TỤC NGỮ VỀ CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘITỤC NGỮ VỀ CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘII – NHỮNG TRI THỨC BỔ TRỢ-Tục ngữ về con người và xã hội cung cấp những bài học bổ ích, vô giá trong kinh nghiệm ứng xử của con người đối với cộng đồng. Đây là kinh nghiệm giúp con người ứng xử với nhau khôn ngoan, mềm dẻo, trọn vẹn nghĩa tình ; đồng thời giúp họ tuân theo đúng lề luật mà xã hội đặt ra. Tục ngữ về con người và xã hội cung cấp những kinh nghiệm xem xét, đánh giá hình thức, phẩm chất, giá trị, lối sống của con người (kể cả của giai cấp thống trị) và các hiện tượng xã hội như hiện tượng giàu – nghèo, may – rủi, áp bức – bị áp bức, bất công – công bằng xã hội,… – Chiếm số lượng rất lớn trong kho tàng tục ngữ là nhóm tục ngữ nói về kinh nghiệm ứng xử giữa con người với con người và con người với những vấn đề xã hội. Nhóm tục ngữ này có giá trị lớn vì nó chứa đựng những quan niệm hết sức đa dạng, phong phú và sâu sắc về con người. Trong các câu Tục ngữ về con người và xã hội, có thể chia thành ba nhóm : + Những câu tục ngữ nói về con người : câu 1, 2. + Những câu tục ngữ nói về học tập : câu 4, 5, 6. + Những câu tục ngữ nói về ứng xử : câu 3, 7, 8, 9. II – PHÂN TÍCH TÁC PHẨM 1.Câu 1 : “Một mặt người bằng mười mặt của”. Đây là câu tục ngữ đánh giá và đề cao giá trị của con người trong mối tương quan với giá trị của cải vật chất. Với kết cấu hai về so sánh ngang bằng, vế 1 lấy đối tượng so sánh là con người, vế 2 lấy đối tượng so sánh là của cải (có dị bản là ruộng : Một mặt người bằng mười mặt ruộng). Sự khác nhau ở số từ : một và mười. “Một mặt người” ở đây là phép hoán dụ, lấy bộ phận để thay thế cho cái tổng thể. Dùng mặt người để nói về con người trong tương quan so sánh với mặt của cải hoặc ruộng. Vì sao câu tục ngữ này lại so sánh người và của (hoặc ruộng) ? “Của” là tài sản, là vật chất có thể nói là quý giá của người cũng như ruộng là tài sản quý nhất của những người nông dân, ấy vậy mà mười mặt của mới có thể so sánh với một mặt người. Câu tục ngữ này đề cao giá trị chân chính của con người. Đặt câu tục ngữ này trong hệ thống những câu tục ngữ về con người có thể thấy tư tưởng nhân dân rất nhất quán trong sự đánh giá giá trị cao quý, không gì so sánh của con người : Nếu người nông dân có thể so sánh “mặt người” và “mặt của” thì những người thuộc các nhóm nghề nghiệp khác có thể so sánh người với những đồ vật quý giá khác : Người sống đống vàng (Một sinh mạng con người quý giá bằng cả đống vàng) ; Người ta là hoa đất (Con người là tinh hoa, là những gì đẹp nhất trên mặt đất này) ; Còn người còn của ; Của đi thay người ; Người làm ra của chứ của không làm ra người là những câu tục ngữ mang ý nghĩa tương đồng với câu tục ngữ vừa phân tích ở trên. 2.Câu 2 : “Cái răng, cái tóc là góc con người”. Câu tục ngữ này đánh giá cao và nhắc nhở mỗi chúng ta về hai bộ phận quan trọng trong hình thức, hay rộng hơn là diện mạo con người. Đó là răng và tóc. Góc là cách tính mang tính chất định lượng tương đối của nhân dân, nghĩa là chiếm khoảng một phần tư tổng thể. Quan niệm dân gian cho rằng bên cạnh các bộ phận khác trên cơ thể con người như mắt, mũi, tai, miệng, chân, tay,… thì răng và tóc là hai bộ phận quan trọng nhất chiếm một phần tư giá trị hình thức con người. Đây là lời nhắc nhở mỗi người cần chú ý đến hàm răng và mái tóc thì nó rất quan trọng, qua đó người ta có thể biết được ý thức của mỗi người về bản thân. Có phải vì nhân dân hạ thấp hoặc coi thường các bộ phận khác trên cơ thể con người ? Chắn chắn không phải thế. Lối khái quát trong tục ngữ thường có xu hướng tuyệt đối hóa kinh nghiệm được trình bày và như thế cũng không có nghĩa hạ thấp các đối tượng khác. Muốn nhấn mạnh hai bộ phận răng và tóc đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện hình thức, ở đây là thể hiện tính cách con người vì phải chăng các bộ phận khác như mũi, mắt, chân, tay là những bộ phận trời sinh, khó lòng thay đổi, còn răng và tóc là hai bộ phận nếu con người chú ý cẩn thận chăm sóc thì sẽ đem đến cho người đó vẻ đẹp, sức hấp dẫn cả về hình thức và nói lên tính cách cẩn trọng của họ. Trước đây, vẻ đẹp theo quan niệm dân gian về hàm răng có nét khác với quan niệm hiện nay. Nếu là răng thì răng đen là đẹp, là răng đen nhánh hạt huyền hoặc hàm răng trắng bóng, mái tóc đuôi gà của người con gái hay mái tóc gọn gàng của người con trai đều tạo được thiện cảm cho mọi người. Ngược lại, tóc vàng răng không được chăm sóc dễ bị mọi người chê cười. 3.Câu 3 : “Đói cho sạch, rách cho thơm”. Câu tục ngữ khuyên con người dù trong hoàn cảnh khó khan, khổ cực như thế nào đi nữa thì vẫn phải giữ phẩm cách. Lớp nghĩa đen ở câu tục ngữ này nói về những tình huống cụ thể, con người dẫu đang đói đến đâu thì cũng phải biết phân biệt miếng ăn nào đáng ăn, miếng ăn nào không nên ăn. Cùng ý nghĩa ấy, vế thứ hai của câu tục ngữ nhắn nhủ rằng ai đó dù áo quần có rách rưới (đói, rách biểu trưng cho cảnh ngộ nghèo khó) thì cũng cần giữ cái áo quần rách rưới ấy cho thơm tho, sạch sẽ. Tục ngữ về con người, xã hội không chỉ dừng lại ở lớp nghĩa đen mang tính cụ thể, trực tiếp mà cái quan trọng hơn, câu tục ngữ muốn gửi gắm đến mọi người là lớp nghĩa bóng, nghĩa biểu trưng mang tầm khái quát. Từ lớp nghĩa đen, câu tục ngữ khuyên con người hãy biết giữ nhân cách, nhân phẩm con người trong mọi hoàn cảnh, mọi tình huống. Vật chất, miếng cơm, manh áo luôn có sức cámdỗ mạnh mẽ nhu cầu bản năng của con người. Cuộc tự đấu tranh giữa con người bản năng và con người có ý thức về nhân cách xã hội là vô cùng khó khăn, đặc biệt khi người ta đang trong hoàn cảnh thiếu thốn, khốn cùng về vật chất, nhưng chiến thắng được những cám dỗ vật chất không trong sạch, tốt đẹp ấy, con người mới không bị sa ngã, không bị hoàn cảnh đè bẹp, không bị những phút giây ân hận muộn màng, đáng tiếc. Câu tục ngữ là lời nhắc nhở thường trực, là ước mong tốt đẹp về phẩm giá mà mỗi con người có lòng tự trọng cần khắc ghi. 4.Câu 4 : “Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Câu tục ngữ này có điều đặc biệt là sử dụng tất cả các động từ, trong đó 4 lần động từ “học” được lặp lại mở đầu ở 4 vế, mỗi vế gồm hai từ ngắt nhịp đều đặn học ăn, học nói, học gói, học mở. Ăn, nói là các hình thức không thể thiếu được của mỗi con người gắn với bản năng, với thuộc tính của con người. Đã là con người bình thường hiện ai chẳng ăn, nói. Gói, mở là những hành động đơn giản mà con người thực hiện hàng ngày. Thế mà câu tục ngữ lại nhấn mạnh vai trò của việc học tập, rèn luyện cách ăn,cách nói, cách gói, cách mở. Đó cũng chính là điểm đáng chú ý trong câu tục ngữ này. Cũng là ăn, là nói nhưng để cách ăn nói mang tính xã hội, chuẩn mực của con người có văn hóa, có giáo dục thì lại là điều không phải đơn giản, dễ dàng. Gói, mở là hành động đơn giản nhất nhưng cũng cần được hướng dẫn, cần học cho thành thục để có kỹ năng giải quyết tốt mỗi việc làm dù nhỏ nhất. Con người cần phải được giáo dục và quan trọng nhất là cần tự ý thức rèn luyện mình mọi nơi, mọi lúc để cách ăn nói, giao tiếp, ứng xử cho đúng mực, lịch lãm, sang trọng. Mỗi quốc gia, dân tộc có cách ăn uống mang đặc trưng riêng song điều chung nhất là ăn uống sao cho phù hợp với văn hóa chung. Cách ăn, nói luôn thể hiện tính cách của con người và nền tảng giáo dục gia đình. Tục ngữ, ca dao có nhiều câu nhắc nhở vì điều đó : –Ăn đưa xuống, uống đưa lên. -Ăn trông nồi, ngồi trông hướng. – Đói cho sạch, rách cho thơm, – Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. -Một yêu tóc bỏ đuôi gà, Hai yêu ăn nói mặn mà có duyên,… 5.Câu 5 : “Không thầy đố mày làm nên”. Ý nghĩa của câu tục ngữ này là đề cao vai trò của người thầy đối với sự thành công của mỗi con người. Câu tục ngữ sử dụng lối khái quát kinh nghiệm một cách trực tiếp, không cần thông qua hình ảnh ẩn dụ, ngụ ý mà diễn đạt thẳng tư tưởng của người nói : Không có thầy dạy dỗ, dẫn dắt thì con người không làm nên việc gì đáng kể cả. Đại từ “mày” ở đây chỉ chung đối tượng những người thuộc thế hệ ít tuổi một cách thân mật theo lối dân nói dân gian, “làm nên” nghĩa là làm thành công, có hiệu quả công việc nào đó có ý nghĩa trong cuộc đời người. Cái gọi là “làm nên” ở mỗi người thực ra cũng có những mức độ khác nhau theo quan niệm của từng người song sự thành công dù lớn dù nhỏ cũng không thể thiếu được vai trò của người thầy. Câu tục ngữ sử dụng từ “đố mày” khá độc đáo, là lời thách đố nhưng thực chất là cách khẳng định tạo ấn tượng mạnh cho người nghe về kinh nghiệm mà nhân dân muốn truyền đạt. Nếu hiểu rộng ra, thầy ở đây không phải chỉ là thầy giáo, “mày” ở đây không chỉ là đối tượng học sinh trong nhà trường mà sự dạy và sự học của thầy và người học là vô cùng rộng lớn, lâu dài trong trường học cuộc đời. Người ta có thể là học trò học hỏi những người hiểu biết hơn mình mọi nơi, mọi lứa tuổi. Nghề nghiệp nào cũng cần có sự chỉ bảo, dẫn dắt của thầy từ nghề rèn, nghề may, nghề mộc, nghề thêu đan,… Câu tục ngữ giản dị nhưng chứa đựng sâu sắc tư tưởng triết lí trong sự học hỏi và tư tưởng biết ơn người đã có công lao dạy dỗ ta nên người Uống nước nhớ nguồn. 6.Câu 6 : “Học thầy không tày học bạn”. Câu tục ngữ đưa ra hai vế so sánh, đó là so sánh việc học thầy và việc học bạn. “Học thầy” là học thầy cô giáo, “học bạn” là học hỏi bạn bè. Hai vế được đưa ra trong cấu trúc kiểu so sánh ngang bằng hoặc hơn kém quen thuộc của kết cấu tục ngữ : “không tày” (tày ở đây vốn là từ cổ, có nghĩa là bằng). Nghĩa của câu tục ngữ này là học hỏi bạn bè còn quan trọng hơn, đạt hiệu quả cao hơn học ở thầy cô. Vậy, hai câu tục ngữ 5 và 6 có mâu thuẫn với nhau không ? Có phủ định nhau không ? Thực ra, hai câu tục ngữ này không mâu thuẫn với nhau mà nó có tác dụng bổ sung cho nhau khiến cho cách nhìn nhận của nhân dân về vấn đề tiếp nhận, học hỏi kiến thức thêm toàn diện, đa chiều. Câu Không thầy đố mày làm nên khẳng định vai trò quan trọng không thể thiếu của người thầy trong sự thành công của mỗi con người. Còn câu Học thầy không tày học bạn lại nhằm đề cao việc cần phải khiếm tốn cầu thị, học hỏi bạn bè để tiến bộ, để vươn tới sự hoàn thiện. Thực tế, học bạn và biết học bạn không phải là điều dễ dàng, đơn giản với những ai kiêu căng, tự phụ, luôn cho là mình giỏi hơn người vì bạn bè là những người bằng vai phải lứa với mình. Học ở đây theo quan niệm của nhân dân là học những điều hay, điều tốt. Người biết học bạn là người khiêm tốn, ham học hỏi và chắc chắn dễ thành công. Tục ngữ luôn khái quát kinh nghiệm thực tế của nhiều thế hệ với mong muốn truyền đạt những bài học quý báu đó cho tất cả mọi người bằng lối khái quát mang tính khẳng định tuyệt đối với hình thức ngôn ngữ ngắn gọn, dễ đọng lại trong trí nhớ mọi người. Hai câu tục ngữ này nhắc nhở ta luôn luôn coi trọng việc học thầy và đặc biệt là học tập bạn bè. Người Việt ta vốn trọng đạo thầy trò, coi thầy như cha mẹ : Mùng một tết cha, mùng hai tết mẹ, mùng ba tết thầy. Ở một góc độ khác, nhân dân ra rất coi trọng tri thức toàn diện, thực tế, tôn trọng con người mọi lứa tuổi nên khuyên nhủ con người hãy thực sự cầu thị mà học hỏi bạn bè. Hai câu tục ngữ bổ sung cho nhau khiến nhận thức về sự học hỏi trở nên đầy đủ, toàn diện hơn. 7.Câu 7 : “Thương ngừời như thể thương thân”. “Người” ở đây với ý nghĩa là mọi người. “Thân” là thân thể của bản thân ta. Câu tục ngữ có 6 từ được chia thành hai vế so sánh ngang bằng giữa hai đối tượng người và ta, trong đó liên từ “như thể” rất quan trọng. Câu tục ngữ ngắn gọn này mang giá trị nhân văn vô cùng sâu sắc, nhắc nhở mọi người hãy thương yêu mọi người như yêu chính bản thân mình. Nếu mỗi người biết yêu thương mọi người như yêu bản thân mình thì thật đáng quý. Câu tục ngữ này đã đưa ra một triết lí vô cùng cao đẹp về lòng thương con người, khuyên con người hãy biết yêu đồng loại như yêu chính bản thân mình. Nhiều tôn giáo lớn trên thế giới với cốt lõi tích cực của nó, hướng con người đến những điều thánh thiện nhất qua việc bàn về thái độ, cách ứng xử đối với con người. Ta thấy câu tục ngữ này chứa đựng bài học nhân sinh cao đẹp bằng câu nói mang tính nghệ thuật với diễn đạt thật giản dị, cô đọng. Tục ngữ chứa đựng truyền thống tư tưởng dân tộc một cách bền vững, thuyết phục. Không chỉ là lời khuyên, là ước mong mà trong thực tế có bao nhiêu con người đã có những lí tưởng và hành động cao đẹp mà câu tục ngữ nêu lên. Trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, những người chiến sĩ đã xả thân vì nhân dân, vì đồng đội. Trong những ngày giáp hạt, đói kém, con người đã biết chia nhau củ khoai, hạt gạo cuối cùng. Những thời điểm thiên tai bão lụt, không ít tấm gương quên mình cứu đồng bào gặp nạn. Những con người ấy đã có tấm lòng nhân hậu, mang lí tưởng và truyền thống cao đẹp của dân tộc : “Thương người như thể thương thân”. 8.Câu 8 : “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Từ lớp nghĩa đen, khi ta được ăn quả hoặc rộng ra là thu hoạch một vụ mùa tốt đẹp thì ta phải nhớ đến công ơn người đã bỏ bao công sức trồng cây cho ta ăn, làm nên mùa màng bội thu đó. Câu tục ngữ đã chuyển tải ý nghĩa hàm ẩn sâu sắc, lớn lao hơn là khi ta được hưởng những thành quả nào đó thì ta không thể quên ơn người đã bỏ bao công sức tạo dựng nên những thành quả ấy. Rõ ràng, câu tục ngữ này có thể áp dụng trong mọi trường hợp. Từ ngữ về những vấn đề xã hội thường mang tính đa nghĩa nhờ sử dụng phép ẩn dụ, tạo sự liên tưởng giữa nghĩa đen và nghĩa bóng hay còn gọi là nghĩa hiển ngôn và nghĩa hàm ẩn. Con người khi “ăn quả” biết nhớ tới “kẻ trồng cây” là con người biết trân trọng ý nghĩa, có thủy có chung , hiểu được lẽ nhân – quả, biết đâu là nguyên nhân, đâu là kết quả (hiểu rằng ai đã vất vả, đổ mồ hôi, sôi nước mắt để tạo nên thành quả cho người đời được hưởng thụ). Câu tục ngữ khuyên nhủ con người hãy biết trân trọng, biết tri ân những thế hệ, những con người đã cho ta thành quả từ việc nhỏ đến việc lớn. Việc nhỏ như ăn một quả ngon trái ngọt (dẫu phải mua bằng tiền), việc lớn như công ơn sinh thành nuôi dưỡng của mẹ cha, công ơn của những thế hệ đi trước tạo dựng, giữ gìn quê hương, đất nước mình. Có được thái độ ấy, người ta sẽ biết đánh giá, biết sử dụng hiệu quả những thành tựu của những người đi trước, những người sống quanh ta. Bài học đạo lí ân nghĩa, nhân tình thật lớn lao, thấm thía được gửi gắm trong câu tục ngữ ngắn gọn cùng nghệ thuật ẩn dụ tài tình luôn là lời nhắc nhở con người suy nghĩ và hành động theo tư tưởng truyền thống dân tộc. 9.Câu 9 : Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. Một thân cây dù có xanh tươi, to lớn thì cũng chỉ là một thân cây đơn độc nhưng nếu mỗi thân cây ấy đứng gần nhau, liên kết lại bên nhau thì chính ba cây đơn lẻ ấy sẽ trở thành một tập thể có sức mạnh như một trái núi. Câu tục ngữ này gợi cho ta mối liên tưởng phong phú, sâu sắc về ý nghĩa của sự đoàn kết, của cách thức tạo nên sức mạnh. Muốn làm nên những sự nghiệp lớn lao, cần đoàn kết hợp tác mới thành công. Nếu muốn bẻ cả nắm đũa thì thật khó nhưng nếu tách bó đũa ấy ra để bẻ từng chiếc đũa thì không khó khăn gì. Câu tục ngữ không chỉ đúng mà còn hay và đẹp bởi cách sử dụng hình ảnh trực quan để diễn đạt một chân lí. Trong chiến đấu chống kẻ thù xâm lược và trong công cuộc xây dựng đất nước, câu tục ngữ này luôn luôn phù hợp, luôn luôn đúng, là phương châm hành động và nhắc nhở mỗi con người về bài học đoàn kết, đồng tâm đồng ý chí để tạo nên sức mạnh chiến thắng. *Những câu tục ngữ về con người và xã hội rất phong phú, thường giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ và hàm súc về nội dung biểu hiện. Những câu tục ngữ này tôn vinh giá trị con người, đưa ra nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất, lối sống mà con người cần phải có. Những câu tục ngữ về chủ đề này đã cung cấp cho chúng ta những kinh nghiệm ứng xử, những định hướng và quan điểm sống đúng đắn trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Đây là những bài học quý báu cho mỗi người khi vào đời.
I – NHỮNG TRI THỨC BỔ TRỢ -Tục ngữ về con người và xã hội cung cấp những bài học bổ ích, vô giá trong kinh nghiệm ứng xử của con người đối với cộng đồng. Đây là kinh nghiệm giúp con người ứng xử với nhau khôn ngoan, mềm dẻo, trọn vẹn nghĩa tình ; đồng thời giúp họ tuân theo đúng lề luật mà xã hội đặt ra. Tục ngữ về con người và xã hội cung cấp những kinh nghiệm xem xét, đánh giá hình thức, phẩm chất, giá trị, lối sống của con người (kể cả của giai cấp thống trị) và các hiện tượng xã hội như hiện tượng giàu – nghèo, may – rủi, áp bức – bị áp bức, bất công – công bằng xã hội,… – Chiếm số lượng rất lớn trong kho tàng tục ngữ là nhóm tục ngữ nói về kinh nghiệm ứng xử giữa con người với con người và con người với những vấn đề xã hội. Nhóm tục ngữ này có giá trị lớn vì nó chứa đựng những quan niệm hết sức đa dạng, phong phú và sâu sắc về con người. Trong các câu Tục ngữ về con người và xã hội, có thể chia thành ba nhóm : + Những câu tục ngữ nói về con người : câu 1, 2. + Những câu tục ngữ nói về học tập : câu 4, 5, 6. + Những câu tục ngữ nói về ứng xử : câu 3, 7, 8, 9. II – PHÂN TÍCH TÁC PHẨM 1.Câu 1 : “Một mặt người bằng mười mặt của”. Đây là câu tục ngữ đánh giá và đề cao giá trị của con người trong mối tương quan với giá trị của cải vật chất. Với kết cấu hai về so sánh ngang bằng, vế 1 lấy đối tượng so sánh là con người, vế 2 lấy đối tượng so sánh là của cải (có dị bản là ruộng : Một mặt người bằng mười mặt ruộng). Sự khác nhau ở số từ : một và mười. “Một mặt người” ở đây là phép hoán dụ, lấy bộ phận để thay thế cho cái tổng thể. Dùng mặt người để nói về con người trong tương quan so sánh với mặt của cải hoặc ruộng. Vì sao câu tục ngữ này lại so sánh người và của (hoặc ruộng) ? “Của” là tài sản, là vật chất có thể nói là quý giá của người cũng như ruộng là tài sản quý nhất của những người nông dân, ấy vậy mà mười mặt của mới có thể so sánh với một mặt người. Câu tục ngữ này đề cao giá trị chân chính của con người. Đặt câu tục ngữ này trong hệ thống những câu tục ngữ về con người có thể thấy tư tưởng nhân dân rất nhất quán trong sự đánh giá giá trị cao quý, không gì so sánh của con người : Nếu người nông dân có thể so sánh “mặt người” và “mặt của” thì những người thuộc các nhóm nghề nghiệp khác có thể so sánh người với những đồ vật quý giá khác : Người sống đống vàng (Một sinh mạng con người quý giá bằng cả đống vàng) ; Người ta là hoa đất (Con người là tinh hoa, là những gì đẹp nhất trên mặt đất này) ; Còn người còn của ; Của đi thay người ; Người làm ra của chứ của không làm ra người là những câu tục ngữ mang ý nghĩa tương đồng với câu tục ngữ vừa phân tích ở trên. 2.Câu 2 : “Cái răng, cái tóc là góc con người”. Câu tục ngữ này đánh giá cao và nhắc nhở mỗi chúng ta về hai bộ phận quan trọng trong hình thức, hay rộng hơn là diện mạo con người. Đó là răng và tóc. Góc là cách tính mang tính chất định lượng tương đối của nhân dân, nghĩa là chiếm khoảng một phần tư tổng thể. Quan niệm dân gian cho rằng bên cạnh các bộ phận khác trên cơ thể con người như mắt, mũi, tai, miệng, chân, tay,… thì răng và tóc là hai bộ phận quan trọng nhất chiếm một phần tư giá trị hình thức con người. Đây là lời nhắc nhở mỗi người cần chú ý đến hàm răng và mái tóc thì nó rất quan trọng, qua đó người ta có thể biết được ý thức của mỗi người về bản thân. Có phải vì nhân dân hạ thấp hoặc coi thường các bộ phận khác trên cơ thể con người ? Chắn chắn không phải thế. Lối khái quát trong tục ngữ thường có xu hướng tuyệt đối hóa kinh nghiệm được trình bày và như thế cũng không có nghĩa hạ thấp các đối tượng khác. Muốn nhấn mạnh hai bộ phận răng và tóc đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện hình thức, ở đây là thể hiện tính cách con người vì phải chăng các bộ phận khác như mũi, mắt, chân, tay là những bộ phận trời sinh, khó lòng thay đổi, còn răng và tóc là hai bộ phận nếu con người chú ý cẩn thận chăm sóc thì sẽ đem đến cho người đó vẻ đẹp, sức hấp dẫn cả về hình thức và nói lên tính cách cẩn trọng của họ. Trước đây, vẻ đẹp theo quan niệm dân gian về hàm răng có nét khác với quan niệm hiện nay. Nếu là răng thì răng đen là đẹp, là răng đen nhánh hạt huyền hoặc hàm răng trắng bóng, mái tóc đuôi gà của người con gái hay mái tóc gọn gàng của người con trai đều tạo được thiện cảm cho mọi người. Ngược lại, tóc vàng răng không được chăm sóc dễ bị mọi người chê cười. 3.Câu 3 : “Đói cho sạch, rách cho thơm”. Câu tục ngữ khuyên con người dù trong hoàn cảnh khó khan, khổ cực như thế nào đi nữa thì vẫn phải giữ phẩm cách. Lớp nghĩa đen ở câu tục ngữ này nói về những tình huống cụ thể, con người dẫu đang đói đến đâu thì cũng phải biết phân biệt miếng ăn nào đáng ăn, miếng ăn nào không nên ăn. Cùng ý nghĩa ấy, vế thứ hai của câu tục ngữ nhắn nhủ rằng ai đó dù áo quần có rách rưới (đói, rách biểu trưng cho cảnh ngộ nghèo khó) thì cũng cần giữ cái áo quần rách rưới ấy cho thơm tho, sạch sẽ. Tục ngữ về con người, xã hội không chỉ dừng lại ở lớp nghĩa đen mang tính cụ thể, trực tiếp mà cái quan trọng hơn, câu tục ngữ muốn gửi gắm đến mọi người là lớp nghĩa bóng, nghĩa biểu trưng mang tầm khái quát. Từ lớp nghĩa đen, câu tục ngữ khuyên con người hãy biết giữ nhân cách, nhân phẩm con người trong mọi hoàn cảnh, mọi tình huống. Vật chất, miếng cơm, manh áo luôn có sức cámdỗ mạnh mẽ nhu cầu bản năng của con người. Cuộc tự đấu tranh giữa con người bản năng và con người có ý thức về nhân cách xã hội là vô cùng khó khăn, đặc biệt khi người ta đang trong hoàn cảnh thiếu thốn, khốn cùng về vật chất, nhưng chiến thắng được những cám dỗ vật chất không trong sạch, tốt đẹp ấy, con người mới không bị sa ngã, không bị hoàn cảnh đè bẹp, không bị những phút giây ân hận muộn màng, đáng tiếc. Câu tục ngữ là lời nhắc nhở thường trực, là ước mong tốt đẹp về phẩm giá mà mỗi con người có lòng tự trọng cần khắc ghi. 4.Câu 4 : “Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Câu tục ngữ này có điều đặc biệt là sử dụng tất cả các động từ, trong đó 4 lần động từ “học” được lặp lại mở đầu ở 4 vế, mỗi vế gồm hai từ ngắt nhịp đều đặn học ăn, học nói, học gói, học mở. Ăn, nói là các hình thức không thể thiếu được của mỗi con người gắn với bản năng, với thuộc tính của con người. Đã là con người bình thường hiện ai chẳng ăn, nói. Gói, mở là những hành động đơn giản mà con người thực hiện hàng ngày. Thế mà câu tục ngữ lại nhấn mạnh vai trò của việc học tập, rèn luyện cách ăn,cách nói, cách gói, cách mở. Đó cũng chính là điểm đáng chú ý trong câu tục ngữ này. Cũng là ăn, là nói nhưng để cách ăn nói mang tính xã hội, chuẩn mực của con người có văn hóa, có giáo dục thì lại là điều không phải đơn giản, dễ dàng. Gói, mở là hành động đơn giản nhất nhưng cũng cần được hướng dẫn, cần học cho thành thục để có kỹ năng giải quyết tốt mỗi việc làm dù nhỏ nhất. Con người cần phải được giáo dục và quan trọng nhất là cần tự ý thức rèn luyện mình mọi nơi, mọi lúc để cách ăn nói, giao tiếp, ứng xử cho đúng mực, lịch lãm, sang trọng. Mỗi quốc gia, dân tộc có cách ăn uống mang đặc trưng riêng song điều chung nhất là ăn uống sao cho phù hợp với văn hóa chung. Cách ăn, nói luôn thể hiện tính cách của con người và nền tảng giáo dục gia đình. Tục ngữ, ca dao có nhiều câu nhắc nhở vì điều đó : –Ăn đưa xuống, uống đưa lên. -Ăn trông nồi, ngồi trông hướng. – Đói cho sạch, rách cho thơm, – Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. -Một yêu tóc bỏ đuôi gà, Hai yêu ăn nói mặn mà có duyên,… 5.Câu 5 : “Không thầy đố mày làm nên”. Ý nghĩa của câu tục ngữ này là đề cao vai trò của người thầy đối với sự thành công của mỗi con người. Câu tục ngữ sử dụng lối khái quát kinh nghiệm một cách trực tiếp, không cần thông qua hình ảnh ẩn dụ, ngụ ý mà diễn đạt thẳng tư tưởng của người nói : Không có thầy dạy dỗ, dẫn dắt thì con người không làm nên việc gì đáng kể cả. Đại từ “mày” ở đây chỉ chung đối tượng những người thuộc thế hệ ít tuổi một cách thân mật theo lối dân nói dân gian, “làm nên” nghĩa là làm thành công, có hiệu quả công việc nào đó có ý nghĩa trong cuộc đời người. Cái gọi là “làm nên” ở mỗi người thực ra cũng có những mức độ khác nhau theo quan niệm của từng người song sự thành công dù lớn dù nhỏ cũng không thể thiếu được vai trò của người thầy. Câu tục ngữ sử dụng từ “đố mày” khá độc đáo, là lời thách đố nhưng thực chất là cách khẳng định tạo ấn tượng mạnh cho người nghe về kinh nghiệm mà nhân dân muốn truyền đạt. Nếu hiểu rộng ra, thầy ở đây không phải chỉ là thầy giáo, “mày” ở đây không chỉ là đối tượng học sinh trong nhà trường mà sự dạy và sự học của thầy và người học là vô cùng rộng lớn, lâu dài trong trường học cuộc đời. Người ta có thể là học trò học hỏi những người hiểu biết hơn mình mọi nơi, mọi lứa tuổi. Nghề nghiệp nào cũng cần có sự chỉ bảo, dẫn dắt của thầy từ nghề rèn, nghề may, nghề mộc, nghề thêu đan,… Câu tục ngữ giản dị nhưng chứa đựng sâu sắc tư tưởng triết lí trong sự học hỏi và tư tưởng biết ơn người đã có công lao dạy dỗ ta nên người Uống nước nhớ nguồn. 6.Câu 6 : “Học thầy không tày học bạn”. Câu tục ngữ đưa ra hai vế so sánh, đó là so sánh việc học thầy và việc học bạn. “Học thầy” là học thầy cô giáo, “học bạn” là học hỏi bạn bè. Hai vế được đưa ra trong cấu trúc kiểu so sánh ngang bằng hoặc hơn kém quen thuộc của kết cấu tục ngữ : “không tày” (tày ở đây vốn là từ cổ, có nghĩa là bằng). Nghĩa của câu tục ngữ này là học hỏi bạn bè còn quan trọng hơn, đạt hiệu quả cao hơn học ở thầy cô. Vậy, hai câu tục ngữ 5 và 6 có mâu thuẫn với nhau không ? Có phủ định nhau không ? Thực ra, hai câu tục ngữ này không mâu thuẫn với nhau mà nó có tác dụng bổ sung cho nhau khiến cho cách nhìn nhận của nhân dân về vấn đề tiếp nhận, học hỏi kiến thức thêm toàn diện, đa chiều. Câu Không thầy đố mày làm nên khẳng định vai trò quan trọng không thể thiếu của người thầy trong sự thành công của mỗi con người. Còn câu Học thầy không tày học bạn lại nhằm đề cao việc cần phải khiếm tốn cầu thị, học hỏi bạn bè để tiến bộ, để vươn tới sự hoàn thiện. Thực tế, học bạn và biết học bạn không phải là điều dễ dàng, đơn giản với những ai kiêu căng, tự phụ, luôn cho là mình giỏi hơn người vì bạn bè là những người bằng vai phải lứa với mình. Học ở đây theo quan niệm của nhân dân là học những điều hay, điều tốt. Người biết học bạn là người khiêm tốn, ham học hỏi và chắc chắn dễ thành công. Tục ngữ luôn khái quát kinh nghiệm thực tế của nhiều thế hệ với mong muốn truyền đạt những bài học quý báu đó cho tất cả mọi người bằng lối khái quát mang tính khẳng định tuyệt đối với hình thức ngôn ngữ ngắn gọn, dễ đọng lại trong trí nhớ mọi người. Hai câu tục ngữ này nhắc nhở ta luôn luôn coi trọng việc học thầy và đặc biệt là học tập bạn bè. Người Việt ta vốn trọng đạo thầy trò, coi thầy như cha mẹ : Mùng một tết cha, mùng hai tết mẹ, mùng ba tết thầy. Ở một góc độ khác, nhân dân ra rất coi trọng tri thức toàn diện, thực tế, tôn trọng con người mọi lứa tuổi nên khuyên nhủ con người hãy thực sự cầu thị mà học hỏi bạn bè. Hai câu tục ngữ bổ sung cho nhau khiến nhận thức về sự học hỏi trở nên đầy đủ, toàn diện hơn. 7.Câu 7 : “Thương ngừời như thể thương thân”. “Người” ở đây với ý nghĩa là mọi người. “Thân” là thân thể của bản thân ta. Câu tục ngữ có 6 từ được chia thành hai vế so sánh ngang bằng giữa hai đối tượng người và ta, trong đó liên từ “như thể” rất quan trọng. Câu tục ngữ ngắn gọn này mang giá trị nhân văn vô cùng sâu sắc, nhắc nhở mọi người hãy thương yêu mọi người như yêu chính bản thân mình. Nếu mỗi người biết yêu thương mọi người như yêu bản thân mình thì thật đáng quý. Câu tục ngữ này đã đưa ra một triết lí vô cùng cao đẹp về lòng thương con người, khuyên con người hãy biết yêu đồng loại như yêu chính bản thân mình. Nhiều tôn giáo lớn trên thế giới với cốt lõi tích cực của nó, hướng con người đến những điều thánh thiện nhất qua việc bàn về thái độ, cách ứng xử đối với con người. Ta thấy câu tục ngữ này chứa đựng bài học nhân sinh cao đẹp bằng câu nói mang tính nghệ thuật với diễn đạt thật giản dị, cô đọng. Tục ngữ chứa đựng truyền thống tư tưởng dân tộc một cách bền vững, thuyết phục. Không chỉ là lời khuyên, là ước mong mà trong thực tế có bao nhiêu con người đã có những lí tưởng và hành động cao đẹp mà câu tục ngữ nêu lên. Trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, những người chiến sĩ đã xả thân vì nhân dân, vì đồng đội. Trong những ngày giáp hạt, đói kém, con người đã biết chia nhau củ khoai, hạt gạo cuối cùng. Những thời điểm thiên tai bão lụt, không ít tấm gương quên mình cứu đồng bào gặp nạn. Những con người ấy đã có tấm lòng nhân hậu, mang lí tưởng và truyền thống cao đẹp của dân tộc : “Thương người như thể thương thân”. 8.Câu 8 : “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Từ lớp nghĩa đen, khi ta được ăn quả hoặc rộng ra là thu hoạch một vụ mùa tốt đẹp thì ta phải nhớ đến công ơn người đã bỏ bao công sức trồng cây cho ta ăn, làm nên mùa màng bội thu đó. Câu tục ngữ đã chuyển tải ý nghĩa hàm ẩn sâu sắc, lớn lao hơn là khi ta được hưởng những thành quả nào đó thì ta không thể quên ơn người đã bỏ bao công sức tạo dựng nên những thành quả ấy. Rõ ràng, câu tục ngữ này có thể áp dụng trong mọi trường hợp. Từ ngữ về những vấn đề xã hội thường mang tính đa nghĩa nhờ sử dụng phép ẩn dụ, tạo sự liên tưởng giữa nghĩa đen và nghĩa bóng hay còn gọi là nghĩa hiển ngôn và nghĩa hàm ẩn. Con người khi “ăn quả” biết nhớ tới “kẻ trồng cây” là con người biết trân trọng ý nghĩa, có thủy có chung , hiểu được lẽ nhân – quả, biết đâu là nguyên nhân, đâu là kết quả (hiểu rằng ai đã vất vả, đổ mồ hôi, sôi nước mắt để tạo nên thành quả cho người đời được hưởng thụ). Câu tục ngữ khuyên nhủ con người hãy biết trân trọng, biết tri ân những thế hệ, những con người đã cho ta thành quả từ việc nhỏ đến việc lớn. Việc nhỏ như ăn một quả ngon trái ngọt (dẫu phải mua bằng tiền), việc lớn như công ơn sinh thành nuôi dưỡng của mẹ cha, công ơn của những thế hệ đi trước tạo dựng, giữ gìn quê hương, đất nước mình. Có được thái độ ấy, người ta sẽ biết đánh giá, biết sử dụng hiệu quả những thành tựu của những người đi trước, những người sống quanh ta. Bài học đạo lí ân nghĩa, nhân tình thật lớn lao, thấm thía được gửi gắm trong câu tục ngữ ngắn gọn cùng nghệ thuật ẩn dụ tài tình luôn là lời nhắc nhở con người suy nghĩ và hành động theo tư tưởng truyền thống dân tộc. 9.Câu 9 : Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. Một thân cây dù có xanh tươi, to lớn thì cũng chỉ là một thân cây đơn độc nhưng nếu mỗi thân cây ấy đứng gần nhau, liên kết lại bên nhau thì chính ba cây đơn lẻ ấy sẽ trở thành một tập thể có sức mạnh như một trái núi. Câu tục ngữ này gợi cho ta mối liên tưởng phong phú, sâu sắc về ý nghĩa của sự đoàn kết, của cách thức tạo nên sức mạnh. Muốn làm nên những sự nghiệp lớn lao, cần đoàn kết hợp tác mới thành công. Nếu muốn bẻ cả nắm đũa thì thật khó nhưng nếu tách bó đũa ấy ra để bẻ từng chiếc đũa thì không khó khăn gì. Câu tục ngữ không chỉ đúng mà còn hay và đẹp bởi cách sử dụng hình ảnh trực quan để diễn đạt một chân lí. Trong chiến đấu chống kẻ thù xâm lược và trong công cuộc xây dựng đất nước, câu tục ngữ này luôn luôn phù hợp, luôn luôn đúng, là phương châm hành động và nhắc nhở mỗi con người về bài học đoàn kết, đồng tâm đồng ý chí để tạo nên sức mạnh chiến thắng. *Những câu tục ngữ về con người và xã hội rất phong phú, thường giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ và hàm súc về nội dung biểu hiện. Những câu tục ngữ này tôn vinh giá trị con người, đưa ra nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất, lối sống mà con người cần phải có. Những câu tục ngữ về chủ đề này đã cung cấp cho chúng ta những kinh nghiệm ứng xử, những định hướng và quan điểm sống đúng đắn trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Đây là những bài học quý báu cho mỗi người khi vào đời.
Phần I. Đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Em là ai ? Cô gái hay nàng tiên Thịt da em hay là sắt là đồng ? Cho tôi hôn bàn chán em lạnh ngắt Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung Ôi trái tim em trái tim vĩ đại Còn một giọt máu tươi còn đập mãi Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người! (Người con gái Việt Nam, Tố Hữu, Gió lộng, NXB Văn học, 1961) Câu 1: Đoạn trích trên được sáng tác vào giai đoạn văn học nào? Câu 2: Hình tượng nhân vật trung tâm của đoạn thơ là ai? Hình tượng nhân vật ấy được tác giả thế hiện với thái độ gì? Câu 3: Anh (chị) hãy chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở đoạn thơ đầu. Câu 4: Trong khoảng từ 5 – 7 dòng, trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn đề lẽ sống của tuối trẻ được đặt ra trong khổ thơ cuối cùng của đoạn trích . Phần II. Làm văn (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về bài học mà người cha muốn nói với con trong bài thơ sau: Chẳng ai muốn làm hành khất Tội trời đày ở nhân gian Con không được cười giễu họ Dù họ hôi hám úa tàn Nhà mình sát đường họ đến Có cho thì có là bao Con phải răn dạy nó đi Nếu không thì con đem bán Mình tạm gọi là no ấm Ai biết cơ trời vần xoay Lòng tốt gửi vào thiên hạ Biết đâu nuôi bố sau này… (Dặn con, Trần Nhuận Minh) Câu 2 (5 điểm): Có ý kiến cho rằng: Sông Hương là bản tình ca ca ngợi về thiên nhiên và văn hóa xứ Huế. Qua phân tích tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường), hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. |
THẦY KHƯƠNG TRÊN FACEBOOK
|