Bài văn đạt giải quốc gia (BÀI LÀM SỐ 5)
Không có phản hồi
Bài văn đạt giải quốc gia (BÀI LÀM SỐ 5)
Câu 1. Đèn phụt tắt. Cả không gian ngập chìm trong bóng tối. Mọi người nhốn nháo xôn xao. Chị chủ nhà tìm đến ngăn kéo bàn, lấy ra một ngọn nến và tháp sáng. Ngọn nến cháy lên đem ánh sáng tới cho mọi người. Không gian trở nên màu nhiệm và lung linh hơn. Và để cố chứng tỏ tầm quan trọng của mình, ngọn nến ấy cố với theo ngọn gió đang lùa qua cửa sổ. Và rồi nó lại phụt tắt. Mọi người lại xôn xao. “Mọi người không có mình, không có mình, tất cả sẽ chìm trong bóng tối”. Cây nến đắc chí thầm nhủ như vậy. Bỗng nhiên chị chủ nhà lại cất nó vào ngăn kéo tủ, đem ra một cây đèn dầu và thắp lên. Vậy là, ngọn nến ấy lại nằm một mình trong ngăn kéo tủ lạnh lẽo, và cô đơn… Đọc được câu chuyện này trong cuốn sách mẹ mua cho tôi, tôi bất chợt nhận ra nếu tôi không sống hết mình, nếu tôi không “cháy lên” thì dù quan trọng đến dường nào tôi vẫn chỉ là một người võ nghĩa trong cuộc sống này. Đây cũng chính là châm ngôn sống tôi chọn cho mình trong thời đại hiện nay- thời của công nghệ số, của thế giới phẳng, của thế hệ thanh niên trẻ – những chủ nhân tương lai của đất nước. Tôi là một cô bé mười bảy tuổi. Đầy hoài bão và ước mơ. Tôi chưa đủ chín chắn để trải nghiệm cuộc đời nhưng tôi cũng không còn nhỏ nữa để cần hiểu biết về cuộc sống. Tôi rất thích câu nói này: “Tuổi mười bảy bẻ gãy sừng trâu, tuổi mười tám người ta bẻ gãy cổng trường đại học”. Tôi đang đứng giữa ngưỡng của cuộc đời, giữa tuổi mười bảy vẫn mộng mơ và tuổi mười tám đầy khát vọng. Tôi cần chon một hướng đi, một cách sống cho riêng bản thân mình. Và tôi chọn lối sống cháy hết mình, sống nhiệt thành, nhiệt huyết, sống không vị kỉ – lối sống của một ngọn nến đang cháy. Có người đã từng nói rằng: “Nếu bạn không cháy lên, nếu tôi không cháy lên, nếu chúng ta không cháy lên thì làm sao bóng tối có thể trở thành ánh sáng”. Tôi tự nhủ mình cũng phải “cháy lên” như thế, phải sống hết mình, sống tận độ, nhiệt thành thì cuộc đời này mới có ý nghĩa, thì bóng tối mới hoá thành ánh sáng được. Tôi muốn đem ngọn lửa của tình yêu thương, ngọn lửa đẩy ánh sáng và sự ấm áp ấy đến với tất cả mọi người. Ngọn nến kia dù có phải chịu cái nóng, chịu sự tan chảy của sáp nến vẫn cứ bùng cháy lên; như con chim kia dù phải đau đớn trong bụi mận gai vẫn chịu đau để cất lên tiếng hót tuyệt diệu cho đời. Tôi cũng muốn được như thế, cũng muốn hiến dâng cho đời dù phải chịu đắng cay gian khổ thậm chí cả sự tủi nhục. Tôi vẫn biết rằng để làm được điều ấy không phải chuyện đơn giản. Tôi vẫn chưa đủ lớn để hiểu, tôi vẫn sống ích kỷ, vị kỉ, chỉ biết tốt cho bản thân mình. Tôi vẫn ngại khó, ngại khổ. Nhiều khi tôi vẫn không muốn “cháy lên”. Nhưmg tôi biết một điều rằng trong một con người ai cũng có phần tốt phần xấu, ai cũng có cái thánh thiện, cũng có cái ác quỷ. Tôi tự nhận thức thấy cái chưa tốt của mình, như ngọn nến kia muốn vụt tắt, không muốn cháy vì sợ đau, sợ nóng, thế nên tôi ước sao tôi muốn sống như một ngọn nến đang cháy. Tôi muốn sống có ý nghĩa với đời, không hoài phí từng giây, từng phút, tôi muốn dâng hiến cho đời hơi ấm và ánh sáng như ngọn nến kia, dù chỉ mong manh thôi nhưng cũng đủ làm ấm lòng một trái tim ai đó. Tôi không muốn mình sinh ra, mất đi, sống trên đời mà không ai quan tâm, không ai biết đến. Tôi sinh ra để sống, chứ không phải để tồn tại. Mẹ vẫn thường kể cho tôi nghe tấm gương về những người chiến sĩ anh hùng, về những nhà bác học, về những người thanh niên tình nguyện… Họ là những con người dâng hiến cả tuổi trẻ, tình yêu, cả cuộc đời, thậm chí là cả tính mạng cho đất nước, cho con người. Họ cháy hết mình, toả rạng ngời chói sáng ngày cá khi ho d mất đi. Đó là anh Tô Vĩnh Diện chèn lưng cứu pháo, là anh Phan Đình Giót lày thá mình bịt lỗ châu mai, là chị Trần Thị Lý dù điện giật, dùi đảm, dao cắt, lửa nung van “không giết được em người con gái anh hùng”. Đó là những con người đẹp nhất, đó là những ngọn nến” cháy sáng nhất, làm đẹp cho đời, tô điểm them cho trang vàng lịch sử. Họ đã sống hết mình, nhiệt thành, nhiệt huyết, ho hiến dâng, trao trọn cả cuộc đời cho Tổ quốc, cho độc lập non sông. Tôi thích Su-tơ, con chiên ngoan đạo của Chúa. Ông đã dâng hiến cả cuộc đó cho đất nước, cho châu Phi – lục địa đen. Ông ra đi, rời khỏi quê hương yêu đầu, gử trọn cuộc đời nơi xứ người. Ông khám chữa bệnh cho người dân châu Phi mà không lấy của họ một đồng, một cắc, họa chăng đó chỉ là nải chuối, là mấy quả trứng gà người dân vì thương yêu ông mà biếu tặng. Niềm vui của ông là đem thuốc, đem tài của mình cống hiến cho đời. Không vì tiền, không vì lí do gì cả. Chỉ là bởi lòng thương người, bởi lẽ sống hiến dâng mà thôi. “Sống là cho, đầu chỉ nhận riêng mình”. Bạn thấy đấy. Họ cũng giống tôi, giống bạn, giống như bao người khác nữa, họ bình thường lắm mà cũng cao cả, vĩ đại lắm. Sống với họ là phải biết cháy lên, biết cống hiến cho đời. Lẽ sống tưởng là giản đơn thôi mà mấy ai làm được. Họ mất đi nhưng những gì họ để lại còn sống mãi, như ánh sáng và hơi ấm của ngọn nến kia vẫn toả rạng cho đời! Tôi là một người trẻ, một chủ nhân tương lai của đất nước. Tôi cần biết mình phải làm gì, sống như thế nào để mình có ý nghĩa với đời. Tôi cần phải bốc cháy, cần phải toả rạng. Tôi không muốn mình cứ mãi nằm im lim, cô đơn trong góc tủ kia để rồi không ai nhớ đến. Cuộc sống ngày nay hiện hữu rất nhiều những con người sống khép mình, sống vị kỷ, ich kỷ, họ không muốn đốt cháy mình. Chính điều đó làm nảy sinh dần dần căn bệnh vô tâm, vô cảm trong họ. Họ sinh ra mà không ai biết đến, họ sống mà không ai nhớ, ai hay. Họ là những cây nến đang dần dần mốc meo trong tủ. Bạn , là một người Việt trẻ, hãy sống sao cho ra sống. Đừng để mình tàn lụi vô nghĩa. Hãy sống sao để “khi sinh ra, bạn khóc còn mọi người cười, khi mất đi bạn cười, mọi người khóc”. Hãy sống như Steven Job, ông trùm của quả táo cắn dở bạn nhé. Tôi và bạn và,… chúng ta là những ngọn nến sẵn sàng cháy sáng lên!
Câu 2. Có một nhà văn đã từng nói rằng: “Nghệ thuật là sự vươn tới, hướng về, níu giữ tính người cho con người”. Con người không chỉ là tâm điểm của cuộc sống mà còn là là đối tượng phản ánh trung tâm của văn học. Con người ở mỗi thời, mỗi giai đoạn được khám phá ở những bình diện khác nhau, trong những mối quan hệ khác nhau. Các nhà thơ, nhà văn nhân đạo lớn thường gửi vào sáng tác một cách nhìn sâu sắc về con người, cách nhìn này hướng đến đời sống nội tâm và cảm xúc. Nguyễn Minh Châu đã nói rằng: “Cuộc sống và văn học là một đường tròn đồng tâm mà tâm điểm chính là con người”. Con người là đối tượng trung tâm của văn học. Văn học khám phá con người một cách đa chiều, toàn diện. Văn học khác với các bộ môn nghệ thuật khác. Hội hoạ chỉ miêu tả được ngoại hình con người, điều khắc miêu tả con người qua những nét chạm trổ, cũng không đi sâu vào đời sống nội tâm. Văn học thì khác. Nó khám phá con người nhiều chiều, ở mọi phương diện, nó là sự kết hợp, hoà trộn giữa các loại hình nghệ thuật kia. Có hội hoạ, điều khắc, có tâm lí, sinh lí… nhưng đặc biệt văn học khám phá con người ở chiều sâu tâm hồn, ở đời sống nội tâm phong phú mà vô cùng phức tạp. Văn học là “tấm gương xê dịch trên đường lớn”, là bức tranh thu nhỏ của hiện thực cuộc đời. Mà con người là tâm điểm của cuộc sống, thế nên điều hiển nhiên nó cũng là tâm điểm của văn học. Tác phẩm văn học là một chỉnh thể thẩm mỹ. Nó không chỉ phản ánh hiện thực cuộc đời, mà hơn thế nữa, nó phản ánh cả hiện thực lòng người. Nhà văn xây dựng những hình tượng nghệ thuật, tái hiện cuộc sống, qua đó thể hiện tư tưởng quan điểm, thể hiện một cách nghĩ, cách cảm về cuộc đời. Đặc biệt nó còn thể hiện cái nhìn của nhà văn về con người và cuộc đời. Người nghệ sĩ là những người giàu cảm xúc, mẫn cảm và nhạy cảm, vậy nên khác với những người làm việc ở những ngành nghề khác, họ không nhìn cuộc sống hời hợt, bề ngoài mà luôn có cái nhìn sâu sắc, thế hiện chiều sâu của sự cảm nhận và khám phá đời sống của nhà văn. Họ nhìn đời toàn vẹn, soi chiếu con người không chỉ ở bề ngoài mà thâm nhập vào chiều sâu tâm hồn con người, nhìn họ ở bề sâu, bề xa, hướng đến con người ở “đời sống nội tâm và cảm xúc” của họ. Con người vì thế mà hiện lên đầy đủ, toàn diện, mới mẻ hơn trong văn chương. Cái nhìn của người nghệ sĩ không đơn thuần chỉ là quan sát đời sống, phát hiện khám phá con người. Ẩn sâu trong cái nhìn ấy chứa đựng một quan niệm nghệ thuật, cảm hứng nghệ thuật của nhà văn, nhà thơ. Cái nhìn ấy không chỉ là quan điểm của họ về cuộc đời, con người mà còn là tư tưởng, tình cảm, thái độ, cách đánh giá của người nghệ sĩ. Ý kiến trên đã đề cập đến một khía cạnh của vấn đề phong cách, đó là cái nhìn, là quan niệm, cảm hứng, thái độ của nhà văn trước sự khám phá về con người, đặc biệt hướng đến đời sống nội tâm và cảm xúc phong phú, phức tạp của họ. Nhà văn Pháp Mác-xen Prút đã từng nói ràng: “Đối với mỗi nhà văn cũng như với người nghệ sĩ, phong cách không phải là vấn đề kĩ thuật mà là vấn để cái nhìn”. Người nghệ sĩ qua mỗi sáng tác của mình không dơn thuẩn chỉ miêu tả, tái hiện cuộc đời mà qua những điều miêu tả ấy họ còn thrrt hiện một quan niệm nhân sinh, một cái nhìn sâu sắc về hiện thực cuộc đời và lòng người. Đặc biệt, cái nhìn ấy chỉ có được ở những người nghệ sĩ ưu tú, ở các nhà văn, nhà thơ nhân đạo lớn” mà thôi. Là người Việt Nam, như bao người xung quanh, tôi rất say mê Truyện Kiều. Tôi yêu kiệt tác dân tộc ấy bởi vẻ đẹp mặn mà, sắc sảo của nàng Kiều, bởi sự tài tử, nho nhã của Kim Trọng, bởi cái “vai năm tấc rộng, thân mười thước cao” của Từ Hải. Tôi yêu cái cảnh ngày xuân, tiết thanh minh, yêu cái “xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” đầy táo bạo mà cũng thật chung tình của Thuý Kiều. Tôi say vẻ đẹp của vầng trăng, mê cái tiếng đàn của nàng Kiều… Và hơn thế nữa, tôi đau đớn bởi nỗi đau của Thuý Kiểu: “Thân lươn bao quản lấm dầu – Chút lòng trinh bạch từ sau xin chừa”. Nàng Kiều đẹp lắm những nàng cũng khổ lắm. Nguyễn Du nhìn Kiểu, cảm Kiểu không chi ở vẻ đẹp của nàng. Ông nhìn Kiểu qua con mắt của một nhà nhân loại từ trong cốt tuỷ, của một người có “con mắt nhìn thấu sáu cõi và tấm lòng nghĩ suốt cá nghìn đời”. Nguyễn Du không chỉ nhìn nàng Kiểu ở vẻ bề ngoài khiến hoa cũng phải ghen, liễu cũng phải hòn, ông đã nhìn nàng Kiều ở vẻ đẹp tâm hồn, ở nỗi đau thân phận. Đêm Kiều trao duyên cho em gái Thuý Vân, trong nàng dấy lên bao nỗi niềm cảm xúc, dằn vặt cũng có, thương mình thương em cũng có, đau đớn xót xa cũng có… Сậy em em có chịu lời, Ngồi lên cho chi lạy rồi sẽ thưa. Chị là người lớn hơn mà cũng phải “cậy em”. Chị không “nhờ” mà là “cậy”. Dường như nàng Kiều đau xót lắm, nàng trao cả niềm tin nơi em, mong em cứu giúp. Từ “chịu” chứ không phải “nhận”, Kiểu “cậy” em mà như có trong đó bắt buộc, nàng “lạy”, nàng “thưa” em như cung cách của một người bề tôi vậy. Tủi hổ lắm chứ, xót xa lắm chứ nhưng Kiều biết làm sao khi ngày mai nàng phải đi theo Mã Giám Sinh rồi. Lời thề giữa nàng và chàng Kim nàng không nỡ tay cắt đứt, thể nên, nàng mới trao duyên cho em, gửi cho em cả mối tình Kim Trọng. Hẳn là Nguyễn Du đau lắm, xót lắm khi để nàng Kiều làm điều này. Có lẽ chỉ có Nguyễn Du mới nhìn thấy vẻ đẹp tâm hồn bên trong cô gái nhan sắc nghiêng nước nghiêng thành này. Với Nguyễn Du, Kiều đẹp cả ngoại hình lẫn tâm hồn. Hiếu nghĩa, thuỷ chung, bao dung, độ lượng, tình nghĩa sắt son… có lẽ vẻ đẹp tâm hồn của bất cứ người phụ nữ nào cũng hội tụ đầy đủ trong nàng. Nguyễn Du nhìn Kiều con mắt nhân đạo, khám phá nàng ở chiều sâu, vẻ đẹp tâm hồn. Văn học trung đại là thời của phi ngã. Khi ấy, cái tôi cá nhân chưa được thức tính, người nghệ sĩ khám phá con người không hoàn toàn đi sâu vào tâm lí, diễn biến tâm lí phức tạp của nhân vật. Đến kỷ nguyên mới của nền văn học nước nhà nghệ sĩ thâm nhập vào những ngõ ngách sâu kín của con người, nhìn con người toàn vẹn và đa chiều hơn, tính cách con người phức tạp hơn. Nam Cao, đỉnh cao của văn học hiện thực phê phán là một trường hợp như thế. Dù là người đến muộn, khi mảnh đất đề tài nông dân đã được bao người xới xáo, nhưng Nam Cao đã cày dược những đường cày tuyệt diệu với cái nhìn hoàn toàn mới về con người. Nam Cao không đi vào nỗi đau bị bản cùng hoá, không đi sâu vào bi kịch miếng cơm manh áo của con người. Ông đặt nhân vật của mình trong cái bi kịch đau đớn hơn, bi kịch bị tha hoá, bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người – một cái nhìn mới thể hiện chiều sâu của sự cảm nhận và khám phá đời sống của nhà văn. Chí Phèo sinh ra không cha không mẹ, được một anh thả ống lươn nhặt được ngoài bờ ruộng. Hai mươi tuổi Chí làm canh điền cho nhà Bá Kiến – một anh nông dân hiển lành chất phác. Nhưng rồi, trải qua bảy, tám năm tù giam, hắn đã trở ảnh một tên lưu manh, một con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Hắn về làng với cái đầu trọc lốc, với những hình xăm trổ trên người. Hắn tha hoá ngay ở ngoại hình của mình. Nhân hình đã mất, nhân tính cũng mất theo. Hắn uống rượu triền miên, lấy đến chửi làm ngôn ngữ hăng ngày, lấy việc rạch mặt ăn vạ làm nghề kiếm sống. Hắn chửi có bài có bản lắm, chửi trời, chửi đời, chửi dân làng Vũ Đại, chửi ai không chửi nhau với hắn, chửi cha sinh mẹ đẻ ra hắn. Nhưng đau đớn thay, đằng sau tiếng chửi ấy là cái bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của hắn. Hắn muốn, hắn thèm khát giao tiếp với người dù chỉ bằng hình thức thô bỉ nhất là chửi nhau, vậy mà cũng không ai đáp trả hắn. Hắn sinh ra là người mà không được làm người! Nam Cao đích thực là một nhà nhân đạo chủ nghĩa. Nam Cao nhìn đời bằng con mắt hiện thực nghiêm ngặt nhưng ẩn chứa sau đó là đôi mắt của tình thương và lòng vị tha. Nam Cao phát hiện ra vẻ đẹp rất Người của Chí trong một hình hài của một con quỷ dữ. Trong huyết quản của con quỷ dữ ấy vẫn đang chảy dòng máu thơm thảo của một người lương thiện. Nhân tính của Chí Phèo được cứu vớt bởi inh người của Thị Nở. Bát cháo hành của Thị là liều thuốc giải cảm và cũng là giải Cộc cho Chí. Nam Cao đi sâu vào ngõ ngách sâu kín trong tâm hồn Chí, cứu rỗi cái linh hồn Người trong thân xác của một con quỷ. Bằng cái nhìn sâu sắc, bằng con mắt đầy yêu thương nhân hậu vị tha mà Nam Cao đã phát hiện ra chất Người ở bên trong một con vật. Không giống như Nguyễn Công Hoan, nhìn đời như một trường kịch đẩy nghịch lý Nam Cao tìm ra cái chất con người ở bên trong một “con quỷ dữ”. Chí Phèo Người lắm chứ. Hán tỉnh rượu và nghe thấy âm thanh cuộc đời, thấy sợ rượu, hắn thấy buồn: “Chao ôi là buồn!”. Hắn nhớ về ngày xưa, thời mà hắn vẫn ước ao có một gia đình đầm ấm. Khi bị Thị Nở cự tuyệt, hắn níu lấy tay Thị. Cái níu tay ấy chỉ có được ở một con người, rất người, ở một kẻ đang yêu mà thôi. Thị Nở là người tình mà hắn ao ước, là cầu nối duy nhất giữa hần với làng Vũ Đại, và cuộc đời của một kẻ lương thiện. Thị Nở đoạn tuyệt với hắn, hắn còn thiết sống gì nữa. Hắn giết kẻ đã đẩy hàng vào con đường này và rồi tự tử. Hắn sống cuộc đời của một con quỷ dữ nhưng chết cái chết của một con người: “Ai cho tao lương thiện?”. Nam Cao thâm nhập vào đời sống nội tâm của Chí Phèo và phát hiện ra chất người trong đó. Bề ngoài, Nam Cao chí nhìn Chí là một thằng lưu manh, một con quỷ dữ. Nhưng ẩn sau đôi mắt hiện thực nghiêm ngặt ấy là một cái nhìn đầy độ lượng vị tha, cái nhìn của tình thương, cái nhìn của một con người luôn đau đáu về sự xói mòn nhân cách của con người. Nam Cao đã tìm thấy chất người lương thiện trong một hình hài đẩy quái dị ấy. Đấy chính là chiều sâu trong cái nhìn về con người của Nam Cao. Ông luôn đặt nhân vật của mình trong tình thế cheo leo nơi bở vực thẳm bên trên là con người, bên dưới là thế giới của con quỷ. Nam Cao cũng tự thử thách mình khi luôn đặt mình trong tình thế cheo leo, một bên là chủ nghĩa nhân đạo, một bên là sự lang nhục con người, trên là hiện thực dưới là chủ nghĩa tự nhiên… buộc ông phải lựa chọn, Chiểu sâu trong cái nhìn của Nam Cao chính là ở chỗ Nam Cao qua cái nhìn ấy ông luôn đau đáu một nỗi niềm, luôn trăn trở một lê đời mà ông luôn tìm kiếm: Nỗi băn khoăn trước tình trạng con người bị xói mòn nhân cách do hoàn cảnh đưa đẩy. Cái nhìn ấy là cái nhìn của một nhà nhân đạo từ trong cốt tuỷ”. Tiến xa hơn một bước nữa, văn học Việt Nam mang tinh thần dân chủ và nhân bản sâu sắc. Nhà văn luôn khám phá con người đặt trong mối tương quan giữa các bình diện. Con người luôn mang trong mình cả rắn rết và rồng phượng, thiên thần và ác quỷ, giữa cái xấu xa và cái tốt đẹp. Người nghệ sĩ luôn nhìn con người ở nhiều chiều, khám phá vẻ đẹp khuất lấp trong tâm hồn con người, tìm ra chất ngọc ẩn sâu trong đó. Nguyễn Minh Châu phát hiện ra vẻ đẹp tâm hồn người đàn bà làng chài: giàu đức hi sinh, yêu thương chồng con, vị tha, hiểu đời ẩn sau vẻ bề ngoài xấu xí đến thô kệch. Nguyễn Khải tìm thấy chất kinh kỳ ngàn năm trong con người bà Hiển dù đã trôi qua bao thời chiến tranh, kinh tế thị trường, thời bao cấp… Người nghệ sĩ, đặc biệt là những nhà văn, nhà thơ nhân đạo lớn là người suốt đời trăn trở, băn khoăn với số phận con người. Họ luôn có cái nhìn bao dung đầy tình thương về con người, họ gắng tìm ra chất ngọc, chất Người đã ẩn sâu trong ngóc ngách tâm hồn con người, tìm ra những vẻ đẹp khuất lấp ở những người tưởng chừng đã không còn là con người nữa. Cái nhìn của người nghệ sĩ không chỉ hiện khả năng quan sát của họ mà ẩn sâu trong đó là cả một quan niệm nghệ thuật, thể quan niệm về con người, cuộc đời, về hiện thực. Cái nhìn ấy thể hiện chiều sâu của sự cảm nhận và khám phá đời sống của nhà văn. Họ lùi ra xa tiến lại gần, thâm nhập vào đời sống nội tâm và cảm xúc” của con người để thấy con người ở cả bể goài, bề sâu, bề sau và bề xa”. Cái nhìn của người nghệ sĩ còn thể hiện phong cách, cá tính sáng tạo của họ, người nghệ sĩ luôn tìm cho mình một cách nhìn mới để tạo nên những “dấu trận riêng” trên “pháp trường trắng”, để lấy được cái “huy chương vàng” trong sự nghiệp sáng tác của mình. (Bài đoạt giải Nhì – 16/20 điểm)
NHẬN XÉT Bài làm đã đáp ứng khá cơ bản những yêu cầu đặt ra trong để bài. Diễn đạt tươg đối lưu loát và trong sáng. Văn viết có cảm xúc, có hình ảnh. Ở câu 1: Người viết chọn cho mình một cách viết riêng, viết văn nghị luận xã hội mà như một cuộc giãi bày, chia sẻ. Tâm thế của người viết là người trong cuộc, viết văn không theo kiểu trả bài mà viết về chuyện của mình, nói từ mình và cho mình nên đã sáng tạo được một bài văn nghị luận với tình ý giản dị, tự nhiên và hấp dẫn. Phương châm sống mà người viết chọn cũng khá hay, bao chứa được sức sống và khát vọng của tuổi trẻ: Và tôi chọn lối sống cháy hết mình, sống nhiệt thành, nhiệt huyết, sống không vị ki – lối sống của một ngọn nến đang cháy. Bố cục bài viết khoa học, lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục, dẫn chứng có chọn lọc, phần mở bài và kết bài viết hay và sáng tạo. Tuy nhiên, khi phác họa được châm ngôn sống cho bản thân, người viết chưa đưa ra được những định hướng về sự lựa chọn cách sống, cách suy nghĩ và hành động của bản thân từ việc xác định châm ngôn sống. Ý văn còn mỏng, có một số ý trùng lặp. Ở câu 2: Ở phần giải thích và bàn luận về ý nghĩa của lời nhận định, người viết phần nào đã bàn trúng được vấn đề khi cho rằng: Con người là đối tượng trung tâm của văn học. Người nghệ sĩ là những người giàu cảm xúc, mẫn cảm và nhạy cảm, vậy nên. Họ nhìn đời toàn vẹn, soi chiếu con người không chỉ ở bề ngoài mà thâm nhập vào chiếu sâu tâm hồn con người, nhìn họ ở bề sâu, bề sau, bề xa, hướng đến con người ở “đời sống nội tâm và cảm xúc” của họ. Con người vì thế mà hiện lên đầy đủ, toàn diện, mới mẻ hơn trong văn chương. Ở phần cảm thụ tác phẩm, người viết chọn Truyện Kiều của Nguyễn Du, Chí Phèo của Nam Cao để minh chứng cho lời nhận định là hợp lí. Vốn kiến thức về tác phẩm sâu sắc, cảm thụ có chọn lọc, bám sát vào vấn để cần làm sáng tỏ. Tuy nhiên, khi người viết khẳng định lời nhận định bàn đến một khía cạnh của vấn để phong cách, đó là cái nhìn, là quan niệm, cảm hứng, thái độ của nhà văn trước sự khám phá về con người, đặc biệt hướng đến đời sống nội tâm và cảm xúc phong phú, phức tạp của họ thì lại có vẻ khiên cưỡng và xa rời vấn đề nêu ở lời nhận định: Các nhà văn, nhà thơ nhân đạo lớn thường gửi vào sáng tác một cách nhìn sâu sắc về con người, cách nhìn này hướng đến đời sống nội tâm và cảm xúc. Nhìn chung, người viết luận bàn chưa sâu để thấy lời nhận định nêu trong đề bài nhấn mạnh đến cách nhìn về con người đặc biệt chú ý đến đời sống nội tâm và cảm xúc như một yếu tố quan trọng làm nên chiều sâu nhân bản và cả hình thức đặc sắc của tác phẩm văn học; đồng thời là một định hướng cần thiết để tiếp nhận sâu sắc hơn giá trị của văn chương nghệ thuật. Câu 2 viết non tay hơn câu 1. Phần I. Đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Em là ai ? Cô gái hay nàng tiên Thịt da em hay là sắt là đồng ? Cho tôi hôn bàn chán em lạnh ngắt Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung Ôi trái tim em trái tim vĩ đại Còn một giọt máu tươi còn đập mãi Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người! (Người con gái Việt Nam, Tố Hữu, Gió lộng, NXB Văn học, 1961) Câu 1: Đoạn trích trên được sáng tác vào giai đoạn văn học nào? Câu 2: Hình tượng nhân vật trung tâm của đoạn thơ là ai? Hình tượng nhân vật ấy được tác giả thế hiện với thái độ gì? Câu 3: Anh (chị) hãy chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở đoạn thơ đầu. Câu 4: Trong khoảng từ 5 – 7 dòng, trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn đề lẽ sống của tuối trẻ được đặt ra trong khổ thơ cuối cùng của đoạn trích . Phần II. Làm văn (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về bài học mà người cha muốn nói với con trong bài thơ sau: Chẳng ai muốn làm hành khất Tội trời đày ở nhân gian Con không được cười giễu họ Dù họ hôi hám úa tàn Nhà mình sát đường họ đến Có cho thì có là bao Con phải răn dạy nó đi Nếu không thì con đem bán Mình tạm gọi là no ấm Ai biết cơ trời vần xoay Lòng tốt gửi vào thiên hạ Biết đâu nuôi bố sau này… (Dặn con, Trần Nhuận Minh) Câu 2 (5 điểm): Có ý kiến cho rằng: Sông Hương là bản tình ca ca ngợi về thiên nhiên và văn hóa xứ Huế. Qua phân tích tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường), hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. |
THẦY KHƯƠNG TRÊN FACEBOOK
|