Tuần 6: VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC (Nguyễn Đình Chiều); THỰC HÀNH VỀ THÀNH NGỮ, ĐIỂN CỐ
Không có phản hồi
Tuần 6 VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC (Nguyễn Đình Chiều) THỰC HÀNH VỀ THÀNH NGỮ, ĐIỂN CỐ Đề bài
Đáp án
– Sinh năm 1822, mất năm 1888, sinh ra và lớn lên ở quê mẹ thuộc tỉnh Gia Định. Cha là một nhà nho gốc Huế. – Khi Nguyễn Đình Chiểu chuẩn bị thi thì nghe tin mẹ mất, trở về hộ tang mẹ thì bị mù lòa. Ông ở lại quê mẹ dạy chữ và bốc thuốc chữa bệnh cho dân. Khi giặc Pháp vào Gia Định, Nguyễn Đình Chiểu đã sát cánh cùng nghĩa quân Trương Định đánh giặc. – Ông là nhà thơ đầu tiên ở Nam Kì chủ yếu sáng tác bằng chữ Nôm, các sáng tác của ông cháy bỏng căm hờn và sục sôi tinh thần chiến đấu chống Pháp. – Sáng tác chia làm hai giai đoạn. Trước khi thực dân Pháp xâm lượn có hai truyện thơ dài: Truyện Lục Vân Tiên và Dương Từ – Hà Mẫu với mục đích truyền vá đạo lí làm người. Sau khi thực dân Pháp xâm lược, ông là lá cờ đầu của văn thơ yêu nước chống Pháp nửa cuối thế kỉ XIX. Sáng tác gồm: Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Văn tế Trương Định, Thơ điếu Trương Định, Thơ điếu Phan Tòng, Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh, Ngư Tiều y thuật vấn đáp. – Ông tuyên ngôn cho các sáng tác của mình: Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà (Dương Từ – Hà Mậu) Vì thế, nội dung chính của các tác phẩm thơ văn của ông là lí tưởng đạo đức nhân nghĩa và lòng yêu nước thương dân: “Thơ văn yêu nước chống Pháp của Nguyễn Đình Chiểu ghi lại chân thực một thời đại đau thương của đất nước, khích lệ lòng căm thù giặc và ý chí cứu nước của nhân dân ta, đồng thời nhiệt liệt biểu dương những người anh hùng nghĩa sĩ đã chiến đấu hi sinh vì Tổ quốc”.
– Ý chí và nghị lực sống kiên cường, bền bỉ. – Lòng yêu nước, thương dân sâu sắc, mãnh liệt. – Tinh thần bất khuất trước kẻ thù. 3, Nghệ thuật thơ văn Nguyễn Đình Chiểu – Phong cascg thơ trữ tình đạo đức: “Vẻ đẹp của thơ văn ông không phát look ở bề ngoài mà tiềm ẩn trong tầng sâu của cảm xúc, suy ngẫm. Bút pháp trữ tình, xuất phát từ cõi tâm trong sáng, nhiệt thành, đầy yêu thương con người của nhà thơ, bao giờ cũng nồng đậm hơi thở của cuộc sống, tự nó đã tạo nên sức rung động mãnh liệt sâu xa”. – Sắc thái Nam Bộ độc đáo: lời ăn tiếng nói mộc mạc, bình dị; tâm hồn nồng nhiệt, chất phác, cascg cư xử khoáng đạt hồn nhiên…; lời thơ thiên về kể trong các truyện của ông cũng mang dấu ấn tính diễn xướng rất phổ biến trong văn học dân gian Nam Bộ.
– Hoàn cảnh sáng tác:Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ra đời ở một thời điểm lịch sử khá đặc biệt của dân tộc, được xem là kiệt tác của văn học dân tộc. Bài văn tế ra đời vào khoảng cuối năm 1861, đầu 1862, trước khi triều đình kí hòa ước nhượng ba tỉnh miền Đông Nam Kì cho Pháp. Vào thời điểm này, thành Gia Định đã thất thủ (17/02/1859), Nguyễn Đình Chiểu lánh về Cần Giuộc. Rồi Cần Giuộc cũng mất. Thực dân Pháp đánh lấn dần sang ba tỉnh niềm Đông. Trước thế giặc mạnh và những thất bại ban đầu của quân ta, hàng ngũ triều đình lại bắt đầu phân hóa, phe chủ hòa đang dần mạnh thế. Nhưng nói chung, triều đình vẫn còn đang đánh Pháp, nhiều tướng lĩnh cử vào Nam để tăng cường binh lực, một số quan lại nhiều nơi cũng tình nguyện tòng quân vào Nam chiến đấu như Nguyễn Thông, Nguyễn Thành Ý… Phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân Nam Kỳ đang thời kỳ sôi nổi. Nghĩa quân của Trần Thiện Chánh, Lê Huy chặn đáng giặc ở Gia Định, Trương Định nổi dậy ở Gò Công, Đỗ Trình ở Tân Hòa, Phan Văn Đat, Nguyễn Trung Trực ở Tân An… Tinh thần xả thân vì nghĩa lớn,ý chí thà chết không chịu đầu hàng giặc còn đang được phát huy cao độ. Cả nước hướng về cuộc kháng chiến ở Nam Kỳ, ca ngợi và cảm phục những nghĩa quân hi sinh cao cả vì nền độc lập Tổ quốc. Ngay vua Tự Đức, mặc dù còn do dự giữa chủ trương hòa và chiến, vẫn lệnh cho Hoàng giáp Lê khắc Cẩn và Bảng nhãn Phạm Thanh viết hai bài văn tế các tướng sĩ bỏ mình sau mấy trận đánh nhau với Pháp. Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiều ra đời vào lúc này khích lệ cao độ tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc và ý chí chiến đấu bảo vệ Tổ quốc quả đã đáp ứng một cách xuất sắc yêu cầu lịch sử và lòng mong mỏi của nhân dân. – Nội dung: Bức tượng đài người nghĩa quân nông dân trong lịch sử văn học Việt Nam. Hình tượng người nông dân trong bài văn tế là những người nông dân hiền lành, vụt vươn mình trở thành dũng sĩ, hi sinh vì nghĩa lớn, mang vẻ đẹp bi tráng của một bức tượng đài có một không hai trong lịch sử văn học trung đại Việt Nam. – Sức mạnh của nhân dân đã từng được biểu dương trong nhiều áng thơ, văn cổ: Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn); hay thơ Nguyễn Trãi “Ăn lộc đền ơn kẻ cấy cày”. Nhưng đến Nguyễn Đình Chiểu lần đầu tiên trong lịch sử văn học Việt nam, người nông dân chống ngoại xâm mới có thể chiếm lĩnh trọn vẹn một tác phẩm văn chương có giá trị nghệ thuật cao, với vóc dáng đích thực của mình và được ngợi ca như những người anh hùng của thời đại. Trước Nguyễn Đình Chiểu, chưa ai làm được điều đó, và sau ông một thời gian dài, cũng chưa ai vượt qua được ông. Bởi thế bài văn tế được xem như một bước phát triển đột xuất trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu nói riêng và trong văn học Việt Nam nói chung. Nó còn mang ý nghĩa cao cả, thiêng liêng trong tiếng khóc thương người liệt sĩ của Nguyễn Đình Chiểu.
Bố cục và ý nghĩa của từng đoạn trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc: Đoạn 1. Lung khởi (câu 1, 2):sắc thái trang trọng, khái quát bối cảnh bão táp củathời đại và khẳng định ý nghĩa cái chết bất tử của người nông dân nghĩa quân. Đoạn 2. Thích thực (từ câu 3 đến câu 15): từ trầm lắng khi hồi tưởng, chuyển sang hào hứng, sảng khoái khi kể lại chiến công- tái hiện chân thực hình ảnh
người nông dân nghĩa quân, từ cuộc đời lao động vất vả, tủi cực đến giây phút vươn mình trở thành dũng sĩ đánh giặc và lập chiến công. Đoạn 3. Ai vãn (từ câu 16 đến câu 28): sắc thái thành kính, trang nghiêm, bày tỏ lòng tiếc thương, sự cảm phục của tác giả và của nhân dân đối với những người liệt sĩ. Đoạn 4. Kết (hai câu cuối): ca ngợi linh hồn bất tử của các nghĩa sĩ.
– Tính chất của đội quân áo vải được khắc họa hoàn toàn bằng bút pháp hiện thực, không theo tính ước lệ của văn thơ trung đại, không bị chi phối bởi kiểu sáng tác lí tưởng hóa (các câu 10, 11, 12). Đáng chú ý là những chi tiết chân thực đều được chọn lọc tinh tế, đậm đà chất sống, mang tính đặc trưng, khái quát cao (ví dụ : “mến nghĩa làm quân chiêu mộ” vừa phản ánh chân thực khí thế của đội quân tình nguyện đương thời, vừa nói lên bản chất, tính cách của những người nông dân Nam Kì, vốn rất giàu nghĩa khí; rồi manh áo vải, ngọn tầm vông, gắn bó đến không thể tách rời trong cuộc sống những người nông dân thuở ấy). Do đó, bức tượng đài ánh lên một vẻ đẹp mộc mạc, chân chất và hết sức độc đáo. Hình tượng những người anh hùng được khăc shoaj nổi trên nền một trận công đồn rất ác liệt., đầy khí thế tiến công. (câu 13, 14, 15). Nhận xét về biện pháp nghệ thuật: biện pháp tạo ra thế đối lập giữa vũ khí thô sơ và chiến thắng lớn, dừng nhiều động từ mạnh (đánh, chém, đạp, xô, hè, ó…) dùng những cụm từ đan chéo để tăng cường độ (đâm ngang chém ngược, lướt tới xông vào, hè trước ó sau), nhịp câu ngắn gọn… Tất cả đều tạo nên khí thế khẩn trương, sôi động, quyết liệt và đầy hào sảng… – Liên hệ với hình ảnh người lính thú trong bài ca dao: Ngang lưng thì thắt bao vàng Đầu đội nón dấu, vai mang súng dài Một tay thì cắp hỏa mai, Một tay cắp giáo quan sai xuống thuyển Thùng thùng trống đánh ngũ liên Bước chân xuống thuyền nước mắt như mưa.
Đây cũng là những người nông dân mặc áo lính, nhưng để phục vụ quyền lợi của ai? Và thái độ của họ như thế nào? Vì sao những người nông dân trong bài văn tế lại có sự thay đổi về ý thức và hành động? Từ đó đánh giá tầm cao tư tưởng, tình cảm của Nguyễn Đình Chiểu. Ông đã phát hiện và ngợi ca bản chất cao quý vẫn tiềm ẩn đằng sau manh áo vải, sau cuộc đời lam lũ vất vả của người nông dân là lòng yêu nước và ý chí quyết tâm bảo vệ Tổ quốc. Văn chương thời trung đại từ xưa cho tới bấy giờ chưa có tác phẩm nào chú ý khai thác được vẻ đẹp cao quý đó của người nông dân. Về vẻ đẹp nghệ thuật, hiếm có tác phẩm văn học trung đại nào mà được xây dựng hầu như toàn bằng những chi tiết chân thực, được cô đúc từ thực tế đời sống nên có tầm khái quát cao, không sa vào tiểu tiết, tản mạn. Ví như chi tiết “gậy tầm vông” là chi tiết cụ thể, làn đầu tiên xuất hiện trong văn chương. Gần 100 năm sau, nó lại trở lại trong thơ Tố Hữu với nguyên vẹn ý nghĩa “Chín năm kháng chiến thánh thần – gậy tầm vông đánh tan quan bạo tàn” (Ba mươi đời ta có Đảng). Hình tượng nhân vật được đặt trong một kết cấu chặt chẽ, hợp lí. Ngòi bút hiện thực ấy lại kết hợp thật nhuần nhuyễn chất trữ tình sâu lắng, ẩn chứa trong từng câu chữ, từng hình ảnh là nỗi cảm thông, niềm kính phục tự hào của tác giả. Từ ngữ bình dị mà rất tinh tế, chính xác, có sức gợi cảm. Nhiều biện pháp tu từ được sử dụng thành công, đạt hiệu quả nghệ thuật cao.
– Tiếng khóc bi thiết của tác giả xuất phát từ nhiều cảm xúc, thể hiện rõ nhất ở đoạn ai vãn của bài văn tế. Ở đoạn này, các tình cảm đan cài vào nhau. Đây là đoạn văn bộc lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúc của tác giả và của nhân dân đương thời đối với người liệt sĩ, cho nên trữ tình là bao trùm, nhưng xen kẽ vào đó vẫn có những yếu tố hiện thực, có giá trị làm tăng độ sâu nặng của cảm xúc. + Trước tiên đó là nỗi xót thương đối với người liệt sĩ: ở đây có nỗi tiếc hận của người phải hi sinh khi sự nghiệp còn dang dở, chí nguyện chưa thành (câu 16, 24), nỗi xót xa của những gia đình mất người thân, tổn thương của những người mẹ già, vợ trẻ (câu 25), nỗi căm hờn những kẻ đã gây nên nghịch cảnh đau thương của đất nước, của dân tộc (câu 27). Nhiều niềm đau thương cộng lại thành nỗi đau sâu nặng, không chỉ sâu thẳm trong lòng người mà dường như còn bao trùm khắp cỏ cây, sông núi, sông Cần Giuộc, chợ Trường Bình, chùa Tông Thạch, Bến Nghé, Đồng Nai, tất cả đều nhuốm mầu tang tóc, bi thương. + Niềm cảm phục và tự hào đối với những người dân thường dám đứng lên bảo vệ trừng tấc đất ngọn rau, bát cơm manh áo của mình chống lại kẻ thù hung hãn (câu 19. 20), đã lấy cái chết để làm rạng ngời một chân lí cao đẹp của thời đại: thà chết vinh còn hơn sống nhục (câu 22, 23). + Biểu dương công trạng của người liệt sĩ, đời đời nhân dân ngưỡng mộ, Tổ quốc ghi công (câu 26, 28). – Như vậy, tiếng khóc không chỉ thể hiện tình cảm riêng tư mà tác giả đã thay mặt nhân dân cả nước khóc thương và biểu dương công trạng liệt sĩ. Tiếng khóc không chỉ hướng về cái chết mà còn hướng về cuộc sống đau thương, khổ nhục của nhân dân cả nước trước làn sóng xâm lăng của thực dân. Nó không chỉ gợi nỗi đau, mà còn hơn nữa, còn khích lệ lòng xăm thù giặc, và ý chí nối tiếp sư nghiệp dang dở của những người nghĩa sĩ. Tiếng khóc trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc tuy rất bi thiết, nhưng không đượm màu tang tóc, thê lương kéo dài như bài kia chính là nhờ nó còn bao hàm nhiều nguồn cảm xúc khác (đặc biệt là niềm cảm phục, tự hào) và siwj khẳng điịnh của tác giả về ý nghĩa bất tử của cái chết vì nước, vì dân mà muôn đời con cháu tôn thờ (câu 26, 28, 30).
– Thành ngữ thường dùng cách nói có hình ảnh để nói về điều có tính khái quát cao. Nghĩa của thành ngữ mang tính triết lí sâu sắc, hàm ý thâm thúy. – Mỗi thành ngữ thường mang sắc thái biểu cảm, thể hiện sự đánh giá và tình cảm con người. – Về câu trúc: thành ngữ ngắn gọn, cân đối, có vần, nhịp.
động, tên của các nhân vật văn chương và sự thực lịch sử, những sự kiện chính trị, chiến tranh, tôn giáo… trong tiến trình phát triển xã hội được viết gọn cô động, hàm súc. Điển cố thường có giá trị tượng trưng, được sử dụng trong văn cảnh, tình huống khác mẫu gốc để biểu đạt một nội dung nào đó. Tính hàm nghiwxa của từ ngữ hay khả năng truyền tải những nội dung lớn hơn nhiều so với ý nghĩa chứa đựng trong bản thân từ ngữ là đặc trưng nổi bật nhẩ của các điển cố điển tích. Điển cố là những cụm từ được hình thành gắn với sự tích, sự kiện trong các văn bản hoặc trong quá khứ nhưng mang ý nghĩa khái quát. Muốn hiểu điển cố phải hiểu được sự tích, sự kiện gắn với nó. Điển cố có hình thức ngắn gọn, hàm súc, gợi nhiều liên tưởng sâu xa, được dùng như những ngữ cố định. – Trong văn học trung đại, điển cố được dùng nhiều và là một thủ pháp nghệ thuật đem lại nghĩa biểu trưng sâu xa, ý tại ngôn ngoại cho các câu văn thơ.
– Hiểu đúng nghĩa của thành ngữ (nghĩa biểu hiện và sắc thái biểu cảm). – Dùng thành ngữ, điển cố phù hợp với mục đích nói, nội dung và ý nghĩa của câu, đoạn.
– “Một duyên hai nợ”: ý nói duyên thì ít mà nợ thì nhiều – “Năm nắng mười mưa”: ý nói sự vất vả cực nhọc, chịu đựng dãi nắng dầm mưa. Hai câu thơ sử dụng hai thành ngữ có hình thức ngắn gọn, cô đọng; về ý nghĩa có tính biểu cảm cao, giàu hình ảnh và thể hiện nội dung khái quát phối hợp với các câu thơ khác đã khắc họa hình ảnh một người vợ Việt truyền thống vất vả tảo tần những đảm đang, tháo vát, giàu đức hi sinh. – So sánh thành ngữ với các cụm từ thông thường (duyên ít nợ nhiều; dãi dầu, vất vả nắng mưa) thì ta thấy về mặt cấu tạo, các thành ngữ có hình thức ổn điịnh, ngắn gọn, cô đọng; về ý nghĩa, thành ngữ có tính biểu cảm cao, giàu hình ảnh và thể hiện nội dung khái quát.
Phần I. Đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Em là ai ? Cô gái hay nàng tiên Thịt da em hay là sắt là đồng ? Cho tôi hôn bàn chán em lạnh ngắt Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung Ôi trái tim em trái tim vĩ đại Còn một giọt máu tươi còn đập mãi Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người! (Người con gái Việt Nam, Tố Hữu, Gió lộng, NXB Văn học, 1961) Câu 1: Đoạn trích trên được sáng tác vào giai đoạn văn học nào? Câu 2: Hình tượng nhân vật trung tâm của đoạn thơ là ai? Hình tượng nhân vật ấy được tác giả thế hiện với thái độ gì? Câu 3: Anh (chị) hãy chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở đoạn thơ đầu. Câu 4: Trong khoảng từ 5 – 7 dòng, trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn đề lẽ sống của tuối trẻ được đặt ra trong khổ thơ cuối cùng của đoạn trích . Phần II. Làm văn (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về bài học mà người cha muốn nói với con trong bài thơ sau: Chẳng ai muốn làm hành khất Tội trời đày ở nhân gian Con không được cười giễu họ Dù họ hôi hám úa tàn Nhà mình sát đường họ đến Có cho thì có là bao Con phải răn dạy nó đi Nếu không thì con đem bán Mình tạm gọi là no ấm Ai biết cơ trời vần xoay Lòng tốt gửi vào thiên hạ Biết đâu nuôi bố sau này… (Dặn con, Trần Nhuận Minh) Câu 2 (5 điểm): Có ý kiến cho rằng: Sông Hương là bản tình ca ca ngợi về thiên nhiên và văn hóa xứ Huế. Qua phân tích tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường), hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. |
THẦY KHƯƠNG TRÊN FACEBOOK
|