Đề thi thử THPT quốc gia trường chuyên Thoại Ngọc Hầu – An Giang
Không có phản hồi
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)Đọc đoạn trích sau và thực hiện “Cần lưu ý là dưới những danh từ truyền thống như chí, công danh, phận sự,… Nguyễn Công Trứ đã lồng vào đó những nội dung của ý thức cá nhân, ngược với thánh hiền. Khổng Tử nói: “Kẻ sĩ chí ở đạo, nếu xẩu hổ về nỗi áo xấu cơm thô thì không thể cùng bàn bạc về đạo ” (Lý nhân). Khổng Tử lại nói: “Người quân tử làm việc đời, không có gì là thích hay không thích, hợp với nghĩa thì làm” (Lý nhân). Nguyễn Công Trứ đề cao hai chữ “thích chí”, và chí của ông là chí được thi thố tài năng cá nhân, “Làm nên đấng anh hùng đâu đấy tỏ”, lấy việc nghèo khổ làm điều xấu xa, nhục nhã (Hàn nho phong vị phú). Khổng Tử đối lập quân tử và tiểu nhân ở chỗ người quân tử chỉ chăm lo đạo đức cao thượng còn tiểu nhân chỉ chăm lo ăn sung mặc sướng. Nguyễn Công Trứ coi trọng cả hai: “Thú vui thú ném ngang vành tráng sĩ”, “Càng tài tử càng nhiều tình ái”,… Khổng Tử chủ trương sống khổ hạnh, xử thế nghiêm trang. Nguyễn Công Trứ xem đời là một cuộc chơi: “Đem ngàn vàng mua lấy tiếng cười – Phong lưu cho bõ kiếp người”. Có thể nói, dưới hình thức ngôn ngữ nhà nho, Nguyễn Công Trứ đã diễn đạt một ý thức cá nhân mới — thích chí, hành lạc.” (Con người cá nhân trong văn học Việt nam thế kỉ XIX- Câu 1. Đoạn văn trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? (0,5 điểm) Câu 2. Xác định thao tác lập luận chủ yếu của đoạn trích trên? (0,75 điểm) Câu 3. Anh/chị hiểu thế nào về ý thức cá nhân thích chí, hành lạc của Nguyễn Công Trứ? (1,0 điểm) Câu 4. Thông điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? (0,75 điểm) II. LÀM VĂN (7,0 điểm)Câu 1. (2,0 điểm) Viết 01 đoạn văn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về vấn đê “công danh” trong cuộc sống hiện nay. Câu 2. (5,0 điểm) Cảm nhận về phong vị dân gian trong đoạn thơ sau: Ta với mình, mình với ta Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh Mình đi, mình lại nhớ mình Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu… Nhớ gì như nhớ người yêu Trăng lên đỉnh núi nắng chiêu lưng nương Nhớ từng bản khói cùng sương Sớm khuya bếp lửa người thương đi về
Phần I. Đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Em là ai ? Cô gái hay nàng tiên Thịt da em hay là sắt là đồng ? Cho tôi hôn bàn chán em lạnh ngắt Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung Ôi trái tim em trái tim vĩ đại Còn một giọt máu tươi còn đập mãi Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người! (Người con gái Việt Nam, Tố Hữu, Gió lộng, NXB Văn học, 1961) Câu 1: Đoạn trích trên được sáng tác vào giai đoạn văn học nào? Câu 2: Hình tượng nhân vật trung tâm của đoạn thơ là ai? Hình tượng nhân vật ấy được tác giả thế hiện với thái độ gì? Câu 3: Anh (chị) hãy chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở đoạn thơ đầu. Câu 4: Trong khoảng từ 5 – 7 dòng, trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn đề lẽ sống của tuối trẻ được đặt ra trong khổ thơ cuối cùng của đoạn trích . Phần II. Làm văn (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về bài học mà người cha muốn nói với con trong bài thơ sau: Chẳng ai muốn làm hành khất Tội trời đày ở nhân gian Con không được cười giễu họ Dù họ hôi hám úa tàn Nhà mình sát đường họ đến Có cho thì có là bao Con phải răn dạy nó đi Nếu không thì con đem bán Mình tạm gọi là no ấm Ai biết cơ trời vần xoay Lòng tốt gửi vào thiên hạ Biết đâu nuôi bố sau này… (Dặn con, Trần Nhuận Minh) Câu 2 (5 điểm): Có ý kiến cho rằng: Sông Hương là bản tình ca ca ngợi về thiên nhiên và văn hóa xứ Huế. Qua phân tích tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường), hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. |
THẦY KHƯƠNG TRÊN FACEBOOK
|