– Thạch Lam (1910 – 1942) là cây bút văn xuôi đặc sắc, thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Quan điểm nghệ thuật của Thạch Lam có nhiều tiến bộ, gần với quan điểm của nhiều nhà văn hiện thực. Ông thường quan tâm đến những con người bình thường và cả những người nghèo khổ trong xã hội, với một tinh thần nhân đạo vào sự cảm thông thấm thía. Thạch Lam đặc biệt tinh tế, nhạy cảm khi nắm bắt và diễn tả những cảm xúc, cảm giác của con người trước thiên nhiên, cuộc sống và của chính mình với một lối văn nhẹ nhàng, trong sáng mà sâu lắng. Khơi nguồn cho dòng chảy trong văn chương, Thạch Lam trước sau chỉ đi theo một hướng : ông đi tìm cái đẹp bình dị, chìm khuất, “tiềm tàng” trong thiên nhiên tạo vật và cái đẹp “bị che lấp” trong tâm hồn con người. Ông là cây bút sở trường về truyện ngắn và cũng thành công trong tùy bút.
– Hà Nội băm sáu phố phường là tập duy nhất của Thạch Lam viết về Hà Nội thời gian trước năm 1945. Tập tùy bút không chỉ có giá trị về mặt văn hóa, phong tục mà còn chứa đựng những tư tưởng, tình cảm đầy chất nhân văn của tác giả. Qua những trang viết này, người ta thấy được Thạch Lam Có cách sống thật tinh tế và gợi cảm. Tập tùy bút cũng chứng tỏ Thạch Lam rất am hiểu và yêu mến Hà Nội.
– Tuy có những điểm gần gũi của các chỉ bút kí, kí sự nhưng nét nổi bật ở tùy bút là qua việc ghi chép những con người và những sự kiện cụ thể có thực, tác giả đặc biệt chú trọng đến việc bộc lộ cảm xúc, suy tư, đánh giá của mình trước cuộc sống. Do đó, tùy bút là thể văn đậm chất trữ tình đồng thời cũng thường có các yếu tố nghị luận, suy tư, triết lí. Tùy bút bộc lộ rất rõ chủ thể của tác giả, dù có xuất hiện trực tiếp cái “tôi” tác giả hay không. Bài tùy bút thường giàu tính biểu cảm, gần với thơ. Tùy bút không có cốt truyện, nhưng đều có cảm hứng chủ đạo, dù mạch cảm xúc có thể vận động khá tự do, linh hoạt.
– Văn bản Một thứ quả của lúa non : Cốm rút từ tập tùy bút Hà Nội băm sáu phố phường. Nhan đề của văn bản đã nêu rõ, đây là một bài tùy bút viết về một thức quà dân dã từ đồng ruộng, một thức quà mộc mạc mà thanh khiết, mang trong nó cả những nét đẹp truyền thống của đất kinh kì ngàn năm văn hiến. Nhà văn đã sử dụng kết hợp nhiều phương thức biểu đạt khác nhau như : miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, trong đó phương thức biểu cảm là chủ yếu để mang đến cho bài tùy bút nét trữ tình đặc sắc, tác động mạnh mẽ đến người đọc, thể hiện rõ dấu ấn của một nhà văn với ngòi bút đậm đà chất thơ.
II – PHÂN TÍCH TÁC PHẨM
Cốm – thức quà mộc mạc và giản dị
Một món ăn dân dã như cốm đã được nhà văn nhìn nhận từ nhiều chiều kích và góc độ khác nhau. Theo trục thời gian, đó là quá trình từ hạt gạo qua bàn tay tài hoa của con người thành một món quà trân quý, tinh tế như cốm. Theo trục không gian, nhà văn lần theo sự phổ cập của món quà dân dã mà thanh cao trong việc sinh hoạt văn hóa đa dạng. Ca ngợi, tôn vinh cốm thực ra là ca ngợi đất nước và con người Việt Nam với một tình yêu đằm thắm ,sâu lắng.
Như một nét dạo đầu nhẹ nhàng, nhà văn viết về cốm bắt đầu từ một cơn gió, không phải là một cơn gió thoảng qua, đến rồi đi mà làm một cơn gió chứa thông điệp của đất trời và con người : “Cơn gió mùa hạ lướt qua vùng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá”. Lời văn giúp ta cảm nhận được bước đi của gió dường như cũng rất nhẹ nhàng, ý vị. Chính nhờ đó, gió mới có thể “nhuần thấm cái hương thơm của lá” và đặc biệt là “báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết”. Một cảm nhận quả thật tinh tế và sâu sắc. Bởi hương vị của hoa sen thì ai cũng có thể thấy, nó ngọt ngào, nồng nàn, rất dễ nhận ra. Nhưng còn hương vị của lá sen thì khác, hết sức dịu nhẹ, không dễ gì cảm nhận được. Tuy vậy, chính làn sương mỏng manh, dìu dịu ấy lại mang một sức gợi mạnh mẽ, báo hiệu “mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết”.
Không chỉ có lá sen dịu thơm, đồng nội còn là một kho báu vô tận dâng tặng con người những của cải quý giá. “Khi đi qua những cánh đồng xanh” với những “thân lúa còn tươi”, bạn có “ngửi thấy cái mùi thơm mát của bông lúa non không”. Mùi thơm mát ấy là mùi thơm “phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ” của “giọt sữa trắng” trong cái vỏ lúa đang xanh. Được nuôi dưỡng bằng sự màu mỡ của Đất, được bao bọc, che chở bởi cây cỏ, rồi lại được thanh lọc, cô đọng dưới nắng mật của trời, được ướp bởi hương thơm của ngàn hoa cỏ đồng nội, hạt lúa quả thật mang trong nó tất cả những gì tinh túy của thiên nhiên đất trời. Điều này đã được nhà văn cảm nhận cho một hình ảnh tinh tế, gợi cảm : “Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa càng ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của Trời”. Nhưng ta cũng cần hiểu, ẩn sau cái mùi thơm mát của lúa non kết tinh cái tốt, cái đẹp, cái tinh khiết của đất trời là bàn tay lao động cần cù và khéo léo của con người”.
Cách làm gốm cũng được tác giả miêu tả hết sức trân trọng : “Đợi đến lúc vừa nhất, mà chỉ riêng những người chuyên môn mới định được, người ta gặt mang về”. Làm cốm phải là một nghệ thuật “một sự bí mật trân trọng và khe khắt”. Dường như, tác giả đã giúp người đọc được nhấm nháp cảm giác thơm ngọt của những bông lúa non cho đến những hạt cốm dẻo thơm, xanh biếc của làng nghề truyền thống – Làng Vòng. Như vậy, cốm được tạo nên từ sự kết hợp giữa tinh túy của đất thừa thiên nhiên và sự khéo léo, sáng tạo của bàn tay con người. Từ đó, tác giả khái quát thành một nhận xét : “Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc ,giản dị và thanh khiết của đồng quê nội có AnNam”.
Giá trị văn hóa của cốm
Cốm vượt lên các thức quà khác bởi nó còn trở thành một thứ lễ vật thanh túy mà sang trọng trong lễ Tết, cưới hỏi, tạo nhân duyên tốt đẹp cho con người. Trân trọng những nét đẹp văn hóa truyền thống của quê hương, khâm phục cái tài hoa, tinh tế của cha ông, Thạch Lam đã viết về tục lệ dùng hồng, cốm để làm quà sêu Tết. “Không còn gì hợp hơn với sự vương vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi. Hồng cốm tốt đôi…”
Sự tương xứng, hòa hợp của hai thức quà ấy đã được phân tích trên hai phương diện rõ ràng, giàu sức thuyết phục. Thứ nhất là về màu sắc : “Không bao giờ có hai màu lại hòa hợp hơn được nữa : màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già”. Ví màu sắc của cốm, của hồng với màu sắc lấp lánh của ngọc thạch, ngọc lựu – đều là những loại ngọc quý, hình ảnh so sánh không chỉ chính xác, giàu sức gợi mà còn nâng thức quà dân dã đến từ đồng quê, nọi cỏ lên một tầm cao mới : trang trọng hơn, đặc biệt hơn, như những thứ đồ cao sang, quý hiếm. Phương diện so sánh thứ hai, đó là sự hòa hợp, ăn ý với nhau trong từng mùi vị. “Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để hạnh phúc được bền lâu”… Vậy mà, “Thật đáng tiếc khi chúng ta thấy những tục lệ tốt đẹp ấy mất dần, và những thức quý của đất mình thay dần bằng những thức bóng bảy hào nhoáng và thô kệch…” – một ý kiến, được đặt trong dấu ngoặc đơn đề cập đến một vấn đề mang tính “thời sự” của xã hội đương thời đang Âu hóa. Nhà văn nêu vấn đề để gợi độc giả cùng suy nghĩ bằng một câu hỏi, câu hỏi bỏ ngỏ. Phải chăng những nét phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc đang dần bị mai một theo thời gian và sự dửng dưng của lòng người ?
Cách thưởng thức cốm
Cũng chính vì trân trọng thức quà dân dã mà sang trọng ấy, nhà văn đã đưa ra những ý kiến bàn về cách thưởng thức cốm : “Cốm không phải thức quà của người ăn vội ; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ : trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lúa non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc. Thêm vào cái mùi hơi ngát của lá sen già, ướp lấy từng hạt cốm một còn giữ lại cái ấm áp của những ngày mùa hạ trên hồ…”.
Sự thưởng thức thứ quà thần tiên ấy cũng phải trang nhã và đẹp đẽ : “Chớ có thọc tay mân mê…, hãy nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chút chiu mà vuốt ve”. Phong cách thưởng thức cốm phải như một nghi lễ thiêng liêng : “Phải nên kính trọng cái lộc của Trời, cái khéo léo của con người, và sự cố sức tiềm tàng và nhẫn nại của thần Lúa”.
Việc thưởng thức một thức quà cũng thể hiện bản sắc văn hóa đặc biệt của một xứ sở. Và vẻ đẹp của con người Hà Nội cũng luôn gợi nghĩ đến vẻ đẹp của con người Việt Nam, thiên nhiên đất nước Việt Nam.
*Bài văn đã thể hiện được tài quan sát và miêu tả tài tình của Thạch Lam, qua đó vừa bộc lộ những xúc cảm mạnh mẽ và những cảm nhận tinh tế với một đặc sản dân tộc – Một thứ quà của lúa non :Cốm. Ngôn từ giản dị nhưng giàu sức gợi hình của nhà văn đã mang đến cho người đọc những cảm nhận chân thực và sống động về một không gian đồng quê giản dị mà ẩn giấu trong mình những sản vật vô cùng quý giá. Ngòi bút tinh tế, nhạy cảm với những câu văn tha thiết, nhẹ nhàng, chứa chan cảm xúc và giàu sức gợi đã lay động mạnh mẽ trái tim người đọc, giúp mỗi con người Việt Nam thêm tự hào, trân trọng những sản vật quê hương nói riêng và những nét đẹp văn hóa dân tộc nói chung.
Em là ai ? Cô gái hay nàng tiên
Em có tuổi hay không có tuổi
Mái tóc em đây, hay là mây là suối
Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm giông
Thịt da em hay là sắt là đồng ?
Cho tôi hôn bàn chán em lạnh ngắt
Cho tôi nâng bàn tay em nắm chặt
Ôi bàn tay như đôi lá còn xanh
Trên mình em đau đớn cả thân cành
Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng
Em đã sống lại rồi, em đã sống!
Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung
Không giết được em, người con gái anh hùng!
Ôi trái tim em trái tim vĩ đại
Còn một giọt máu tươi còn đập mãi
Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời
Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người!
(Người con gái Việt Nam, Tố Hữu, Gió lộng, NXB Văn học, 1961)
Câu 1: Đoạn trích trên được sáng tác vào giai đoạn văn học nào?
Câu 2: Hình tượng nhân vật trung tâm của đoạn thơ là ai? Hình tượng nhân vật ấy được tác giả thế hiện với thái độ gì?
Câu 3: Anh (chị) hãy chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở đoạn thơ đầu.
Câu 4: Trong khoảng từ 5 – 7 dòng, trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn đề lẽ sống của tuối trẻ được đặt ra trong khổ thơ cuối cùng của đoạn trích .
Phần II. Làm văn (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về bài học mà người cha muốn nói với con trong bài thơ sau:
Chẳng ai muốn làm hành khất
Tội trời đày ở nhân gian
Con không được cười giễu họ
Dù họ hôi hám úa tàn
Nhà mình sát đường họ đến
Có cho thì có là bao
Con phải răn dạy nó đi
Nếu không thì con đem bán
Mình tạm gọi là no ấm
Ai biết cơ trời vần xoay
Lòng tốt gửi vào thiên hạ
Biết đâu nuôi bố sau này…
(Dặn con, Trần Nhuận Minh)
Câu 2 (5 điểm):
Có ý kiến cho rằng: Sông Hương là bản tình ca ca ngợi về thiên nhiên và văn hóa xứ Huế. Qua phân tích tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường), hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.