ôn luyện Tiếng Việt
Không có phản hồi
ĐỀ 30 I – 1. Hãy cho biết nghĩa của từ chân trong một số trường hợp sử dụng sau đây :
Trong các nghĩa này của từ chân, nghĩa nào là nghĩa gốc, nghĩa nào là nghĩa chuyển ?
II – Sách Tiếng Việt 4, bài Một người chính trực có đoạn viết về ông Tô Hiến Thành như sau : Ông Tô Hiến Thành lâm bệnh nặng… Một hôm, Đỗ thái hậu và vua tới thăm ông, hỏi : – Nếu chẳng may ông mất thì ai là người sẽ thay ông ? Tô Hiến Thành không do dự, đáp : – Có gián nghị đại phu Trần Trung Tá. Thái hậu ngạc nhiên nói : – Vũ Tán Đường hết lòng vì ông, sao không tiến cử ? Tô Hiến Thành tâu : – Nếu Thái hậu hỏi người hầu hạ giỏi thì thần xin cử Vũ Tán Đường, còn hỏi người tài ba giúp nước, thần xin cử Trần Trung Tá. Qua câu trả lời bà Đỗ thái hậu, em thấy ông Tô Hiến Thành là người có phẩm chất gì đáng quý ? Hãy nêu cảm nghĩ của em về ông. III – Xung quanh chúng ta có bao nhiêu điều tốt đẹp của sự sống : Những cánh rừng xanh bát ngát bất tận, những hòn đảo bình yên với nhiều loài động vật sinh sống như cò, yến, voọc,…, những dòng sông xanh với rất nhiều tôm, cá,… Nhiều nơi đã được quy hoạch thành khu du lịch sinh thái và được bảo tồn. Nhưng do vô ý thức, con người đã trở thành những kẻ tàn ác. Họ tàn phá những cánh rừng xanh, biến nó thành trơ trụi, xác xơ. Họ săn bắt động vật làm cho một số loài có nguy cơ tuyệt chủng. Họ làm ô nhiễm nguồn nước khiến cho cá tôm không còn đường sống,… Đặt mình vào vai những cánh rừng đang bị hủy diệt, những con vật đang bị săn bắt hoặc bị phá mất chỗ ở, những chú cá đang thoi thóp trong dòng nước bị ô nhiễm,… em hãy viết một bức thư kêu cứu gửi loài người, bày tỏ sự phẫn nộ trước những hành động phá hoại ấy, kêu gọi mọi người bảo vệ môi trường, bảo vệ sự sống.
Phần I. Đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Em là ai ? Cô gái hay nàng tiên Thịt da em hay là sắt là đồng ? Cho tôi hôn bàn chán em lạnh ngắt Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung Ôi trái tim em trái tim vĩ đại Còn một giọt máu tươi còn đập mãi Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người! (Người con gái Việt Nam, Tố Hữu, Gió lộng, NXB Văn học, 1961) Câu 1: Đoạn trích trên được sáng tác vào giai đoạn văn học nào? Câu 2: Hình tượng nhân vật trung tâm của đoạn thơ là ai? Hình tượng nhân vật ấy được tác giả thế hiện với thái độ gì? Câu 3: Anh (chị) hãy chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở đoạn thơ đầu. Câu 4: Trong khoảng từ 5 – 7 dòng, trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn đề lẽ sống của tuối trẻ được đặt ra trong khổ thơ cuối cùng của đoạn trích . Phần II. Làm văn (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về bài học mà người cha muốn nói với con trong bài thơ sau: Chẳng ai muốn làm hành khất Tội trời đày ở nhân gian Con không được cười giễu họ Dù họ hôi hám úa tàn Nhà mình sát đường họ đến Có cho thì có là bao Con phải răn dạy nó đi Nếu không thì con đem bán Mình tạm gọi là no ấm Ai biết cơ trời vần xoay Lòng tốt gửi vào thiên hạ Biết đâu nuôi bố sau này… (Dặn con, Trần Nhuận Minh) Câu 2 (5 điểm): Có ý kiến cho rằng: Sông Hương là bản tình ca ca ngợi về thiên nhiên và văn hóa xứ Huế. Qua phân tích tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường), hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. |
THẦY KHƯƠNG TRÊN FACEBOOK
|