Đề thi thử THPT quốc gia trường THPT Phạm Công Bình – Vĩnh Phúc
Không có phản hồi
I: Đọc – hiểu (3 điểm)Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: “Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị. Nếu người An Nam hãnh diện giữ gìn tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để có khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết đạo đức và khoa học của châu Âu, việc giải phóng dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đề thời gian. Bất cứ người An Nam nào vứt bỏ tiếng nói của mình, thì cũng đương nhiên khước từ niềm hi vọng giải phóng giống nòi. (…) Vì thế, đối với người An Nam chúng ta, chối từ tiếng mẹ đẻ đồng nghĩa với từ chối sự tự do của mình… ”. (Tiếng mẹ đẻ – nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức, Nguyễn An Ninh, Ngữ văn 11, tập hai, NXB Giáo dục, 2012, tr.90) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích? (0,25 điểm) Câu 2. Theo tác giả, tiếng nói có tầm quan trọng như thế nào đối với vận mệnh của dân tộc? (0,5 điểm) Câu 3. Vì sao tác giả khẳng định: “đối với người An Nam chúng ta, chối từ tiếng mẹ đẻ đồng nghĩa với từ chối sự tự do của mình”? (1,0 điểm) Câu 4. Trong hoàn cảnh nước nhà đang bị thực dân thống trị thì câu nói sau đây của tác giả có hoàn toàn đúng không: “Nếu người An Nam hãnh diện giữ gìn tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để có khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết đạo đức và khoa học của châu Âu, việc giải phóng dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đề thời gian.”? (1,25 điểm) II. LÀM VĂN (7,0 điểm)Câu 1. (2,0 điểm) Trong đoạn trích trên, Nguyễn An Ninh khẳng định: “Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị”. Từ ý kiến trên, anh (chị) hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về vai trò, ý nghĩa và sức mạnh của tiếng mẹ đẻ trong cuộc sống. Câu 2. (5,0 điểm) Anh (chị) hãy phân tích phần tuyên ngôn trong “Tuyên ngôn Độc lập” của Hồ Chí Minh (“Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị…tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.” – Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục, 2009, tr.40-41) để làm nổi bật ý nghĩa sâu sắc, lập luận chặt chẽ, giọng điệu hùng biện đầy sức thuyết phục của đoạn văn. ——— Hết ——— Thí sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ tên thí sinh: …………………………………………… ; Số báo danh: …………..
Phần I. Đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Em là ai ? Cô gái hay nàng tiên Thịt da em hay là sắt là đồng ? Cho tôi hôn bàn chán em lạnh ngắt Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung Ôi trái tim em trái tim vĩ đại Còn một giọt máu tươi còn đập mãi Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người! (Người con gái Việt Nam, Tố Hữu, Gió lộng, NXB Văn học, 1961) Câu 1: Đoạn trích trên được sáng tác vào giai đoạn văn học nào? Câu 2: Hình tượng nhân vật trung tâm của đoạn thơ là ai? Hình tượng nhân vật ấy được tác giả thế hiện với thái độ gì? Câu 3: Anh (chị) hãy chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở đoạn thơ đầu. Câu 4: Trong khoảng từ 5 – 7 dòng, trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn đề lẽ sống của tuối trẻ được đặt ra trong khổ thơ cuối cùng của đoạn trích . Phần II. Làm văn (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về bài học mà người cha muốn nói với con trong bài thơ sau: Chẳng ai muốn làm hành khất Tội trời đày ở nhân gian Con không được cười giễu họ Dù họ hôi hám úa tàn Nhà mình sát đường họ đến Có cho thì có là bao Con phải răn dạy nó đi Nếu không thì con đem bán Mình tạm gọi là no ấm Ai biết cơ trời vần xoay Lòng tốt gửi vào thiên hạ Biết đâu nuôi bố sau này… (Dặn con, Trần Nhuận Minh) Câu 2 (5 điểm): Có ý kiến cho rằng: Sông Hương là bản tình ca ca ngợi về thiên nhiên và văn hóa xứ Huế. Qua phân tích tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường), hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. |
THẦY KHƯƠNG TRÊN FACEBOOK
|