài thơ được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt và được viết bằng chữ quốc ngữ.
II – PHÂN TÍCH TÁC PHẨM
Bức tranh đêm trăng khuya Việt Bắc
Mùa thu 1947, khi chiến dịch Việt Bắc đang diễn ra vô cùng quyết liệt, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bài thơ Cảnh khuya thể hiện phong thái và tình cảm của bậc lãnh tụ. Bài thơ Cảnh khuya tả cảnh suối rừng chiến khu Việt Bắc trong một đêm trăng đẹp và nói lên nỗi lòng của Bác.
Bài thơ đã vẽ nên một bức tranh của cảnh rừng Việt Bắc trong một đêm trăng sáng thật đẹp và thơ mộng :
Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ bóng rừng hoa.
Bức tranh cảnh rừng Việt Bắc được mở ra bắt đầu bằng âm thanh trong trẻo như tiếng hát từ xa vọng về. Sự liên tưởng của tác giả thật độc đáo. Mấy trăm năm trước, Nguyễn Trãi cũng đã từng để lại những câu thơ rất đẹp rất tinh tế trong Côn Sơn ca :
Côn Sơn suối chảy rì rầm,
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
Nguyễn Trãi đã ví âm thanh trong trẻo của tự nhiên với âm thanh của tiếng đàn cầm – âm thanh nghệ thuật của con người. Còn ở đây, Bác Hồ lại liên tưởng âm thanh róc rách của tiếng suối trong đêm trăng vắng lặng nơi núi rừng Việt Bắc với tiếng hát trong trẻo của con người. Về bản chất hai hình ảnh so sánh là giống nhau, đều là những cảm nhận tinh tế, gợi ra vẻ đẹp tuyệt tác của thiên nhiên hoang sơ. Chính vẻ đẹp đó đã tạo nên cảm giác về sự gần gũi giữa con người và thiên nhiên.
Bức tranh rừng đêm còn được miêu tả qua hình ảnh của Trăng lồng của thụ bóng lồng hoa. Điệp từ lồng đã tạo cho bức tranh có nhiều tầng lớp, đường nét và hình khối. Có ánh sáng huyền ảo của trăng lồng vào bóng cây cổ thụ, bóng lá in vào khóm hoa rừng, in trên mặt đất. Ánh trăng lung linh, huyền ảo chiếu xuống cây cỏ, khiến trăng, cây, hoa trở nên có hồn, sống động. Dường như, trăng, cổ thụ và hoa ba vật chỉ cách xa nhau nhưng vẫn lồng vào nhau, làm đẹp cho nhau, tạo nên bức tranh tuyệt mĩ.
Hai câu thơ đầu thật đúng là thi trung hữu nhạc, thi trung hữu họa (trong thơ có nhạc, trong thơ có họa). Chất cổ điển in dấu ở những chi tiết quen thuộc của thơ Đường và những bức tranh cổ đó là suối, trăng, cổ thụ, hoa kết hợp với cái vỏ hình thức là thể thơ tứ tuyệt, những gam màu đặc trưng mà thi sĩ sử dụng trong bức họa của mình. Và cả thủ pháp lấy động tả tĩnh, lối miêu tả giàu sức gợi, hàm xúc thường gặp trong thơ Đường cũng được thể hiện qua âm thanh tiếng suối và ánh trăng. Nghe được tiếng suối vọng từ xa về như tiếng hát như vậy, hẳn là không gian phải tĩnh lặng lắm và có lẽ cũng phải rất khuya rồi thì núi rừng mới tĩnh lặng, và trăng mới sáng đến độ lồng quyển với bóng cây.
Bức tranh thiên nhiên tràn ngập âm thanh, hình khối sinh động với hoa,
trăng, thân cây cổ thụ, đem lại ấn tượng về sự nhàn hạ, thảnh thơi như mời gọi con người chiêm ngưỡng, thưởng thức. Ý thơ chuẩn bị tạo nên sự liên tục và bất ngờ ở hai câu sau.
Tâm trạng, tình cảm của nhân vật trữ tình
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
Nối tiếp với hai câu thơ đầu, câu thơ thứ ba đem lại cho người đọc ý nghĩ có lẽ trước cảnh đêm trăng thật nên thơ, Người say sưa ngắm cảnh đến quên cả giấc ngủ. Người chưa ngủ vì cảnh đẹp quá, nên thơ quá. Nếu đúng là như vậy thì đó cũng điều dễ hiểu, cũng là hợp với quy luật tâm lí con người. Nhưng câu cuối đã khiến bài thơ như chuyển mạch cảm xúc đột ngột : Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
Hai chữ “chưa ngủ” được điệp nối tiếp nhau ở cuối câu thơ thứ ba và đầu câu thơ cuối, nó có giá trị như một chiếc bản lề khép mở hai tâm trạng của nhân vật trữ tình, tạo nên mạch liên hoàn cho dòng cảm xúc. Thì ra Người chưa ngủ không phải chỉ vì vẻ đẹp tuyệt mĩ của thiên nhiên núi rừng chiến khu, mà cơ bản còn có một nỗi lo lớn lao – nỗi lo của con người gánh vác trên vai trách nhiệm với nhân dân, với đất nước. Đây là giai đoạn đầy khó khăn của cuộc kháng chiến chống Pháp. Vận mệnh của mình độc lập dân tộc đang bị kẻ thù đe dọa. Là người lãnh đạo cuộc kháng chiến gian khổ, khó khăn, đâu dễ gì Bác có thể ngủ được trong hoàn cảnh ấy. Câu thơ cuối đã trực tiếp bộc lộ tình yêu đất nước thiết tha, tấm lòng luôn chân chở vì dân vì nước của Người.
Sự hòa quyện của tình yêu thiên nhiên và tình yêu đất nước
Bốn câu thơ thoạt đầu có vẻ không ăn nhập gì về ý, vì hai câu đầu là vẻ đẹp thiên nhiên. Câu cuối lại là “nỗi nước nhà” của nhân vật trữ tình. Thế nhưng đọc kĩ, ta hiểu cả hai cảm xúc ấy đều rất lô– gíc trong một con người. Có lẽ, trong hoàn cảnh đất nước đang đứng trước hết bao thử thách khó khăn, Người trăn trở không yên với nỗi lo vì dân vì nước. Và bất chợt, trong đêm khuya vắng lặng, người nhận ra vẻ đẹp của ánh trăng, lắng nghe được âm thanh của suối xa vọng về. Với tâm hồn nhạy cảm luôn có khả năng rung động trước cái đẹp, Người đã để cho mình có một khoảnh khắc say sưa, gửi gắm tâm hồn và tình yêu vào cảnh vật. Cảnh đẹp là thế, và Người say mê là thế nhưng nó chỉ là một khoảnh khắc bất chợt mà thôi. Cảnh đẹp thiên nhiên đáng tận hưởng nhưng công việc của cách mạng vẫn tiếp tục đòi hỏi bác phải quan tâm, suy nghĩ.
Hai nét tâm trạng, cảm xúc ấy thống nhất với nhau thể hiện sự hài hòa giữa phong thái thi sĩ và phong thái chiến sĩ cách mạng của Người. Không vì thiên nhiên đẹp mà thành một ẩn sĩ dạo chơi nơi núi rừng, nhưng cũng không vì công việc cách mạng mà vô tình trước cái đẹp vĩ đại, tự nhiên của tạo hóa. Đó chính nét đặc sắc trong thơ thiên nhiên của Bác.
* Bài thơ đã khắc họa một bức tranh cảnh khuya nơi núi rừng Việt Bắc rất thơ mộng, ấm áp tình người, vừa phảng phất nét cổ điển vừa mang nét hiện đại. Bài thơ còn thể hiện một tình yêu thiên nhiên hòa quyện với tình yêu đất nước thiết tha, một tâm hồn nhạy cảm, một phong thái ung dung lạc quan của Bác.
Bài thơ có nhiều hình ảnh đẹp trang nhã, bình dị mà đầy sức gợi. Sử dụng tinh tế thủ pháp so sánh, điệp từ ; tiếp thu có sáng tạo vẻ đẹp của văn chương cổ.
Em là ai ? Cô gái hay nàng tiên
Em có tuổi hay không có tuổi
Mái tóc em đây, hay là mây là suối
Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm giông
Thịt da em hay là sắt là đồng ?
Cho tôi hôn bàn chán em lạnh ngắt
Cho tôi nâng bàn tay em nắm chặt
Ôi bàn tay như đôi lá còn xanh
Trên mình em đau đớn cả thân cành
Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng
Em đã sống lại rồi, em đã sống!
Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung
Không giết được em, người con gái anh hùng!
Ôi trái tim em trái tim vĩ đại
Còn một giọt máu tươi còn đập mãi
Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời
Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người!
(Người con gái Việt Nam, Tố Hữu, Gió lộng, NXB Văn học, 1961)
Câu 1: Đoạn trích trên được sáng tác vào giai đoạn văn học nào?
Câu 2: Hình tượng nhân vật trung tâm của đoạn thơ là ai? Hình tượng nhân vật ấy được tác giả thế hiện với thái độ gì?
Câu 3: Anh (chị) hãy chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở đoạn thơ đầu.
Câu 4: Trong khoảng từ 5 – 7 dòng, trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn đề lẽ sống của tuối trẻ được đặt ra trong khổ thơ cuối cùng của đoạn trích .
Phần II. Làm văn (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về bài học mà người cha muốn nói với con trong bài thơ sau:
Chẳng ai muốn làm hành khất
Tội trời đày ở nhân gian
Con không được cười giễu họ
Dù họ hôi hám úa tàn
Nhà mình sát đường họ đến
Có cho thì có là bao
Con phải răn dạy nó đi
Nếu không thì con đem bán
Mình tạm gọi là no ấm
Ai biết cơ trời vần xoay
Lòng tốt gửi vào thiên hạ
Biết đâu nuôi bố sau này…
(Dặn con, Trần Nhuận Minh)
Câu 2 (5 điểm):
Có ý kiến cho rằng: Sông Hương là bản tình ca ca ngợi về thiên nhiên và văn hóa xứ Huế. Qua phân tích tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường), hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.