Tuần 8: ÔN TẬP LÀM VĂN TRUNG ĐẠI VIỆT NAM; TRẢ BÀI LÀM VĂN SỐ 2; THAO TÁC LẬP LUẬN SO SÁNH
Không có phản hồi
Tuần 8 ÔN TẬP LÀM VĂN TRUNG ĐẠI VIỆT NAM TRẢ BÀI LÀM VĂN SỐ 2 THAO TÁC LẬP LUẬN SO SÁNH ĐỀ
Đáp án
– Các tác giả đã dựng nên hình ảnh những con người Việt Nam, cụ thể hơn là hình ảnh người nông dân Việt Nam dã biến tình yêu nước thành hành động cụ thể; đứng nên đấu tranh thoát khỏi xiềng xích nô lệ. Tuy thất bại nhưng nghĩa khí và tấm lòng của họ vẫn vằng vặc bất tử với thời gian và bất tử trong lòng người (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc). – Tình yêu nước còn thể hiện ở sự đau lòng trước cảnh nước mất nhà tan và thái độ căn phẫn trước kẻ thù xâm lược (Chạy giặc). – Phê phán, mỉa mai, châm biếm những cái nhố nhăng, dở tâu dở ta mù chế độ nửa phong kiến thực dân mang lại (Vinh khoa thi Hương). – Tinh thần yêu nước còn thể hiện ở con mắt nhìn xa trông rộng, gửi lên triều đình những bản điều trần đề nghị thực thi những biện pháp cụ thể nhằm đổi mới và phát triển đất nước trong thời buổi phải đối phó với họa xâm năng đến từ phương Tây (Xin lập khoa luật).
– Về nội dung, trong sáng tác của Đồ Chiểu là: + Lí tưởng đạo đức, nhân nghĩa của ông mang tính thuần Nho giáo. Nhưng phải nói đến Nguyễn Đình Chiểu, pham trù nhân nghĩa mới thực sự mở rộng đến nhân dân, những con người lao động nơi thôn ấp với tâm hồn thuần hậu, chất phác (thể hiện rõ net nhất trong Truyện Lục Vân Tiên). + Lòng yêu nước thương dân: Sáng tác của Đồ Chiểu đã đáp ứng xuất sắc yêu cầu của thời đại – thời kì đầu chống pháp xâm lược “khổ nhục nhưng vĩ đại”. Ông tố cáo tội ác của giặc, quyết không hợp tác với kẻ thù. Ông hết lòng ca ngợi những sĩ phu yêu nước dám đứng nên chống giặc. Bằng tình yêu nước và bằng tài năng, ông đã dựng nên bức tượng đài bất tử về người anh hùng nghĩa sĩ nông dân Nam Bộ (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Xúc cảnh, Chạy giặc….). – Về nghệ thuật: Chú ý sắc thái Nam Bộ trong sáng tác của ông. Vẻ đẹp thơ văn của ông là vẻ đẹp mộc mạc, trong sáng, tự nhiên, trữ tình, sâu lắng…
– Văn tế thường có hai nội dung cơ bản: kể lại cuộc đời, công đức, phẩm hạnh của người đã khuất và bày tỏ nỗi đau thương của người sống trong giờ phút vĩnh biệt. – Văn tế có thể được viết theo nhiều kiểu: văn xuôi, thơ lục bát, song thất lục bát, phú… – Giọng điệu văn tế lâm li, thống thiết, dùng nhiều thán từ, những từ ngữ biểu cảm mạnh… – Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc được viết theo thể văn tế, bố cục gồm 4 phần (lung khởi, thích thực, ai vãn, kết). Nội dung của bài văn tế: hình tượng người nghĩa sĩ nông dân và cả hình tượng tác giả (cảm xúc, thái độ, cách đánh giá…).Nghệ thuật: bút pháp hiện thực trữ tình, giọng điệu nghệ thuật…
– Bài ca ngất ngưởng thuộc loại bài thơ hát nói khổ (19 câu). Trong một bài hát nói thường thấy những câu đối hay những câu thuần chữ Hán. Bài ca ngất ngưởng cũng như vậy. Số tiếng của câu trong bài thơ hát nói cũng không cố định. Giọng điệu của bài hát nói cũng rất hấp dẫn. Bài ca ngất ngưởng viết theo lối tự thuật, tự nhìn nhận và đánh giá con đường đã đi qua của mình. Trong tác phẩm này, Nguyễn Công Trứ có phá cách trong số lượng câu, biến đổi nhịp điệu để phù hợp với mạch cảm xúc của bài thơ.
– Khẳng định, đề cao một phong cách sống tôn trọng sự trung thực, tôn trọng cá nhân, muốn bứt phá ra khỏi những ràng buộc khắt khe của xã hội nho giáo. Sống là biết coi trong hiện tại, được tự do thưởng thức những thứ vui như ngắm cảnh đẹp, chùa chiền, hát cô đầu…(Bài ca ngất ngưởng). – Ý thức về quyền sống của con người và đấu tranh, khẳng định hạnh phúc cá nhân chính đáng của con người, nhất là người phụ nữ.
Phần I. Đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Em là ai ? Cô gái hay nàng tiên Thịt da em hay là sắt là đồng ? Cho tôi hôn bàn chán em lạnh ngắt Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung Ôi trái tim em trái tim vĩ đại Còn một giọt máu tươi còn đập mãi Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người! (Người con gái Việt Nam, Tố Hữu, Gió lộng, NXB Văn học, 1961) Câu 1: Đoạn trích trên được sáng tác vào giai đoạn văn học nào? Câu 2: Hình tượng nhân vật trung tâm của đoạn thơ là ai? Hình tượng nhân vật ấy được tác giả thế hiện với thái độ gì? Câu 3: Anh (chị) hãy chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở đoạn thơ đầu. Câu 4: Trong khoảng từ 5 – 7 dòng, trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn đề lẽ sống của tuối trẻ được đặt ra trong khổ thơ cuối cùng của đoạn trích . Phần II. Làm văn (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về bài học mà người cha muốn nói với con trong bài thơ sau: Chẳng ai muốn làm hành khất Tội trời đày ở nhân gian Con không được cười giễu họ Dù họ hôi hám úa tàn Nhà mình sát đường họ đến Có cho thì có là bao Con phải răn dạy nó đi Nếu không thì con đem bán Mình tạm gọi là no ấm Ai biết cơ trời vần xoay Lòng tốt gửi vào thiên hạ Biết đâu nuôi bố sau này… (Dặn con, Trần Nhuận Minh) Câu 2 (5 điểm): Có ý kiến cho rằng: Sông Hương là bản tình ca ca ngợi về thiên nhiên và văn hóa xứ Huế. Qua phân tích tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường), hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. |
THẦY KHƯƠNG TRÊN FACEBOOK
|