TẢN VĂN – Mùa chim ri (Tưởng nhớ anh Loan)
Không có phản hồi
MÙA CHIM RI… Tưởng nhớ anh Loan Cũng có lúc giữa những ồn ào, thức – tỉnh, tôi chọn cách lặng yênnđể quên mình của thực tại, để được mơ, để được trôi theo dòng hoài niệm về với một thuở không xa nhưng đã thành quá vãng. Thuở ấy – tuổi thơ tôi… Khi thả hồn trôi theo dòng sông mầu nhiệm ấy, rất nhiều lớp sóng kí ức gợn về. Tôi nghe thấy nhiều âm thanh, bắt gặp nhiều sắc màu, hình ảnh … và tất cả đều được tráng một lớp men gọi là nỗi nhớ. Tôi nhớ anh tôi! Tôi gọi là “anh” nhưng thực tế tuổi anh còn hơn cả tuổi cha tôi. Bác trai tôi mất sớm, bác gái đi bước nữa, anh tôi sống cùng ông bà nội và lớn lên với bố tôi. Vậy nên, trong câu chuyện tuổi thơ của bố tôi bao giờ cũng thấp thoáng bóng anh và ngược lại. Có lẽ vì sớm phải rời xa vòng tay yêu thương của cha mẹ, sống tự lập từ bé nên anh khéo léo, chăm chỉ hơn người khác. Từ lúc còn nhỏ dại, tôi đã gần gũi với anh, vì nhà anh và nhà tôi chỉ cách nhau một bờ rào. Từ nhà tôi, đi tắt qua nhà anh là đến hàng dừa, bờ ao rồi ra cánh đồng Khua. Thuở bé tôi ham chơi hơn ham học, suốt ngày long nhong đi bắt cá, bắt chim. Đồng sâu, ruộng cạn chẳng chỗ nào là không thân thuộc. Cũng vì thích bắt cá, bẫy chim nên tôi hay lân la sang nhà anh để học mót “nghề”, bởi chim trên trời, cá dưới nước, chẳng có loại nào là anh không bắt được. Nhà anh có một cái ao do ông nội tôi để lại, ao liền kề với ruộng, anh đào một cái hố nhỏ ở góc ao, đắp bờ khoanh lại, rồi tháo thông ra ruộng, thế là ngày nào cũng có cá ruộng để ăn. Mùa lúa chín anh đơm bơ lơ bắt cá rô. Mùa mưa, anh đặt lờ, đặt đó, thả lưới, thả vó… cá ăn không hết phải đem bán. Cánh đồng Khua gần nhà tôi có hai con đường cắt ngang, ở khoảng giữa đều có một cái cống để thoát nước , chẳng hiểu từ bao giờ anh đã có hai khoảnh ruộng nằm đúng chỗ cống nước. Thế là cứ chờ mùa mưa, anh ra nhổ một khoảnh lúa vuông vừa với mặt vó, rồi đặt một cái vó ngay miệng cống. Những đêm mưa, anh cứ bì bõm kéo vó đến quá khuya. Sáng ra, sang nhà anh chơi, thấy cá lớn, cá bé trống đầy xô, đầy chậu. Có năm anh kéo được cả rổ cá rô hạt bưởi. Loại cá ấy, kho ăn thì không ngon nhưng muối mắm thì rất tuyệt. Anh không chỉ “sát” cá mà còn có nghề bẫy chim khiến ai cũng phải thán phục. Mùa xuân, anh dựng mấy cây tre cao hơn ngọn dừa, chim Vàng Anh từ đâu bay về đáp vào thẻ nhựa ở ngọn cây, rơi xuống vườn lộp rộp. Vụ mùa tháng 5 và tháng 10, cứ vào lúc lúa bắt đầu đổ ngọn, vàng hoe, là lúc chim ri ríu rít từng đàn. Tôi chưa thấy loài chim nào lại đáng yêu như chúng. Con nào cũng béo tròn, khỏe khoắn, nhanh nhẹn. Cái mỏ hơi quặp, sắc và rất cứng, chúng kẹp lấy bông lúa, rỉa rất nhanh từng hạt như người ta ăn chắt, mười hạt như mười, chỉ thoáng chốc lạ vỏ trấu rơi đầy xuống ruộng. Anh tôi có hai cái lều ri, một cái ở cánh đồng khua, dưới đồng sâu và một cái ở Mã Quan, trên ruộng cạn. Cứ đến mùa chim ri, là sáng sớm lại thấy anh vác một cái thang, mấy ống thẻ nhựa bé như que tăm, cộng thêm mười mấy cái lồng chim ri bé xíu đi xuôi đường làng. Tiếng chim kêu ríu rít theo bước chân anh, làm xáo động cả buổi ban mai ở chốn quê nghèo. Có vài lần tôi theo anh đi canh lều ri, cảm giác ngồi trong một chiếc lồng được đan bện bằng những cây thân tre đã được uốn cong thành một mái vòm mới thích thú làm sao. Chẳng biết anh đã trồng tre từ lúc nào, chỉ biết, cứ đến mùa ri là anh xuống cắt tỉa gọn gàng cành lá, rồi đứng giữa lều bắc một cái thang lên đỉnh mái vòm, cắm thẻ nhựa dày chi chít. Bốn xung quanh lều là những chiếc lồng ri cắm rải rác khắp nơi. Anh ngồi trong lều, lấy một cái ống tre bằng chiếc đũa thổi phụ họa theo tiếng chim, không phân biệt được đâu là tiếng chim thật, đâu là tiếng chim giả. Thỉnh thoảng, một đàn ri đen như trấu vãi, từ dưới cánh đồng bay lên rồi sà xuống mái vòm, anh ngồi lặng im trong lều, cầm cái gộc tre gõ mạnh vào thang, đàn chim giật mình, vướng vào thẻ rơi xuống đất như bị ai bắn rụng. Trong họ hàng nhà ri, tôi thích nhất những chú ri vàng. Bộ lông chúng giòn như sắc nắng, trông rất bắt mắt. Tôi còn nghe anh nói, ri vàng là loại béo và thơm thịt nhất. Tưởng tượng đến cảnh, nhưng con ri đã được vặt lông sạch sẽ, xâu vào một chiếc que sắt, thui bằng rơm, mỡ cháy lèo xèo, mùi thơm nức mũi, cái đói ngày xửa ngày xửa lại cồn cào ruột gan. Chim ri rất hay đậu từng đàn ở ngọn tre, nhất là ở những dãy tre ngoài đồng. Tháng 5, lũ trẻ ở quê thường có một bộ ống chuyền được làm bằng năm, bảy cây nứa với kích cỡ to nhỏ khác nhau, có thể nối dài để đẩy cao lên tít ngọn tre. Cái cảm giác ôm cả đống ống chuyền chạy khắp làng trên, xóm dưới thọc chim cũng thú lắm. Bây giờ làng quê đã đổi khác, những dấu tích xưa không còn. Đất ruộng, đất màu đều dần được xẻ bán cho dân làm nhà ở. Bọn trẻ con lớp sau lớn lên chẳng có chút kí ức nào về những chiếc lều ri và những mùa chim ri rộn ràng cả tuổi thơ. Cũng lâu lắm rồi tôi không có dịp về quê vào đúng vụ mùa, nên không biết có còn sót lại tiếng chim ri nào ở miền kí ức thân thương ấy. Anh tôi giờ đã đi rất xa. Những năm cuối đời anh bệnh nặng. Con cái tận tình săn sóc nhưng anh không qua khỏi. Lúc đó tôi chưa đi làm, có lần về thăm nhà, sang biếu anh mấy đồng ăn quà, anh cầm tiền rồi bảo: “Anh có ăn được gì nữa đâu, cho anh tiền làm gì”. Tôi thương anh nhưng không khóc được… Thế đấy, thời gian cứ trôi, ngày hôm nay rồi cũng thành kí ức. Anh đã trở thành một phần kí ức tuổi thơ tôi… Không biết mai này, tôi có còn là kí ức của ai không… Đặng Ngọc Khương – GV trường THPT Chuyên Ngoại ngữ Phần I. Đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Em là ai ? Cô gái hay nàng tiên Thịt da em hay là sắt là đồng ? Cho tôi hôn bàn chán em lạnh ngắt Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung Ôi trái tim em trái tim vĩ đại Còn một giọt máu tươi còn đập mãi Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người! (Người con gái Việt Nam, Tố Hữu, Gió lộng, NXB Văn học, 1961) Câu 1: Đoạn trích trên được sáng tác vào giai đoạn văn học nào? Câu 2: Hình tượng nhân vật trung tâm của đoạn thơ là ai? Hình tượng nhân vật ấy được tác giả thế hiện với thái độ gì? Câu 3: Anh (chị) hãy chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở đoạn thơ đầu. Câu 4: Trong khoảng từ 5 – 7 dòng, trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn đề lẽ sống của tuối trẻ được đặt ra trong khổ thơ cuối cùng của đoạn trích . Phần II. Làm văn (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về bài học mà người cha muốn nói với con trong bài thơ sau: Chẳng ai muốn làm hành khất Tội trời đày ở nhân gian Con không được cười giễu họ Dù họ hôi hám úa tàn Nhà mình sát đường họ đến Có cho thì có là bao Con phải răn dạy nó đi Nếu không thì con đem bán Mình tạm gọi là no ấm Ai biết cơ trời vần xoay Lòng tốt gửi vào thiên hạ Biết đâu nuôi bố sau này… (Dặn con, Trần Nhuận Minh) Câu 2 (5 điểm): Có ý kiến cho rằng: Sông Hương là bản tình ca ca ngợi về thiên nhiên và văn hóa xứ Huế. Qua phân tích tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường), hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. |
THẦY KHƯƠNG TRÊN FACEBOOK
|