TẢN VĂN – Đêm giao thừa ngày đói
Không có phản hồi
Đêm giao thừa ngày đói Tôi vẫn thường nhớ về những đêm giao thừa ngày đói bằng một nỗi nhớ âm thầm, da diết, hàm ơn, tựa hồ như nỗi nhớ cha, nhớ mẹ,… nhớ những tháng ngày xưa cũ. Tôi không biết lí giải thế nào về nỗi nhớ lạ kì ấy. Chỉ biết có nhiều đêm nằm, nghĩ mãi về những kỉ niệm ngày thơ ấu rồi ứa nước mắt, tự dưng thèm gọi một tiếng: Tuổi thơ ơi…Tuổi thơ tôi gắn với biết bao nhiêu kỉ niệm. Vui có. Buồn có. Vừa trong trẻo, hồn nhiên vừa mặn mòi, đói khát. Tất cả hòa quyện tạo nên một thứ dư vị để tôi tin rằng rồi mai đây dẫu có đi đến chân trời, góc bể tôi vẫn thèm khát mãi không thôi. Trong cái chuỗi kí ức bồi hồi, chuỗi nhớ tiếc khôn nguôi ấy, những hình ảnh về ngày Tết tuổi thơ, về không khí thiêng liêng những đêm giao thừa bao giờ cũng để lại trong tôi nhiều kỉ niệm nhất. Tôi yêu Tết và thèm khát cái hương vị ngày Tết chẳng khác gì một đứa trẻ chờ quà chợ mẹ mang về mỗi buổi sang mai. Háo hức, tò mò và sung sướng đến kì lạ. Tết quê những ngày đói trong kí ức của tôi là tiếng trống hội vật làng bên văng vẳng ở đâu xa, là dáng cha tôi ngồi khoanh chân chẻ lạt, gói bánh giữa sân nhà, là dáng mẹ tôi lo toan nặng trĩu, là những đêm giao thừa lặng lẽ, linh thiêng… Năm nào cũng vậy, cứ đến sáng 30 tôi lại lẽo đẽo theo mẹ đi chợ quê. Mẹ đi đến đâu tôi lại lần bước chân, túm vạt áo mẹ đi theo đến đấy. Cảm giác sợ lạc mất mẹ giữa cái ồn ào, náo nhiệt của chợ quê như còn mãi đến hôm nay, để rồi có một chàng trai đã đi qua tuổi ba mươi, mỗi lần đi xa về vẫn nôn nao tìm hơi ấm mẹ. Chợ quê những ngày giáp Tết như bừng sống dậy. Tấp nập người bán, kẻ mua. Nhiều lắm những sắc màu, vui lắm những âm thanh vừa thân quen vừa mới lạ. Người ta nói phải, ở những vùng quê nghèo, phiên chợ vui nhất là phiên chợ cuối năm. Chập tối đêm giao thừa anh em chúng tôi ngồi co chân trong căn bếp hẹp. Trên chiếc kiềng ba chân cũ kĩ là nồi chè quế thơm lừng của mẹ. Những khúc gỗ tre từ những ngày đầu đông đã được chất đầy một góc. Củi cháy, bụi than bay lên như pháo hoa. Cha tôi lúi húi làm thịt con gà trống tơ để thắp hương cúng tổ tiên, ông bà. Năm nào cũng vậy, giờ phút chờ mong nhất với những đứa trẻ quanh năm đói như chúng tôi là lúc đĩa xôi, con gà được hạ xuống. Cha thắp thêm một tuần hương tạ lễ đất trời. Mỗi năm giao thừa mỗi khác. Tôi nhớ có năm rét đậm. Chập tối đêm giao thừa anh em tôi đã leo lên giường nằm quấn lấy nhau. Những chiếc chăn mỏng mảnh, vá víu không đủ ấm. Lại có năm, sương muối, gà chết cả đàn. Nhà tôi chỉ còn một con gà mái ghẹ. Đêm giao thừa, anh em chúng tôi chờ mãi, chờ mãi… vẫn không thấy cha tôi có ý kiến gì. Mẹ dịu dàng bảo: “Để sang năm gà còn đẻ trứng con ạ!”. Năm ấy nhà tôi cúng giao thừa bằng bánh mật. Tôi ăn không ngon nhưng nhớ mãi… Đêm giao thừa, ngõ làng tối om. Cánh cửa nhà tôi mở rộng đón hương xuân, ánh sáng ngọn đèn dầu tỏa lan ra ngoài sân. Nhìn vào đếm sâu vẫn thấy lất phất những hạt mưa phùn ngày Tết. Khi tiếng pháo râm ran khắp làng dần lắng lại, rồi có tiếng gà giật mình gáy sai canh cũng là lúc anh em tôi đã thiếp đi trong những giấc mơ hồng tuổi nhỏ. Hình như trong thoang thoảng cơn mơ, tôi vẫn thấy cha tôi trở mình, tôi vẫn nghe thấy tiếng bước chân người nhẹ nhàng đi lại. Bàn thờ đêm giao thừa không bao giờ lụi tắt khói hương. Bây giờ cha tôi không còn nữa. Mẹ tôi đã già. Mỗi lần nhìn con thơ dại tôi lại ước gì mình được trở về bé nhỏ như xưa… Đặng Ngọc Khương – GV Ngữ văn trường THPT Chuyên ngoại ngữ Phần I. Đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Em là ai ? Cô gái hay nàng tiên Thịt da em hay là sắt là đồng ? Cho tôi hôn bàn chán em lạnh ngắt Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung Ôi trái tim em trái tim vĩ đại Còn một giọt máu tươi còn đập mãi Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người! (Người con gái Việt Nam, Tố Hữu, Gió lộng, NXB Văn học, 1961) Câu 1: Đoạn trích trên được sáng tác vào giai đoạn văn học nào? Câu 2: Hình tượng nhân vật trung tâm của đoạn thơ là ai? Hình tượng nhân vật ấy được tác giả thế hiện với thái độ gì? Câu 3: Anh (chị) hãy chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở đoạn thơ đầu. Câu 4: Trong khoảng từ 5 – 7 dòng, trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn đề lẽ sống của tuối trẻ được đặt ra trong khổ thơ cuối cùng của đoạn trích . Phần II. Làm văn (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về bài học mà người cha muốn nói với con trong bài thơ sau: Chẳng ai muốn làm hành khất Tội trời đày ở nhân gian Con không được cười giễu họ Dù họ hôi hám úa tàn Nhà mình sát đường họ đến Có cho thì có là bao Con phải răn dạy nó đi Nếu không thì con đem bán Mình tạm gọi là no ấm Ai biết cơ trời vần xoay Lòng tốt gửi vào thiên hạ Biết đâu nuôi bố sau này… (Dặn con, Trần Nhuận Minh) Câu 2 (5 điểm): Có ý kiến cho rằng: Sông Hương là bản tình ca ca ngợi về thiên nhiên và văn hóa xứ Huế. Qua phân tích tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường), hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. |
THẦY KHƯƠNG TRÊN FACEBOOK
|