Đề luyện “Sang thu”
Không có phản hồi
Luyện tập SANG THU (Hữu Thỉnh) [1977] Phần I Cho câu thơ sau: “Vẫn còn bao nhiêu nắng” (Trích Sang thu – Hữu Thỉnh) Câu 1: Chép thuộc lòng ba câu thơ cuối. Câu 2: Trong hai câu thơ cuối đoạn thơ vừa chép, tác giả đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật nào? Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật này trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm? Cũng trong bài thơ “Sang thu”, các biện pháp nghệ thuật đó đã được sử dụng ở câu thơ nào khác? Câu 3: Tác giả muốn gửi gắm suy ngẫm, triết lí nào qua hai câu thơ cuối? Hãy nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa của những suy ngẫm, triết lí này trong tình hình đất nước ở thời điểm hiện nay. (Trình bày bằng một đoạn văn khoảng nửa trang giấy thi) Phần II Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi. Câu 1. Ở khổ thơ cuối bài “Sang thu”, nhà thơ Hữu Thỉnh đã khắc họa sự biến chuyển tinh tế của thiên nhiên trong khúc giao mùa và đồng thời gửi gắm bao suy ngẫm của nhà thơ. Coi câu văn trên là câu chủ đề, em hãy phân tích khổ thơ đã cho trong một đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu để làm sáng tỏ nhận định nêu trên. Đoạn văn em viết sử dụng thành phần phụ chú và phép thế để liên kết câu (có gạch chân và chú thích cuối đoạn văn). Câu 2. Từ khổ thơ trên kết hợp với những hiểu biết xã hội, em thấy mình cần phải chuẩn bị những gì để ứng phó với những khó khăn, thử thách luôn có thể xuất hiện trong cuộc sống. Trình bày suy nghĩ của em trong một đoạn văn khoảng 10 câu. Câu 3. Trong chương trình Ngữ văn lớp 9, cũng có những nhân vật đầy bản lĩnh, nghị lực vượt qua bao khó khăn, thử thách của cuộc sống, đó là những nhân vật nào, trong những tác phẩm nào? Phần III Câu 1: Chép chính xác 4 câu thơ đầu trong bài “Sang thu” của Hữu Thỉnh và nêu ngắn gọn nội dung đoạn thơ trong một câu văn.. Câu 2: Chỉ rõ và nêu tác dụng của thành phần biệt lập trong đoạn thơ. Câu 3: Dựa vào đoạn thơ vừa chép, hãy viết đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận quy nạp để thấy được cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước những dấu hiệu của mùa thu trong thời khắc giao mùa. Trong đoạn có sử dụng một phép nối liên kết câu và một câu văn chứa thành phần phụ chú (gạch chân, chú thích) Phần IV Không biết từ khi nào, mùa thu xuất hiện trong thơ ca với bao cảm xúc, để lại ấn tượng sâu đậm khiến lòng người bâng khuâng, xao xuyến. Trong tác phẩm của mình, một nhà thơ đã viết : “ Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu ” Câu 1. Hai câu thơ trên nằm trong tác phẩm nào ? Ai là tác giả ? Hãy chép các câu còn lại để hoàn thành khổ thơ có chứa hai câu thơ trên. (1.5 điểm) Câu 2. Có ý kiến cho rằng : “Đối với mỗi nhà thơ, mỗi mùa thu là một niềm riêng, được cảm nhận bằng một cách riêng”. Hình ảnh “đám mây mùa hạ” trong bài thơ trên được cảm nhận bằng một cách riêng như thế nào và gửi gắm niềm riêng gì ? (1 điểm) Câu 3. Từ khổ thơ vừa chép, hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận tổng hợp – phân tích – tổng hợp trình bày cảm nhận của em về những biến chuyển trong không gian lúc giao mùa từ hạ sang thu. Trong đoạn có sử dụng một câu bị động và phép nối để liên kết câu. (Gạch chân, chú thích dưới câu bị động và từ ngữ dùng làm phép nối) (3,5 điểm) PHẦN V Trong bài thơ “Sang thu”, Hữu Thỉnh đã viết: Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu Câu 1: Nêu hoàn cảnh sáng tác và mạch cảm xúc của bài thơ. Câu 2: Em hiểu như thế nào về nghĩa của từ “dềnh dàng” và hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng từ trong dòng thơ “Sông được lúc dềnh dàng”? Câu 3: Bằng cảm nhận tinh tế, nhà thơ Hữu Thỉnh đã diễn tả sự biến đổi của đất trời sang thu ở một không gian cao rộng, nhiều tầng bậc trong khổ thơ thứ hai bài thơ “Sang thu”. Hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận tổng – phân – hợp làm sáng tỏ nhận xét trên. Trong đoạn văn có sử dụng khởi ngữ và thành phần biệt lập cảm thán. Câu 4: Kể tên một bài thơ khác trong chương trình Ngữ văn 9 cùng giai đoạn sáng tác với bài thơ “Sang thu” (ghi rõ tên tác giả). Phần VI Mùa thu và thi nhân vốn có nhiều duyên nợ. trước cảnh thu, không ai cảm xúc sâu sắc bằng các nhà thơ. Em cũng được học một thi phẩm hay về mùa thu của nhà thơ Hữu Thỉnh trong chương trình Ngữ văn 9. Câu 1. Ghi lại năm sáng tác bài thơ. Thời điểm sáng tác ấy có ý nghĩa như thế nào? Câu 2. Đề cập tới những chuyển biến của đất trời vào thu nhưng tại sao nhà thơ không đặt tên cho tác phẩm của mình là “Thu sang”? Câu 3. Viết một đoạn văn khỏang 12 câu theo cách lập luận tổng hợp – phân tích – tổng hợp có sử dụng phép nối để liên kết và một câu phủ định, làm rõ cảm nhận tinh tế của nhà thơ về biến chuyển trong không gian lúc sang thu được thể hiện qua khổ thơ thứ hai của bài thơ (gạch dưới những từ dùng làm phép nối và câu phủ định). Câu 4. Cả bài thơ chỉ xuất hiện duy nhất một dấu chấm ở cuối bài. Điều này có dụng ý nghệ thuật gì? Ghi lại tên một bài thơ khác (nêu rõ tác giả) đã học trong chương trinhg Ngữ văn 9 cũng có đặc điểm như vậy. Phần VII Trong bài thơ “Sang thu”, nhà thơ Hữu Thỉnh viết: “Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu”. Câu 1. Chép chính xác sáu câu thơ đứng trước hai câu thơ trên để hoàn thành đoạn thơ. Câu 2. Giải thích từ: chùng chình, dềnh dàng. Câu 3. Để phân tích đoạn thơ em vừa hoàn thành, một bạn học sinh đã viết câu văn sau: “Từ cuối hạ sang thu, đất trời có những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt và sự biến chuyển này đã được Hữu Thỉnh gợi lên bằng những cảm nhận tinh tế, qua những hình ảnh giàu sức biểu cảm.” Hãy lấy câu văn trên làm câu chủ đề để hoàn chỉnh đoạn văn nghị luận theo lối diễn đạt Tổng hợp – Phân tích – Tổng hợp. Đoạn văn có độ dài 10 – 12 câu, trong đoạn có sử dụng phép liên kết thế và thành phần phụ chú . (Gạch chân và chú thích) Phần VIII Hữu Thỉnh có những vần thơ viết về phút giao mùa thật độc đáo: Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu Câu 1. Chép chính xác sáu câu thơ liền trước hai câu thơ trên để hoàn thành đoạn thơ Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu Câu 2. Ghi lại các từ láy trong đoạn thơ vừa chép và giải nghĩa từ láy ở câu thơ thứ 3
Câu 3. Có ý kiến nhận xét về đoạn thơ vừa chép: “Qua những hình ành giàu sức biểu cảm của nhà thơ Hữu Thỉnh, người đọc cảm nhận được thiên nhiên lúc sang thu có những biến chuyển thật nhẹ nhàng tinh tế” Coi câu văn trên là câu chủ đề, em hãy viết đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận diễn dịch. Trong đoạn văn có sử dụng một câu ghép và thành phần khởi ngữ. Câu 4. Kể tên một bài thơ đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 9 có hình ảnh dòng sông, cánh chim và cho biết tên tác giả. Đề sưu tầm
Phần I. Đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Em là ai ? Cô gái hay nàng tiên Thịt da em hay là sắt là đồng ? Cho tôi hôn bàn chán em lạnh ngắt Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung Ôi trái tim em trái tim vĩ đại Còn một giọt máu tươi còn đập mãi Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người! (Người con gái Việt Nam, Tố Hữu, Gió lộng, NXB Văn học, 1961) Câu 1: Đoạn trích trên được sáng tác vào giai đoạn văn học nào? Câu 2: Hình tượng nhân vật trung tâm của đoạn thơ là ai? Hình tượng nhân vật ấy được tác giả thế hiện với thái độ gì? Câu 3: Anh (chị) hãy chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở đoạn thơ đầu. Câu 4: Trong khoảng từ 5 – 7 dòng, trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn đề lẽ sống của tuối trẻ được đặt ra trong khổ thơ cuối cùng của đoạn trích . Phần II. Làm văn (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về bài học mà người cha muốn nói với con trong bài thơ sau: Chẳng ai muốn làm hành khất Tội trời đày ở nhân gian Con không được cười giễu họ Dù họ hôi hám úa tàn Nhà mình sát đường họ đến Có cho thì có là bao Con phải răn dạy nó đi Nếu không thì con đem bán Mình tạm gọi là no ấm Ai biết cơ trời vần xoay Lòng tốt gửi vào thiên hạ Biết đâu nuôi bố sau này… (Dặn con, Trần Nhuận Minh) Câu 2 (5 điểm): Có ý kiến cho rằng: Sông Hương là bản tình ca ca ngợi về thiên nhiên và văn hóa xứ Huế. Qua phân tích tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường), hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. |
THẦY KHƯƠNG TRÊN FACEBOOK
|