Bài văn đạt giải quốc gia năm 2007 ( số 2)
Không có phản hồi
Bài văn đạt giải quốc gia năm 2007 ( số 2) Câu 1.
Phải nói rằng trên cùng một vấn đề về nhận thức, hai nhà tư tưởng vĩ đại của chúng ta đã nhìn nhận ở những góc độ khác nhau. Phương châm của Ăng-ghen là gì? Thà phải tìm hiểu sự thật suốt đêm còn hơn nghi ngờ nó suốt đời. Câu văn sử dụng cặp từ hô ứng: Thà… còn hơn, thể hiện rất dứt khoát tư tưởng và thái độ của người nói. Ăng-ghen đề cao việc tìm hiểu sự thực: một đêm tìm hiểu sự thực sẽ tránh được sự hoài nghi suốt một đời. Thà bỏ công, bỏ sức suốt đêm cho sự thực còn hơn là để suốt đời mang nỗi nghi ngờ. Dễ nhận thấy Ăng-ghen ủng hộ và đề cao tính chân lí và yêu cầu tất yếu của việc tìm hiểu bản chất của vấn đề. Đó cũng chính là một trong những tố chất làm nên nhà tư tưởng vĩ đại Ăng-ghen: Luôn đặt ra yêu cầu cao về bản chất của sự việc để từ đó khám phá, tìm hiểu. Đó chính là con đường đến với ánh sáng của trị thức nhân loại.
Cũng là vấn để nhân thức, C. Mác lại dưa ra một câu châm ngôn có vẻ đối lập với người bạn song hành của mình: Hoài nghi tất cả. Ăng-ghen để cao việc tìm hiểu sự thực, còn C. Mác lại đặt sự hoài nghi lên đầu. Ăng-ghen nhìn sự vật bằng con mắt đòi hỏi tim hiểu, khám phá đến bản chất của vấn đề; còn C. Mác lại đặt con mắt hoài nghi lên tất cả. Hoài nghi là không tin, là nghi ngờ. Chẳng phải C. Mác đã đưa sự nghi ngờ bị lép vế ở câu nói của Ăng-ghen lên làm chủ trong câu phát biểu của mình đó sao? Hai tư tưởng lớn không gặp nhau? Đó chi là ý nghĩa so lược của câu nói, là vẻ bề ngoài. Về thực chất, chúng ta vẫn có C. Mác và Ăng-ghen như một sự minh chúng hùng hồn cho sự gặp gỡ kì diệu của hai tư tưởng lớn. Hoài nghi và tin tưởng. Sự thực và vẻ bể ngoài. Hai nhà tư tưởng lớn của chúng ta vẫn có chung một quan điểm về những vấn đề ấy. Nếu nghĩ sâu xa ta sẽ thấy câu nói của C. Mác là một sự thu gọn ý tưởng của Ăng-ghen và câu nói của Ăng-ghen là sự phát triển một cách rõ ràng ý tưởng của người bạn mình. Nói thế, phải chăng khi Ăng-ghen đề cao việc tìm hiểu sự thực, còn C. Mác lại tin tưởng vào con mắt hoài nghi. Hoài nghi chính là để tin tưởng, và có tin tưởng thì ắt phải có hoài nghi Tôi đã từng được nghe một câu châm ngôn rất hay rằng: Sự tin tưởng được xây dựng từ hoài nghi mới là thứ tin tưởng bền vững. Điều đó có đúng không với trường hợp này? Hãy bàn đến câu nói của C. Mác. Hoài nghi tất cả. Là sao? Đừng tin tưởng vào những gì nhìn thấy ở vẻ bề ngoài, phải đặt ra sự nghi ngờ, đặt ra cậu hỏi. Và đã đặt ra câu hỏi thì ắt phải có ý thức đi tìm câu trả lời. Câu trả lời ấy chính là bản chất của vấn để. Hành trình tìm câu trả lời chính là hành trình đi tìm hiểu sự thực mà người bạn tri âm của ông đã nhắc ở trên. Chẳng phải câu nói của C. Mác đã thu gọn lại tư tưởng của Ăng-ghen sao? Sự hoài nghi của C. Mác là điểm khởi đầu cho việc tìm hiểu bản chất của Ăng-ghen. Thế nhưng, đó không thể là sự hoài nghi để mất lòng tin vào tất cả như lão Gô-ri-ô trong thiên truyện của Ban-dắc, cũng không thể chỉ là sự hoài nghi vu vơ. Câu nói của Ăng-ghen đã phát triển rõ ràng hơn tư tưởng của C. Mác: đừng hoài nghi vu vơ rồi để mặc cho nỗi hoài nghi ám ảnh mà hãy bỏ công sức ra, dù là suốt đêm để tìm hiểu sự thực, để tìm được bản chất của vấn đề. Sự hoài nghi để tin tưởng mới là sự hoài nghi có giá trị. Hiểu hai lời phát biểu trong thế đối sánh và bổ sung cho nhau ta sẽ rút ra được nhiều bài học có giá trị trong việc nhận thức. Hoài nghi để tin tưởng – đó chính là con dường đến với ánh sáng của tri thức. Trước mọi sự việc trong nhận thức phải biết đặt ra câu hỏi cho bản chất của vấn đề để tìm tòi, để khám phá. Tôi còn nhớ ngày xưa, tôi rất thích câu hát: Vì sao lại thế, tại vì sao lại thế, sao không thế này mà lại là thế kia. Vi sao lại thế phải tìm ra ngọn ngành, càng thêm hiểu biết chúng ta càng lớn nhanh trong một chương trình khoa học cho thiếu nhi. Sự hoài nghi tốt đẹp luôn là khởi nguồn của sự sáng tạo. Đừng hoài nghi để mất lòng tin, mà phải hoài nghi để tìm ra bản chất, đó chính là sự hoài nghi chân chính cần phải có trong hành trình nhận thức thế giới, tự nhận thức bản thân của con người. Nếu thiếu hoài nghi, hắn nhân loại đã không có một Men-đen từng làm chấn động giới nghiên cứu sinh học. Nếu không có hoài nghi, liệu có không một Ê-đi-xam, một Giêm Oát? Và chắc chắn cũng không có một C. Mác, một Ăng-ghen vĩ đại nếu thiếu đi sự hoài nghi cần thiết ấy. Biết hoài nghi để tin tưởng, biết đâu một ngày nào đó không xa, sẽ có thêm tên bạn, tên tôi trong cuốn biên niên hành trình khám phá tri thức của nhân loại!
Câu 2. Cuộc sống trôi đi, bón mùa vẫn luân chuyển, sự vật cứ bị cuốn vào vòng xoay của tạo hoả. Sinh ra, tổn tại, rồi lại tan biển vào hư vô. Có chăng còn lại mãi với đời chỉ là cái đẹp, phải thế chăng mà vuot qua bao sự băng hoại của thời gian, những tác phẩm văn học vẫn cháy lên một sức sống mãnh liệt với đời như thể để minh chứng một sự thiên vị rất có lí của tạo hoá? Nhưmg văn học lại có những quy luật đào thải riêng của nó, chẳng phải tác phẩm nào sinh ra cũng còn mãi với đời. Sự sống của chúng bắt đầu từ bao giờ? Phải chăng sự tồn tại của nó được quyết định gay chính từ phút kết thúc như lời nhận định: Khi tác phẩm kết thúc, ấy là lúc cuộc sống của nó mới thực sự bắt đầu. Nhận định để cập đến số phận của tác phẩm đặt trong quá trình sáng tác của nhà văn: Khi tác phẩm kết thúc, ấy là lúc cuộc sống của nó mới thực sự bắt đầu. Để làm ra được một tác phẩm cho đời, nhà văn phải như con ong chăm chỉ một giọt ít cho đời từ vạn chuyến ong bay (Chế Lan Viên). Gian khổ, khó nhọc, có khi cả sự quằn quại đau đớn của cảm xúc, người nghệ sĩ mới có thể làm ra một tác phẩm cho cuộc đời. Họ thai nghén, ấp ủ những điều mình tâm đắc từ rất lâu, chỉ chờ đến phút cảm xúc thăng hoa mà nếu không nói ra có thể chết như lời của ai đó từng nói, chính khi ấy tác phẩm được hình thành. Có tác phẩm trôi chảy theo dòng cảm xúc rất trơn tru. Có tác phẩm viết xong rồi lại còn phải sửa chữa, uốn nắn rất nhiều. Vì cho đến khi tác giả đặt bút kết thúc một tác phẩm hoàn thiện, đó mới thực sự là lúc tác phẩm kết thúc. Sự kết thúc ấy chính là một sự hoàn thành và nó là sự kết thúc để mở ra một khởi đầu mới: số phận của tác phẩm: khi tác phẩm kết thúc, ấy là lúc cuộc sống của nó mới thực sự bắt đầu. Tác phẩm kết thúc là lúc đứa con tinh thần của nhà văn ra đời, nhưng người nghệ sĩ không thể tự quyết định cho số phận của nó. Cuộc sống của nó mới thực sự bắt đầu là khi nó đến với công chúng có thể sẽ được hưởng ứng, được trân trọng; cũng có thể sẽ rơi vào quên lãng. Phải chăng đó là một sự nghiệt ngã của nghiệp văn chương, một sự xót xa trớ trêu cho những ai đã mang vào thân cái duyên nghiên bút? Không, đó hoàn toàn là một sự lí giải rất hợp lí của quy luật văn học muôn đời. Quy luật của văn chương bao đời nay vẫn vậy. Nó chỉ giữ lại những gì là thực chất, là sáng tạo, là có ý nghĩa. Tác phẩm văn học chỉ tồn tại khi nó có ý nghĩa với cuộc đời. Điều này không phải do nhà văn quyết định. Tác phẩm anh viết ra, dù có thể là gan ruột, là tâm huyết, là sự kì công gọt giũa của bản thân anh, nhưng hỡi ôi, nếu nó quá xa vời với cuộc sống ngoài kia, nó chi diễn được những ý quá ư bằng phảng và dễ dãi (Nam Cao), nó không có gì sáng tạo… thì quy luật của văn chương chắc chắn sẽ vẫn đào thải và phủ định sự cố gắng của anh. Người nghệ sĩ làm ra tác phẩm nhưng không thể quyết định số phận của nó là bởi lẽ vậy. Tác phẩm ấy là nỗi lòng của nhà văn những nó phải đến được với công chúng và quan trong hơn là phải đi được vào lòn công chúng. Độc giá chính là một bộ phận quan trọng quyết định đến sự thành hay bại, tôn hay vong của một tác phẩm. Một tác phẩm đến được với công chúng phải là tác phẩm không chỉ nói riêng nỗi lòng của người cầm bút, mà phải là tiếng nói đồng ý, đồng chí, đồng tình của tất cả mọi người. Tác phẩm kết thúc là lúc cuộc sống của nó mới thực sự bắt đầu là bởi lẽ ấy. Bất cứ một người nghệ sĩ nào khi cầm bút đều mong muốn mình tìm được một tấc lòng tri âm nơi người đón nhận, luôn mong muốn tác phẩm của mình sẽ nhận được sự ủng hộ của mọi người. Có ai khi gửi lòng mình lên trang giấy lại không khao khát một điều như vậy? Thế nhưng chẳng phải tác phẩm nào cũng theo mong muốn của họ. Có những người cả đời theo nghiệp bút nghiên vẫn không làm nên được điều gì đáng kể. Chẳng phải mãi đến năm 1941, khi Chí Phèo ra đời, chúng ta mới biết đến một Nam Cao, và từ đó mới có một Nam Cao trong nền văn học Việt Nam? Chắc hẳn rằng khi viết Chí Phèo, Nam Cao cũng không thể ngờ rằng đó chính là tác phẩm làm nên đời văn của ông. Hay Đôi mắt, chỉ là viết cho đỡ buồn mấy ngày nghỉ tết, nhưng đã gây một chấn động lớn cho giới văn nghệ sĩ lúc bấy giờ, cũng là một điểu không ngờ như chính Nam Cao đã từng tâm sự. Cũng như Nguyễn Bính khi viết Mưa xuân, chàng trai thôn quê ấy đâu có ngờ rằng, cái luới tình mưa xuân trong bài thơ ấy đã trở thành một tín hiệu nghệ thuật giang mắc suốt cả đời thơ của ông? Nghệ sĩ khi cảm bút đều mong muốn mình làm được một điểu gì, nhưng không thể hoàn toàn quyết định được những điều đã định ấy. Vậy điều gì đã tạo nên sức sống cho những tác phẩm của họ? Chắc chắn một Chí Phèo, một Đôi mắt, một Mưa xuân đã được sinh ra và tổn tại với cuộc đời cũng chính từ phút ấy là do nó đã đáp ứng duoc những yêu cầu khắc nghiệt của quy luật văn học muôn đời. Đó là những tác phẩm chân chính đã được độc giả, thời gian và cả quy luật khắc nghiệt của văn chương kiểm chứng, thừa nhận. Một Chí Phèo đi vào lòng người đọc ở tiếng kêu nhức nhối đòi quyền làm người. Một Đôi mắt được trân trọng bởi nó là tuyên ngôn nghệ thuật của cả một thế hệ trí thức tiểu tư sản trong đời sống cách mạng của dân tộc. Mưa xuân lắng đọng vào lòng người ở cảnh Việt, hồn Việt, nhỏ bé dung dị mà đằm thắm, sâu xa. Tất cả là những tác phẩm chân chính và thật sự có giá trị đó đã vượt lên trên mọi bờ cõi và giới hạn… ca ngợi tình thương, lòng bác ái, và sự công bình… nó làm cho người gần người hơn (Nam Cao). Thế nhưng, không thể phủ định hoàn toàn rằng số phận tác phẩm nằm ngoài khả năng quyết định của tác giả. Sự sống của tác phẩm, trước hết phải do chính nó và người làm ra nó quyết định. Những người khốn khổ không thể lay động trái tim người đọc nếu Huy-gô không đặt vào đó cả một tấm lòng nhân đạo lớn lao cho những kiếp người nhỏ bé. Và sẽ có một tập đại thành Truyện Kiều không nếu Nguyễn Du không gửi gắm vào dó cả cái tâm và cái tài của mình? Vấn đề được đặt ra với người cảm bút muốn viết lên những tác phẩm có giá trị thực sự để phút mà tác phẩm kết thúc cũng chính là lúc sự sống của nó bắt đầu phải chăng là việc kết hợp giữa cái tài và cái tâm. Như Nguyễn Du đã từng nói: Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài. Phải chăng? Quy luật văn chương nghiệt ngã nhưng chắc chắn sẽ vẫn có những nghệ sĩ được đền đáp xứng đáng với tài năng và tâm huyết của mình. Và, sự đền đáp lớn lao nhất chính là khi tác phẩm của họ được sinh ra, được tồn tại mãi mãi với cuộc đời.
Câu 3. Vẫn còn đâu đó vang vọng tiếng còi tàu hối hả và ánh nhìn trẻ thơ đau đáu từ bóng tối thăm thẳm dõi vào cõi rực rỡ mà xa xăm, khuất lấp. Còn đây không vẹn nguyên một phố huyện nghèo nàn, một miền không gian xám ngắt và lặng buồn? Thạch Lam đang ở chốn nào, có còn dõi theo ánh nhìn mà ông đã từng thao thức, xót xa: Chuyến tàu đêm nay không đông như mọi khi, thưa vắng người và hình như kém sáng hơn. Nhưng họ ở Hà Nội về! Liên lặng theo mơ tưởng. Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo. Con tàu như đem một chút thế giới khác đi qua. Một thế giới khác hẳn, đối với Liên, khác hẳn cái vầng sáng ngọn đèn của chị Tí và ánh lửa của bác Siêu. Đêm tối vẫn bao bọc chung quanh, đêm của đất quê, và ngoài kia, đồng ruộng mênh mang và im lặng. Ám ảnh trong tôi là một đôi mắt. Dù Thạch Lam không có từ ngữ nào nhắc đến ánh nhìn trong đoạn văn trên. Vậy mà sao vẫn thấy bứt rứt, thấy không yên. Đã từng thương biết bao một ánh mắt nào tuyệt vọng dõi theo trong buổi tiễn đưa chồng ra trận trong Chinh phu ngâm, nhớ làm sao ánh mắt nào buồn lặng lưu luyến trong quan san cách trở của buổi tiễn đưa Kiều – Thúc…, giờ lại thấy khô yên một ánh mắt nào lặng theo mơ tưởng. Thật buồn! Thật thấm! Truyện của Thạc Lam vẫn đi vào lòng người như vậy: nhẹ nhàng thôi mà sâu lắng và thấm thía đến không ngờ. Hai đứa trẻ chỉ đơn thuần là câu chuyện về hai đứa trẻ: Liên và An trong một phố huyện nghèo và buồn lặng. Hai chị em như hai mầm cây thiếu ánh dượn cứ từng ngày héo úa đi trong một miền không gian vắng hoàn toàn hơi thở của sự sống. Thế nhưng Thạch Lam không để nhân vật của mình chìm đắm trong bể sầu nhân thế ấy. Ám ảnh trong suốt thiên truyện là sự đối lập của ánh sáng và bóng tối Những người dân phố huyện dường như sống nhiều và chìm nhiều hơn trong bột: tối, một thứ bóng toi “nhẫn nại và uất ức” (Ngô Tất Tố). Thế nhưng, sống trong bóng tối họ vẫn không thôi khao khát: chừng ấy người trong bóng tối mong đợi mi cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hàng ngày của họ. Một cái gì mờ nhạt mà bâng quơ quả! Nhưng họ vẫn bấu víu, vẫn hy vọng và ít ra họ vẫn còn biết hi vọng trông chờ. Vậy là sự sống không tắt hắn. Nó không vô nghĩa hoàn toàn như cuộc sống của Quỳnh, của Giao trong Toả nhị Kiều, vì sống mà chẳng mong đợi gì hết. Thạch Lam vẫn để cho nhân vật của mình khát khao, mơ ước. Và điều ông có thể mang lại cho họ chỉ là một chuyến tàu đêm. Chỉ là một chuyến tàu đêm nhưng chứa đựng bao ý nghĩa nhân văn cao cả. Đêm nào Liên và An cũng thức đợi tàu và dường như cái công việc ấy là việc có ý nghĩa nhất để hai chị em kết thúc một ngày Đêm nay cũng vậy. Một chuyến tàu đêm lại lướt qua cuộc sống của hai chị em. Nó có ý nghĩa lắm vì nó mang chở về một miền kí ức xa xưa, đẹp đến lung linh về Hà Nội. Thế nên dù tàu không đông như mọi khi, thưa vắng người và hình như kém sáng hơn, vẫn đủ khơi gợi đủ làm Liên lặng theo mơ tướmg. Vẫn là cái chất văn nhẹ nhàng, bàng bạc chất thơ ấy. Cứ đều đều, chậm rãi, mà lắng đọng vào lòng người đọc bao điều. Một ánh mắt lặng theo mơ tưởng. Đẹp mà buồn, mà mang theo bao tâm trạng. Nó là sự hoài niệm về một Hà Nội xa xăm, sáng rực vui vẻ và huyên náo. Đây là câu văn duy nhất có nhịp điệu nhanh trong toàn đoạn. Và đây vẫn là sự đối lập giữa ánh sáng và bóng tối: một thế giới khác hắn… vầng sáng quanh ngọn đèn của chị Tí và ánh lửa của bác Siêu. Đó chính là ánh sáng của đoàn tàu, thứ ánh sáng hắt ra từ những toa sang trọng, kền và đồng lấp lánh, nó khác hẳn những vầng sáng nhỏ bé, yếu ớt ở phố huyện. Đó là thứ ánh sáng rực rỡ nhất, toả sáng nhất bắt gặp ở cuối thiên truyện. Nhưng đi kèm với nó vẫn là đêm tối, một thứ đêm tối lặng buồn, đêm của đất quê… mênh mang và yên lặng. Chao ôi! Có rực sáng, có cháy lên để rồi lại chìm vào bóng tối. Cảm thông và cảm thương thay cho kiếp sống nhỏ nhoi, quẩn quanh, mỏi mòn trong bóng tối tù đọng! Trân trọng sao một tấm lòng nhân đạo, một trái tim biết đập bổi hồi những nhịp đập sẻ chia. Cứ ám ảnh trong tôi một ánh mắt buồn lặng theo mơ tưởng. Cứ khắc khoải không yên một vầng sáng và một bóng đêm. Tấm lòng nhân đạo của Thạch Lam đã hát lên ngời sáng và ông mãi ở lại với đời chính bởi những điều bình dị ấy. Phải chăng? (Bài đoạt giải Nhì – 17/20 điểm)
NHẬN XÉT
Những yêu cầu đề cài đặt ra về cơ bản đã được đáp ứng trong bài làm. Ở câu 1, người viết tỏ ra khá thông minh và chắc tay khi sử dụng thao tác nghị luận đối sánh để luận bàn về mối quan hệ giữa việc tìm hiểu sự thật và sự hoài nghi trong cuộc sống qua hai câu nói của C. Mác và Ăng-ghen. Người viết khẳng định: Hiểu hai câu châm ngôn trong thế đối sánh và bổ sung cho nhau ta sẽ rút ra được nhiều bài học có giá trị trong việc nhận thức. Hoài nghi để tin tưởng – đó chính là con đường đến với ánh sáng của tri thức. Lối viết theo hình thức tranh biện khiến bài viết có sức hấp dẫn. Ở câu 2, người viết hiểu đúng và trúng đề bài, luận bàn tương đối rõ ràng về mối liên hệ giữa nghệ thuật và đời sống, giữa sáng tạo và tiếp nhận, nhấn mạnh vai trò của người đọc tri âm và là người đồng sáng tạo, người quyết định đến đời sống thực sự của tác phẩm nghệ thuật. Tuy nhiên, phần minh chứng qua các tác phẩm văn học chưa sâu, dẫn chứng chưạ chọn lọc nên chưa để lại những ấn tượng riêng cho người đọc. Ở câu 3, người viết đã tạo nên một bài văn cảm thụ giản dị, nhẹ nhàng mà cũng không kém phần ám ảnh, có phần tương thích với vẻ đẹp văn chương Thạch Lam. Dù chỉ gợi được một vài vẻ đẹp về nội dung và nghệ thuật của đoạn văn nhưng bài viết cũng đã cho người đọc phần nào thấy được vẻ độc đáo của văn Thạch Lam. Nếu lập ý rõ hơn, nêu luận điểm khúc chiết hơn, biết đặt đoạn văn trong chinh thể tác phẩm để làm nổi bật được chủ đề tư tưởng và thấy rõ phong cách nghệ thuật của tác giả thì bài viết có lẽ sẽ có sức hấp dẫn hơn.
Phần I. Đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Em là ai ? Cô gái hay nàng tiên Thịt da em hay là sắt là đồng ? Cho tôi hôn bàn chán em lạnh ngắt Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung Ôi trái tim em trái tim vĩ đại Còn một giọt máu tươi còn đập mãi Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người! (Người con gái Việt Nam, Tố Hữu, Gió lộng, NXB Văn học, 1961) Câu 1: Đoạn trích trên được sáng tác vào giai đoạn văn học nào? Câu 2: Hình tượng nhân vật trung tâm của đoạn thơ là ai? Hình tượng nhân vật ấy được tác giả thế hiện với thái độ gì? Câu 3: Anh (chị) hãy chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở đoạn thơ đầu. Câu 4: Trong khoảng từ 5 – 7 dòng, trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn đề lẽ sống của tuối trẻ được đặt ra trong khổ thơ cuối cùng của đoạn trích . Phần II. Làm văn (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về bài học mà người cha muốn nói với con trong bài thơ sau: Chẳng ai muốn làm hành khất Tội trời đày ở nhân gian Con không được cười giễu họ Dù họ hôi hám úa tàn Nhà mình sát đường họ đến Có cho thì có là bao Con phải răn dạy nó đi Nếu không thì con đem bán Mình tạm gọi là no ấm Ai biết cơ trời vần xoay Lòng tốt gửi vào thiên hạ Biết đâu nuôi bố sau này… (Dặn con, Trần Nhuận Minh) Câu 2 (5 điểm): Có ý kiến cho rằng: Sông Hương là bản tình ca ca ngợi về thiên nhiên và văn hóa xứ Huế. Qua phân tích tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường), hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. |
THẦY KHƯƠNG TRÊN FACEBOOK
|