Tuần 9: KHAI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945
Không có phản hồi
Tuần 9 KHAI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐỀ
Đáp án
– Văn hóa Việt Nam thoát li ảnh hưởng của Trung Quốc, tiếp cận với ảnh hưởng của văn hóa phương Tây, đặc biệt là văn hóa Pháp. – Vai trò của đảng cộng sản Việt Nam đối với sự phát triển của văn hóa dân tộc. – Sự phát triển của báo chí và nghề xuất bản, sự phát triển của quốc ngữ, văn hóa dịch thuật và đặc biệt là vai trò của trí thức Tây học.
Khái niệm hiện đại hóa: – Hiện đại hóa được hiểu là quá trình làm cho văn học thoát ra khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại và đổi mới theo hình thức văn học phương Tây, có thể hội nhập với nền văn học hiện đại trên thế giới. – Nội dung hiện đại hóa văn học diễn ra ở nhiều phương diện: + Thay đổi về quan niêm văn chương: quan niệm văn chương chở đạo – văn chương là hoạt động nghệ thuật đi tìm sáng tạo cái đẹp; để nhận thức và khám phá hiện thực. + Văn chương tách ra khỏi các hoạt động trước đây, không còn tình trạng “ văn, sử, triết bất phân”. + Quan niệm thẩm mĩ và hệ thống thi pháp: thoát ra khỏi tính quy phạm chặt chẽ, hệ thống ước lệ tượng trưng, tính chất sùng cổ, phi ngã. + Về mặt chủ thể sáng tạo: thay đổi kiểu nhà văn: các nhà nho – kiểu nhà văn nghệ sĩ mang tính chuyên nghiệp. + Về công chúng văn học: tầng lớp sĩ nho, tầng lớp thị dân. + Nội dung văn học: thay đổi về tư tưởng, tình cảm, cách nhìn… của nhà văn trước hiện thực cuộc sống. – Hình thức văn học: hình thành nền văn xuôi quốc ngữ; xuất hiện phong trào Thơ mới; xuất hiện nhiều thể loại mới (kịch nói, phóng sự, phê bình văn học…).
– Văn học Việt nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945 đã kế thừa và phát huy truyền thống tư tưởng lớn nhất, sâu sắc nhất của văn học dân tộc là chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo, đồng thời đem đến cho truyền thống ấy một đóng góp mới của thời đại: tinh thần dân chủ. – Tư tưởng yêu nước trong văn học trung đại thường gắn liền nước với vua, vì chủ nghĩa tôn quân là tư tưởng chung của thời đại. Đến với thơ văn Phan Bội Châu, nước đã gắn liền với dân:”dân là dân nước, nước là nước dân”. Còn trong sáng tác của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, Tố Hữu và những nhà thơ cách mạng thì chủ nghĩa yêu nước gắn liền với lí tưởng xã hội chủ nghĩa và tinh thần quốc tế vô sản. – Tinh thần dân chủ cũng đem đến cho truyền thống nhân đạo những nét mới: quan tâm tới những con người bình thường trong xã hội, nhất là những người dân cực khổ lầm than. Các nhà văn hiện thực thời kì này không chỉ tố cáo áp bức, bóc lột mà còn thể hiện sâu sắc khát vọng mãnh liệt của mỗi cá nhân, đề cao vẻ đẹp hình thức, phẩm giá, phát huy cao độ tài năng của mỗi con người. HS cần nêu được ví dụ cho mỗi luận điểm.
– Thành tựu về nội dung: văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945 đã kế thừa và phát huy truyền thống tư tưởng lớn nhất, sâu sắc nhất của văn học dân tộc là chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo, đồng thời đem đến cho truyền thống ấy một đóng góp mới của thời đại: tinh thần dân chủ. – Thành tưu về nghệ thuật – thành tựu các thể loại: + Thể loại văn xuôi được kết tinh ở tiểu thuyết và truyện ngắn. + Phóng sự…. + Thơ: phong trào Thơ mới. Tuần 10 HAI ĐỨA TRẺ (Thạch Lam) NGỮ CẢNH ĐỀ
Đáp án
– Thạch Lam (1910 -1942) tên thật là Nguyễn Tường Vinh, sinh tại Hà Nội trong một gia đình công chức. Thạch Lam là người thông minh, tính tình điềm đạm, trầm tĩnh và rất tinh tế. Ôn đỗ tú tài, làm báo, viết văn. Ông là em ruột của Nhất Linh (Nguyễn Tường Tam) và Hoàng đạo (Nguyễn Tường Long). Cả ba anh em đều là những thành viên trụ cột của nhóm Tự lực văn đoàn. – Quê ngoại của ông là phố huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Cảnh tượng phố huyện nghèo đã in rất đậm trong tâm trí Thạch Lam và trở thành không gian nghệ thuật, trở đi trở lại trong nhiều sáng tác của ông. – Thạch Lam tự khẳng định mình bằng một hướng đi riêng, đặc biệt là các tác phẩm viết về nông thôn, nông dân. Ông thường lặng lẽ thể hiện niềm cảm thương chân thành đối với người nghèo.”xúc cảm của nhà văn Thạch Lam thường bắt nguồn và nảy nở từ những chân cảm đối với những con người ở tầng lớp dân nghèo […]. Thạch Lam là nhà văn quý mến cuộc sống, trân trọng trước sự sống của mọi người xung quanh” (Nguyễn Tuân). – Trong nhóm Tự lực văn đoàn, Thạch nam là cây bút khiêm nhường, có phần lặng lẽ, nhưng truyện ngắn của Thạch Lam có chất lượng nghệ thuật cao. Và dường như đến nay, có lẽ Thạch Lam là người duy nhất trong nhóm Tự lực văn đoàn vượt được thử thách của thời gian. Quan điểm nghệ thuật tiến bộ lành mạnh, tự giác: “Đối với tôi, văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quê, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn”; “Thiên chức của các nhà văn cũng như các chức vụ cao quý khác là phải nâng đỡ những cái tốt để trong đời có nhiều công bằng yêu thương hơn”. – Cuộc đời cầm bút chỉ trong khoảng sáu năm (ông mất khi mới 32 tuổi) nhưng có nhiều đóng góp tích cực cho nền văn xuôi Việt Nam trên đường hiện đại hóa. Ông không thành công trong tiểu thuyết, nhưng là nhà truyện ngắn xuất sắc, tài hoa với các sáng tác nổi tiếng: Gió lạnh đầu mùa, Nắng trong vườn, Sợi tóc, Hà Nội ba sáu phố phường. Ông mở đường cho lối viết truyện không có truyện hoặc không có cốt truyện đặc biệt. Ở đây các tình huống, các sự kiện chủ yếu mang chức năng bộc lộ trạng thái tâm tưởng của nhân vật. Chất liệu tạo truyện chính là những chi tiết nội tâm; còn trần thuật thì có chức năng gợi cảm với thành phần cơ bản là lời văn mô tả hay tự thuật. Đây là loại truyện ngắn giàu sắc thái trữ tình và mang đậm chất thơ. – Thạch Lam thuộc về khuynh hướng lãng mạn nhưng lại có tác phẩm thiên hẳn về yếu tố hiện thực (Nhà mẹ Lê), hoặc có những tác phẩm đan xen giữa các yếu tố lãng mạn với hiện thực như Hai đứa trẻ.
– Đặc sắc về nghệ thuật: Kiểu truyện ngắn trữ tình; ngôn ngữ truyện đậm chất thơ; nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật; những chi tiết nghệ thuật đặc sắc (cảnh chiều tàn, chợ tàn, cảnh đợi tàu), thủ pháp đối lập (lấy sáng để nói tối)… – Nội dung bao trùm truyện Hai đứa trẻ là tấm lòng “êm mát và sâu kín” của Thạch Lam đối với con người và quê hương. Ở đây, vừa thể hiện niềm xót thương đối với những kiếp người nghèo khổ sống lam lũ, quẩn quanh trong xã hội cũ, vừa bộc lộ thái độ đồng cảm, trân trọng đối với khát vọng tuy rất mơ hồ của họ. Qua truyện Hai đứa trẻ, người đọc còn cảm nhận được phần nào tình cảm gắn bó với quê hương đất nước của Thạch Lam. Đọc truyện Hai đứa trẻ, trước hết chúng ta có ấn tượng về một cuộc sống lụi tàn, tù túng của những kiếp người sống nghèo đói, quẩn quanh, không có ánh sáng, không có tương lai trong xã hội cũ thông qua tâm trạng của một cô gái mới lớn, cô bé Liên…
– Hai đứa trẻ là truyện không có truyện, một kiểu truyện ngắn trữ tình, có nhiều chi tiết cứ ngỡ như vụn vặt, vô nghĩa nhưng kì thực đã được lựa chọn và sắp xếp một cách chặt chẽ để diễn tả tâm trạng nhân vật. Tác giả gửi gắm một cách kín đáo, nhẹ nhàng, nhưng không kém phần thấm thía tư tưởng nhân đạo đáng quý. Đây cũng là một tác phẩm có sự đan xen giữa những yếu tố lãng mạn và yếu tố hiện thực. – Chất thơ được toát lên từ: cảnh thiên nhiên, ngôn ngữ, giọng điệu dịu dàng, trầm lắng của truyện, từ tâm trạng của con người (của Liên), từ tấm lòng “êm mát và sâu kín” của Thạch Lam đối với con người và quê hương. Ở đây, nhà văn vừa thể hiện niềm xót thương đối với những kiếp người nghèo khổ sống lam lũ, quẩn quanh trong xã hội, vừa bộc lộ thái độ đồng cảm, trân trọng đối với khát vọng tuy rất mơ hồ của họ. Qua truyện Hai đứa trẻ, người đọc còn cảm nhận được phần nào tình cảm gắn bó với quê hương đất nước của Thạch Lam.
– Truyện của Thạch Lam lại làm cho người đọc yêu mến bằng chất thơ trong cuộc sống thường nhật. Mỗi truyện thường cấu tứ xung quanh một tâm trạng, một suy tưởng âm thầm của nhân vật. – Vì là truyện trữ tình, nên đắng sau các chi tiết, các nhân vật luôn ẩn hiện hình ảnh của tác giả – một con người tinh tế, dịu dàng, nhạy cảm trước mọi biến thái của đất trời và lòng người, đặc biệt luôn xót thương những kiếp người sống quẩn quanh, đói nghèo và tăm tối. – “Văn của Thạch Lam thường hiếm khi thừa lời, thừa chữ, không uốn éo làm duyên một cách cầu kì, kiểu cách, nhưng vừa giàu hình ảnh và nhạc điệu, lại vừa uyển chuyển, tinh tế” (Vũ Ngọc Phan). Nó không những cho người đọc nhìn thấy cảnh vật mà điều quan trọng hơn là khơi gợi ở họ tình cảm, cảm xúc đối với cảnh vật. Hơn nữa cảnh vật phần nhiều đều rất gần gũi, bình dị mang cốt cách Việt Nam.
– Câu chuyện mở ra bằng những câu văn êm dịu, với những âm thanh, màu sắc và hình ảnh báo hiệu một ngày tàn nơi phố huyện: tiếng trống thu không từng tiếng một, mặt trời đỏ rực như lửa cháy, những đám mây như hòn than sắp tàn, dãy tre làng đen lại, chiều êm ả như ru, tiếng ếch nhái kêu ran văng vẳng, cửa hàng hơi tối, muỗi bắt đầu vo ve…Liên ngồi lặng, thấy lòng buồn man mác, chợ vãn từ lâu, trên đất chỉ còn lại rác rưởi, mùi âm ẩm, mùi cát bụi… – Những âm thanh và hình ảnh được tả rất chi tiết, cụ thể, vừa có vẻ nghèo khó lam lũ, sa sút vừa có vẻ buồn thấm thía, gợi ra một buổi chiều quê buồn đến bâng khuâng, thấm thía. Thạch Lam đã đem cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào hồn nhân vật để giải thích cho tâm trạng buồn man mác của Liên. Cảnh và long người đã gặp nhau ở một nỗi buồn.
– Đêm về trên phố huyện được đặc tả qua các loại ánh sáng xuất hiện trước khi có chuyến tàu đêm với các tác giả dùng để miêu tả ánh sáng: “khe sáng”, “quầng sáng”, “hột sáng”, “chấm lửa nhỏ” (Ngọn đèn chị Tí xuất hiện 7 lần, leo lét và hiu hắt…) và trong sự đối lập với bóng đêm mênh mông, hiu quạnh và dày đặc tối hết cả con đường ra sông, con đường vào làng, ngõ càng tối đen hơn, tối đen mức tiếng đàn bác xẩm và tiếng trống cầm canh phố huyện không vang lên được…tạo nên ấn tượng về một phố huyện tăm tối, chìm trong nỗi buồn vô tận. – Những chi tiết về những kiếp người tàn nơi phố huyện và hoàn cảnh sống tối tăm, không lối thoát của họ (Mẹ con chị Tí, bác phở Siêu, gia đình bác Xẩm, bà cụ Thi điên và gia đình chị em Liên), để từ đó rút ra điểm chung: Những con người nơi phố huyện, mỗi người một cảnh, nhưng họ đều có chung sự buồn chán, mòn mỏi… Điều đáng nói hơn là tất cả những nhân vật nhỏ bé này đã hiên ra trong cái nhìn xót thương của Thạch Lam, được thể hiện qua lời văn và những chi tiết dường như khách quan. – Nhịp sống của phố huyện cứ lặp đi lặp lại một cách đơn điệu, quẩn quanh và tẻ nhạt. Tuy cuộc sống lầm lụi nhưng những người dân phố huyện vẫn hi vọng – dù là hi vọng nhỏ nhoi, mơ hồ, “một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hàng ngày của họ”.Chính sự mong đợi mơ hồ này dường đã được tác giả tập trung miêu tả một cách tỉ mỉ, kĩ lưỡng theo trình tự thời gian tâm trạng chơ mong của hai chị em Liên và An như càng tô đậm thêm tình cảnh tội nghiệp của những nhân vật trong truyện. Họ sống đấy, nhưng đâu biết ngày mai số phận mình sẽ ra sao! Một niềm xót thương da diết của Thạch Lam thể hiện kín đáo trong cách dựng người, dựng cảnh và ở giọng văn đều đều, chậm buồn của ông.
– Không phải để bán thêm hàng vì “Liên không trông mong còn ai đến mua nữa. Với lại, đêm họ chỉ mua bao diêm hay thuốc lá là cùng”, hơn nữa “Liên đã buồn ngủ ríu cả mắt”; còn An, đã nằm xuống, “mí mắt đã sắp sửa rơi xuống” vẫn không quên dặn chị nhớ đánh thức mình dậy, khi tầu đi qua. – Hai chị em cố thức đợi tài, vì “muốn được nhìn chuyến tàu, đó là sự hoạt động cuối cùng của đêm khuya”, Chuyến tày là “một thế giới khác hẳn đối với Liên, khác hẳn các vầng sáng ngọn đèn của chị Tí và ánh lửa của bác Siêu”, ánh sáng của đoàn tàu như mở ra trong tâm hồn chị em Liên những ấn tượng về những ngày tươi sáng và hạnh phúc, nó xoa đi phần nào nỗi buồn thấm trong tâm hồn nhân vật, nó thể hiện một khát vọng được thay đổi, một giác mơ về hạnh phúc và sự tươi sáng.
– Dấu hiệu đầu tiên: sự xuất hiệ của người gác ghi. Tiếp đó, Liên trông thấy “ngọn lữa xanh biếc, sát mặt đất như ma trơi”, rồi cô nghe tiếng còi xe lửa “kéo dài theo gió”. Sau đó, “hai chị em nghe thấy tiếng dồn dập, xe rít mạnh vào ghi”, kèm theo “một làn khói bừng sáng trắng lên đằng xa, tiếp đến tiếng hành khách ồn ào”. Thế rồi, “tài rầm rộ đi tới”, “các toa đèn sáng trưng”, “những toa hạng trên sang trọng lố nhố những người, đồng và kền lấp lánh”. Cuối cùng là cảnh tài đi vào đêm tối, “để lại những đốm than đỏ bay tung trên đường sắt”, “chiếc đèn xanh treo trên toa sau cùng, xa xa mãi rồi khuất sau rặng tre” … – Ý nghĩa biểu tượng của chuyến tàu đêm: biểu tượng của sức sống mạnh mẽ, sự giàu sang, rực rỡ ánh sáng. Nó đối lập với cuộc sống mòn mỏi, nghèo nàn, tối tăm và quẩn quanh của người dân phố huyện. Riêng đối với chị em Liên, chuyến tàu đêm còn gợi nhớ về những kỉ niệm về một quá khứ sáng rực và lấp lánh tại đất Hà Nội, khi thầy chưa mất việc. Khi chuyến tàu đêm đi qua, phố huyện rầm rộ lên trong chốc lát rồi chìm sâu vào bóng tối yên tĩnh. Và đáng nói hơn: những người dân phố huyện chỉ chính thức hoạt động khi chuyến tàu đêm đến đồng thời cũngchấm dứt hoạt động khi chuyến tàu đêm đã đi qua. Phố huyện lại trở về phố huyện. Hình ảnh ngọn đèn leo lét của chị Tí chập chờn trong tâm trạng thức ngủ của Liên trước khi cô ngập hẳn vào “giấc ngủ yên tĩnh, cũng yên tĩnh như đêm ở trong phố, tịch mịch và đầy bóng tối”.
Học sinh có thể lấy truyện ngắn Hai đứa trẻ để xác định các nhân vật tham gia giao tiếp.
– Với người nói (viết) và quá trình sản sinh lời nói: ngữ cảnh luôn chi phối nội dung và hình thức lời nói, và để lại dấu ấn trong lời nói; do vậy lwofi nói được sản sinh cần phù hợp với các nhân vật tham gia giao tiếp bối cảnh ngoài ngôn ngữ (bao gồm bối cảnh hẹp, bối cảnh rộng và hiện thực được nói tới) và văn cảnh. – Với người đọc (nghe) và quá trình lĩnh hội lời nói: không thể lĩnh hội đúng lời nói nếu không gắn phân tích nó trong quan hệ với các nhân vật tham gia giao tiếp. Phần I. Đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Em là ai ? Cô gái hay nàng tiên Thịt da em hay là sắt là đồng ? Cho tôi hôn bàn chán em lạnh ngắt Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung Ôi trái tim em trái tim vĩ đại Còn một giọt máu tươi còn đập mãi Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người! (Người con gái Việt Nam, Tố Hữu, Gió lộng, NXB Văn học, 1961) Câu 1: Đoạn trích trên được sáng tác vào giai đoạn văn học nào? Câu 2: Hình tượng nhân vật trung tâm của đoạn thơ là ai? Hình tượng nhân vật ấy được tác giả thế hiện với thái độ gì? Câu 3: Anh (chị) hãy chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở đoạn thơ đầu. Câu 4: Trong khoảng từ 5 – 7 dòng, trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn đề lẽ sống của tuối trẻ được đặt ra trong khổ thơ cuối cùng của đoạn trích . Phần II. Làm văn (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về bài học mà người cha muốn nói với con trong bài thơ sau: Chẳng ai muốn làm hành khất Tội trời đày ở nhân gian Con không được cười giễu họ Dù họ hôi hám úa tàn Nhà mình sát đường họ đến Có cho thì có là bao Con phải răn dạy nó đi Nếu không thì con đem bán Mình tạm gọi là no ấm Ai biết cơ trời vần xoay Lòng tốt gửi vào thiên hạ Biết đâu nuôi bố sau này… (Dặn con, Trần Nhuận Minh) Câu 2 (5 điểm): Có ý kiến cho rằng: Sông Hương là bản tình ca ca ngợi về thiên nhiên và văn hóa xứ Huế. Qua phân tích tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường), hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. |
THẦY KHƯƠNG TRÊN FACEBOOK
|