CHUYỆN CŨ TRONG PHỦ CHÚA TRỊNHCHUYỆN CŨ TRONG PHỦ CHÚA TRỊNH (Trích Vũ Trung tùy bút) A – KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VĂN BẢN
– Đoạn trích Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh miêu tả cuộc sống xa hoa của vua chúa, sự nhũng nhiễu của quan lại thời Lê – Trịnh và bộc lộ thái độ phê phán của tác giả. – Tác phẩm viết theo thể loại tùy bút, ghi chép về người và hiện thực một cách chân thực, cụ thể, sinh động qua đó tác giả bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ, nhận thức, đánh giá của mình về con người và cuộc đời. Sự ghi chép tùy theo cảm hứng chủ quan, có thể tản mạn, không cần gò bó theo hệ thống, kết cấu gì nhưng vẫn theo một tư tưởng, cảm xúc chủ đạo, vì thế giàu chất trữ tình. B – ĐỊNH HƯỚNG TIẾP CẬN VĂN BẢN
-Lối ghi chép chân thực và tỉ mỉ của tác giả đã cho thấy rõ thói ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh và bọn quan lại. Chúa cho xây dựng nhiều cung điện, đình đài ở các nơi để thỏa ý “thích chơi đèn đuốc”, ngắm cảnh đẹp; “Việc xây dựng đình đài cứ liên miên”, hao tiền tốn của. Chúa tổ chức thường xuyên các cuộc dạo chơi ở Tây Hồ (“tháng ba bốn lần”), huy động nhiều người hầu hạ, các nội thần, các quan hầu giá, nhạc công…, bày ra nhiều trò giải trí lố lăng và tốn kém (các nội thần hóa trang giả đàn bà bày hang bán quanh hồ, thuyền ngự dạo trên phố, chốc chốc ghé vào bờ mua bán, dàn nhạc bố trí khắp quanh hồ để làm vui,…). Việc tìm thu vật “phụng thủ” thực chất là cướp đoạt những của quý trong thiên hạ ( chim quý, thú lạ, cây cổ thụ, đá kì lạ, chậu hoa, cây cảnh) về tô điểm cho nơi ở của chúa. Tác giả tập trung miêu tả kĩ việc đưa một cây đa cổ thụ về từ bên kia song, phải một cơ bình hàng trăm người mới khiêng nổi đã cho thấy sự kì công của nhà chúa trong lĩnh vực này, – Các chi tiết, sự việc được ghi lại cụ thể, chân thực, khách quan, không xen lời bình của tác giả, có liệt kê mà miêu tả tỉ mỉ một số sự kiện để khắc họa ấn tượng. Sự việc được miêu tả khách quan nhưng cũng gửi gắm kín đáo thái độ của tác giả.Cảm xúc của tác giả bộc lộ rõ hơn trong đoạn văn miêu tả cảnh trong phủ chúa. Những khu vườn rộng, “đầy trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch”, lại được bày vẽ, tô điểm như “bốn bể đầu non”, nhưng âm thanh lại gợi cảm giác ghê rợn trước 1 cái gì đang tan tác, đau thương chứ không phải trước một cảnh đẹp. Cảnh lạ nơi phủ chúa được tác giả xem là “triệu bất tường”, tức là điềm gở, điềm chẳng lành, như báo trước sự suy vong tất yếu của một triều đại chỉ lo việc ăn chơi xa xỉ, không màng đến quốc gia đại sự.
– Thói ăn chơi xa xỉ của chúa dẫn đến thói nhũng nhiều của bọn quan lại. Thời chúa Trịnh Sâm, bọn hoạn quan hầu cận trong phủ chúa rất được sủng ái, bởi chúng giúp chúa đắc lực trong các trò ăn chơi hưởng lạc. Vì thế, chúng ỷ thế hoành hành, tác oai tác quái trong nhân dân. Chúng tìm vật “phụng thủ” mà thực chất là vừa ăn cướp vừa la làng, người dân bị cướp của tới hai lần, hoặc phải tự hủy bỏ của quý của mình. Bọn hoạn quan vừa vơ vét đầy túi tham, vừa được tiếng mẫn cán trong việc nhà chúa. – Khép lại phần này, tác giả kể lại sự việc xảy ran gay trong nhà mình: bà mẹ của ông đã phải sai đi chặt một cây lê và hai cây lựu quý, rất đẹp trong vườn để tránh tai họa. Cách kể đó đã làm tang sức thuyết phục, khiến người đọc tin vào sự chân thực của câu chuyện và kín đáo gửi gắm thái độ bất bình, phê phán của tác giả. C – TÁC PHẨM – TỪ NHIỀU GÓC NHÌN “Vũ trung tùy bút là tập sách ghi chép có giá trị văn học đặc sắc. Dẫu rằng trong cách nhìn nhận, suy nghĩ, chiêm nghiệm của tác giả ở một đôi chỗ còn có phần thiên lệch và bảo thủ, song nhìn chung tác phẩm đã ghi lại được những hình ảnh chân thực của một đoạn đường lịch sử với đặc điểm phổ biến của xã hội phong kiến Việt Nam ở giai đoạn khủng hoảng và tan vỡ. Cùng với Hoàng Lê nhất thống chí và Thượng kinh kí sự, Vũ trung tùy bút là thiên kí tiêu biểu xuất sắc của mảng văn xuôi giàu tính hiện thực của văn học Việt Nam thế kỉ XVIII.Hơn nữa, đây còn là một tài liệu có giá trị về mặt sử học và xã hội học. (Nguyễn Phương Chi, Từ điển văn học) (Nguồn: “Học luyện – Ngữ văn 9”. Tác giả: Nguyễn Quang Trung – chủ biên) Phần I. Đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Em là ai ? Cô gái hay nàng tiên Thịt da em hay là sắt là đồng ? Cho tôi hôn bàn chán em lạnh ngắt Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung Ôi trái tim em trái tim vĩ đại Còn một giọt máu tươi còn đập mãi Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người! (Người con gái Việt Nam, Tố Hữu, Gió lộng, NXB Văn học, 1961) Câu 1: Đoạn trích trên được sáng tác vào giai đoạn văn học nào? Câu 2: Hình tượng nhân vật trung tâm của đoạn thơ là ai? Hình tượng nhân vật ấy được tác giả thế hiện với thái độ gì? Câu 3: Anh (chị) hãy chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở đoạn thơ đầu. Câu 4: Trong khoảng từ 5 – 7 dòng, trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn đề lẽ sống của tuối trẻ được đặt ra trong khổ thơ cuối cùng của đoạn trích . Phần II. Làm văn (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về bài học mà người cha muốn nói với con trong bài thơ sau: Chẳng ai muốn làm hành khất Tội trời đày ở nhân gian Con không được cười giễu họ Dù họ hôi hám úa tàn Nhà mình sát đường họ đến Có cho thì có là bao Con phải răn dạy nó đi Nếu không thì con đem bán Mình tạm gọi là no ấm Ai biết cơ trời vần xoay Lòng tốt gửi vào thiên hạ Biết đâu nuôi bố sau này… (Dặn con, Trần Nhuận Minh) Câu 2 (5 điểm): Có ý kiến cho rằng: Sông Hương là bản tình ca ca ngợi về thiên nhiên và văn hóa xứ Huế. Qua phân tích tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường), hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. |
THẦY KHƯƠNG TRÊN FACEBOOK
|