Đề thi Chuyên ngữ 2019 – 2020 (Đề số 1)
Không có phản hồi
Đề mô phỏng theo dạng thức đề thi Chuyên ngữ hiện hành ĐỀ 3 I.PHẦN TRẮC NGHIỆM Chọn phương án trả lời đúng cho các câu hỏi dưới đây: Câu 1: Câu văn nào sau đây sai lỗi lô- gic ngữ nghĩa?
Câu 2:Bộ phận in đậm trong câu văn sau là thành phần gì? Chỉ có anh lính dõng An Nam bồng súng chào ở cửa ngục là cứ bảo rằng nhìn qua chấn song, có thấy một sự thay đổi nhỏ trên nét mặt người tù lừng tiếng.
Câu 3: Từ nào là quan hệ từ trong câu thơ sau: Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu ( Chinh phụ ngâm, Đoàn Thị Điểm dịch)
Câu 4:Nhận định nào chỉ ra đầy đủ các từ láy xuất hiện trong đoạn văn sau: Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng… ( Vũ Bằng)
Câu 5:Dòng nào sau đây chỉ gồm những từ đồng âm?
Câu 6:Từ nào dùng để xưng hô trong các từ sau: Đã bấy lâu nay bác tới nhà Trẻ thì đi vắng, chợ thì xa. ( Nguyễn Khuyến)
Câu 7:Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ sau: Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió ( Tế Hanh)
Câu 8:Từ in đậm trong câu văn sau bộc lộ thái độ gì? Khốn nạn… Ông giáo ơi!… Nó có biết gì đâu! ( Nam Cao)
Câu 9:Câu văn sau thực hiện hành động nói nào? Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ, thì ông sẽ dỡ cả nhà mày đi, chửi mắng thôi à! ( Ngô Tất Tố)
Câu 10:Xác định chức năng của câu nghi vấn sau:
( Tạ Duy Anh)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ câu 11 đến 15: Khoảng cách thế hệ trong nhiều gia đình, giữa học trò tuổi teen và bố mẹ, thậm chí bố mẹ cũng còn rất ttrer, giờ có thêm tác nhân từ thế giới mạng, hay đúng hơn là sự cám dỗ của việc kết nối. nhiều ông bố bà mẹ không tài nào ngủ được khi thấy đèn của chiếc modem nhấp nháy liên hồi. Có ông bố 23h là tắt nguồn modem. Lập tức nghe thấy một tiếng á kinh dị từ tầng trên, và đôi khi thậm chí cả tiếng làu bàu hồn nhiên không giấu giếm của mấy chàng sinh viên thuê nhà bên cạnh, đêm đêm vẫn hứng song wifi chùa. Nhưng tắt modem rồi vẫn không ngắt được kết nối khi song 3G trên điện thoại vẫn chạy vù vù. Sống là kết nối. Nhưng sống cũng cần có những khoảng lặng ngắt kết nối. Đọc tin và và tương tác với mạng xã hội trên Ipad, nhưng đọc sách thì phải trên một thiết bị cầm tay ngắt kết nối kiểu Kindle Fire. Luyện được cách “ ngắt kết nối” trong thời đại quả là khó khan, nhưng làm được thì bạn mới có thể sống mà không bị cuốn đi theo những vòng xoáy thông tin hỗn độn. Con người khao khát sự kết nối. Rồi một ngày, con người sẽ lại khao khát khoảng lặng ngắt kết nối. Đó không phải là vòng luẩn quẩn nếu nhìn vào những thử thách mà con người cần phải trả để trở nên “ Người” hơn. Bạn có nhận thấy thực ra đó đâu chỉ là việc luyện tập để đọc, đọc hay viết lách. Đó còn là cách tu luyện để giữ tâm hồn mình trong lặng trong bất kì hoàn cảnh nhiễu nhương xao động nào, ở bất cứ nơi đâu. ( Kết nối và ngắt kết nối, Hà Nhân) Câu 11:Tác nhân mới để tăng khoảng cách giữa các thế hệ trong gia đình là gì?
Câu 12:Đoạn văn mở đầu đoạn trích được trình bày theo cách thức lập luận nào?
Câu 13:Khoảng lặng ngắt kết nối được hiểu là
Câu 14:Ý nào nói đúng nhất phép liên kết giữa hai câu văn sau: Sống là kết nối. Nhưng sống cũng cần có những khoảng lặng ngắt kết nối.
Câu 15:Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ câu 16 đến 20: Sự kì lạ của Hạ Long là vô tận. Tạo hóa đã biết dùng đúng chất liệu hay nhất cho cuộc sáng tạo của mình: Nước. Chính nước làm cho Đá sống dậy, làm cho Đá vốn bất động và vô tri bỗng trở nên linh hoạt, có thể động đến vô tận, và có tri giác, có tâm hồn. Nước tạo nên sự di chuyển. Và di chuyển theo mọi cách. Có thể để mặc cho con thuyền của ta mỏng như lá tre tự nó bập bềnh lên xuống theo cơn triều; có thể thả trôi theo chiều gió, theo các dòng chảy quanh co phức tạp giữa các đảo; cũng có thể thong thả khua khẽ mái chèo mà lướt đi, trượt nhẹ và êm trên sóng; có thể nhanh tay hơn một chút để tạo một cảm giác xê dịch thanh thoát ; có thể bơi nhanh hơn bằng thuyền buồm, nhanh hơn nữa bằng thuyền máy, cũng như bay trên các ngọn sóng lượn vun vút giữa các đảo trên ca nô cao tốc; có thể thả sức phóng nhanh hàng giờ, hàng buổi, hàng ngày khắp các trận đồ bát quái Đá trộn với Nước này; mà cũng có thể, như một người bộ hành tùy hứng, lúc đi lúc dừng, lúc nhanh lúc chậm, lúc tiến lúc lùi, thẳng tắp hay quanh co, lao ra những quãng trống hay len lỏi qua các khe hẹp giữa các đảo đá… Và cái thập loại chúng sinh Đá chen chúc khắp Vịnh Hạ Long kia, già đi, trẻ lại,trang nghiêm hơn hay bỗng nhiên nhí nhảnh, tinh nghịch hơn, buồn hơn hay vui hơn,… hóa thân không ngừng là tùy theo góc độ và tốc độ di chuyển của ta trên mặt nước quanh chúng, hoặc độ xa gần và hướng ta đến chúng hay rời xa chúng; còn tùy theo cả hướng ánh sáng rội vào chúng, hoặc đột nhiên khiến cho mái đầu một nhân vật Đá trẻ trung ta chừng đã quen lắm bỗng bạc xóa lên, và rõ rang trước mắt ta là một bậc tiên ông không còn có tuổi. Ánh sáng hắt lên từ mặt nước lung linh chảy khiến những con người bằng đá vây quanh ta trên mặt vịnh càng lung linh, xao động, như đang đi lại, đang tụ lại cùng nhau, hay đang tỏa ra. Hoặc cũng rất có thể , có khi đêm đã xuống, dưới ánh sao chi chit trên bầu trời và chi chit xao động, dưới cả mặt nước bí ẩn nữa, sẽ có cuộc tụ họp của cái thế giới người bằng đá sống động đó, biết đâu!… ( Nguyên Ngọc, Hạ Long – Đá và Nước) Câu 16:Yếu tố nào làm nên sự kì lạ của Hạ Long?
Câu 17:Từ ngữ được in đậm trong đoạn trích có đặc điểm gì?
Câu 18: Dấu chấm phẩy trong các câu văn sau có tác dụng gì? Có thể để mặc cho con thuyền của ta mỏng như lá tre tự nó bập bềnh lên xuống theo cơn triều; có thể thả trôi theo chiều gió, theo các dòng chảy quanh co phức tạp giữa các đảo; cũng có thể thong thả khua khẽ mái chèo mà lướt đi, trượt nhẹ và êm trên sóng; có thể nhanh tay hơn một chút để tạo một cảm giác xê dịch thanh thoát ; có thể bơi nhanh hơn bằng thuyền buồm, nhanh hơn nữa bằng thuyền máy, cũng như bay trên các ngọn sóng lượn vun vút giữa các đảo trên ca nô cao tốc; có thể thả sức phóng nhanh hàng giờ, hàng buổi, hàng ngày khắp các trận đồ bát quái Đá trộn với Nước này; mà cũng có thể, như một người bộ hành tùy hứng, lúc đi lúc dừng, lúc nhanh lúc chậm, lúc tiến lúc lùi, thẳng tắp hay quanh co, lao ra những quãng trống hay len lỏi qua các khe hẹp giữa các đảo đá…
Câu 19:Đoạn trích trên có sự kết hợp của các phương thức biểu đạt nào?
Câu 20:Ý nghĩa của cách liên tưởng thế giới người bằng đá là gì?
II. PHẦN TỰ LUẬN Câu 1:Cho các câu thơ sau: Nắng thiêu bão dập Cỏ vẫn xanh tươi Cứ theo lối cỏ Thì tới chân trời ( Học, Đỗ Trọng Khơi) Hình ảnh cỏ trông đoạn thơ gợi cho em suy nghĩ gì? ( trả lời không quá 100 chữ) Câu 2:Em hãy viết đoạn văn ( từ 150- 200 chữ) cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn Thúy Kiều trông đoạn thơ sau: Tưởng người dưới nguyệt chén đồng, Tin sương luống những rày trông mai chờ. Chân trời góc bể bơ vơ Tấm son gột rửa bao giờ cho phai. Xót người tựa cửa hôm mai, Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ? Sân Lai cách mấy năng mưa; Có khi gốc tử đã vừa người ôm. ( Trích Truyện Kiều, Nguyễn Du) ĐỀ SƯU TẦM Phần I. Đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Em là ai ? Cô gái hay nàng tiên Thịt da em hay là sắt là đồng ? Cho tôi hôn bàn chán em lạnh ngắt Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung Ôi trái tim em trái tim vĩ đại Còn một giọt máu tươi còn đập mãi Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người! (Người con gái Việt Nam, Tố Hữu, Gió lộng, NXB Văn học, 1961) Câu 1: Đoạn trích trên được sáng tác vào giai đoạn văn học nào? Câu 2: Hình tượng nhân vật trung tâm của đoạn thơ là ai? Hình tượng nhân vật ấy được tác giả thế hiện với thái độ gì? Câu 3: Anh (chị) hãy chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở đoạn thơ đầu. Câu 4: Trong khoảng từ 5 – 7 dòng, trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn đề lẽ sống của tuối trẻ được đặt ra trong khổ thơ cuối cùng của đoạn trích . Phần II. Làm văn (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về bài học mà người cha muốn nói với con trong bài thơ sau: Chẳng ai muốn làm hành khất Tội trời đày ở nhân gian Con không được cười giễu họ Dù họ hôi hám úa tàn Nhà mình sát đường họ đến Có cho thì có là bao Con phải răn dạy nó đi Nếu không thì con đem bán Mình tạm gọi là no ấm Ai biết cơ trời vần xoay Lòng tốt gửi vào thiên hạ Biết đâu nuôi bố sau này… (Dặn con, Trần Nhuận Minh) Câu 2 (5 điểm): Có ý kiến cho rằng: Sông Hương là bản tình ca ca ngợi về thiên nhiên và văn hóa xứ Huế. Qua phân tích tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường), hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. |
THẦY KHƯƠNG TRÊN FACEBOOK
|