– Cổng trường mở ra của tác giả Lý Lan là một bài ký ghi lại tâm trạng của người mẹ trong đêm chuẩn bị cho con ngày mai bước vào lớp Một. Vào đêm trước ngày khai trường, tâm trạng người mẹ rối bời với những suy nghĩ và trăn trở về ngày mai khi con bước vào lớp Một. Người mẹ không ngủ được không phải vì lo lắng cho con mà chủ yếu bồi hồi, xúc động với những ký ức xa xưa về ngày đầu tiên mình cắp sách đến trường cùng những suy nghĩ về giáo dục và nhà trường.
– Cổng trường mở ra được trích từ báo Yêu trẻ, ngày 1 – 9 – 2000. Bài viết được ghi dưới dạng những dòng nhật ký tâm tình, nhỏ nhẹ và sâu lắng về tâm trạng của người mẹ trong một đêm chuẩn bị cho con đón ngày khai trường đầu tiên.
– Đây là văn bản đầu tiên mở đầu cụm văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ Văn lớp 7. Trong các văn bản nhật dụng này, có hai văn bản Cổng trường mở ra và Mẹ tôi có nội dung liên quan đến vấn đề người mẹ và nhà trường – một vấn đề thuộc quen thuộc, gần gũi hằng ngày, vừa có ý nghĩa lâu dài, trọng đại với sự trưởng thành của mỗi người con trong gia đình, mỗi học sinh trong nhà trường và được cả xã hội cùng quan tâm.
II – PHÂN TÍCH TÁC PHẨM
Cảm nhận chung về văn bản
– Đây là loại văn bản được xây dựng không phải trên cơ sở tình huống xung đột hay cốt truyện với các biến cố vận động mà trên nền các tâm trạng về những khía cạnh, những phương diện khác nhau có thể đặt ra từ việc con trẻ sắp bắt đầu chặng đường dài dưới mái trường.
– Điểm nhìn là của người mẹ, một người cũng đã trải qua tuổi học đường,yêu thương con, lo lắng cho tương lai của con và cũng là điểm nhìn một công dân quan tâm đến nền giáo dục nước nhà.
– Ngôn ngữ văn bản thiên về độc thoại với những suy tư riêng, thầm kín, tràn đầy tình mẫu tử khi con đã ngon giấc ngủ.
Tâm trạng của người mẹ
– Ngày khai trường vào học lớp Một là ngày để lại dấu ấn sâu đậm nhất trong cuộc đời học sinh của mỗi người. Mẹ hiểu điều đó và thế được ý nghĩa của ngày khai trường ấy đối với con. Tâm trạng của mẹ rối bời với những suy nghĩ, âu lo, trăn trở về một ngày mai, sau một giấc ngủ thanh thản, con sẽ vào lớp Một. Chính mẹ cũng không lý giải được tâm trạng bối rối của mình :
+ Mẹ ngắm nhìn con ngủ “Gương mặt thanh thoát… đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo”, mẹ kiểm tra lại những thứ đã chuẩn bị cho con để mai con mang đi học “ quần áo mới, giày nón mới, cặp sách mới, tập vở mới”,” mẹ đắp mền cho con, buông mùng, ém góc cẩn thận rồi bỗng không biết làm gì nữa”. Thường ngày, khi con đã đi ngủ, mẹ còn dọn dẹp nhà cửa. Nhưng hôm nay khác với mọi ngày, mẹ không phải làm những việc đó nữa vì “ con đã giúp mẹ làm từ chiều “, và hôm nay “ mẹ không tập trung được vào việc gì cả … “.
+ Mẹ không ngủ được : “ Mẹ lên giường và trằn trọc…” ; “ Thực sự mẹ không lo lắng đến nỗi không ngủ được… “ Mẹ không lo, nhưng vẫn không ngủ được… “.
– Tâm trạng của mẹ và con thật khác nhau : Mẹ – thao thức không ngủ, suy nghĩ trằn trọc, còn con – thanh thản, nhẹ nhàng “ giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một li sữa, ăn một cái kẹo”.
– Người mẹ nhìn con thơ ngây, bé bỏng nhưng con cũng sẽ nhanh chóng trưởng thành. Trường học, ngôi nhà thứ hai của con sẽ mang đến cho con những tình cảm ấm áp và sự sẻ chia những niềm vui, nỗi buồn của tuổi học trò. Mẹ tin tưởng vào con, tin “ đứa con của mẹ lớn rồi “ và một ngày kia, còn xa lắm, ngày đó con sẽ hiểu những tâm sự của mẹ, sẽ hiểu vì sao mẹ lại không ngủ được… Mẹ muốn chia sẻ tâm sự với con vì con của mẹ là một “ đứa trẻ nhạy cảm “, giữa mẹ và con luôn có sự đồng cảm, gần gũi.
– Mẹ cũng bồi hồi xúc động nghĩ về ngày khai trường năm xưa của chính mình, nghĩ về những kỉ niệm của ngày đầu tiên đến trường. Mẹ đã gặp lại mình trong chính hình ảnh của con. Đó là sự “ nôn nao, hồi hộp… nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng ngoài cánh cổng như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào … “.
– Qua những chi tiết trên, có thể thấy đây là người mẹ rất mực yêu thương con, hiểu con và quan tâm đến con, chăm sóc cho con từ bữa ăn, giấc ngủ đến chuyện chơi, chuyện học của con. Mẹ hiểu con là đứa trẻ nhạy cảm, mẹ hiểu tâm lí con khi con sắp bước vào ngày khai trường đầu tiên. Chính vì lẽ đó mà đêm nay, tâm trạng mẹ rối bời những suy nghĩ về con, mẹ không sao ngủ được vì ngày mai con vào lớp Một.
Suy nghĩ của mẹ về nền giáo dục và nhà trường
– Trong đêm trăn trở ấy, người mẹ kì vọng, mong muốn nước mình cũng như nước Nhật “ Ngày khai trường là ngày lễ của toàn xã hội “, các quan chức nhà nước cũng sẽ cam kết “ Không có ưu tiên nào lớn hơn sự ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ cho tương lai”.
– Từ sự yêu thương, trăn trở lo lắng cho tương lai của con, người mẹ hướng đến suy nghĩ về nền giáo dục nước nhà. Trường học có vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc đời mỗi con người. Nó mang lại cho chúng ta trí thức, tình cảm và tư tưởng đạo lí,… giúp ta dần hình thành nhân cách của một học sinh trong nhà trường, cũng là một công dân trong xã hội. Tri thức giáo dục, nguyên tắc giáo dục, những chính sách giáo dục,.. có thể ảnh hưởng đến hệ tư tưởng của cả một thế hệ. Vì thế, người mẹ cũng cho con biết việc “ trồng người “ là vô cùng khó khăn, một thử thách lớn đối với những người làm công tác giáo dục : “ Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này “.
– Nghĩ về con, người mẹ không ngủ được vì dự định ngày mai, mẹ sẽ cầm tay con dắt qua cánh cổng trường, mẹ sẽ dũng cảm buông tay con và khích lệ con, mẹ tin vào sự giáo dục của nhà trường : “ Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra “ : đó là thế giới của tri thức, của lẽ sống cao đẹp về tình yêu thương con người, là thế giới của những ước mơ, khát vọng,… Đó chính là những kỉ niệm tuổi thơ với bao niềm vui và nỗi buồn sẽ theo suốt cuộc đời con người, không thể lãng quên,…
* Với những lời tâm tình nhỏ nhẹ và sâu lắng, văn bản giúp ta hiểu thêm tấm lòng thương yêu, tình cảm sâu nặng của người mẹ đối với con và vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống mỗi con người.
Văn bản được viết dưới dạng những dòng nhật kí với những câu văn độc thoại và độc thoại nội tâm ghi lại tâm sự của mẹ với con… đã làm nổi bật được tâm trạng, khắc họa được tâm tư, tình cảm, những điều sâu thẳm khó nói bằng lời trực tiếp của mẹ với đứa con thân yêu. Đằng sau bài văn và cả tấm lòng yêu thương bao la, sâu thẳm của người mẹ.
Em là ai ? Cô gái hay nàng tiên
Em có tuổi hay không có tuổi
Mái tóc em đây, hay là mây là suối
Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm giông
Thịt da em hay là sắt là đồng ?
Cho tôi hôn bàn chán em lạnh ngắt
Cho tôi nâng bàn tay em nắm chặt
Ôi bàn tay như đôi lá còn xanh
Trên mình em đau đớn cả thân cành
Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng
Em đã sống lại rồi, em đã sống!
Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung
Không giết được em, người con gái anh hùng!
Ôi trái tim em trái tim vĩ đại
Còn một giọt máu tươi còn đập mãi
Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời
Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người!
(Người con gái Việt Nam, Tố Hữu, Gió lộng, NXB Văn học, 1961)
Câu 1: Đoạn trích trên được sáng tác vào giai đoạn văn học nào?
Câu 2: Hình tượng nhân vật trung tâm của đoạn thơ là ai? Hình tượng nhân vật ấy được tác giả thế hiện với thái độ gì?
Câu 3: Anh (chị) hãy chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở đoạn thơ đầu.
Câu 4: Trong khoảng từ 5 – 7 dòng, trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn đề lẽ sống của tuối trẻ được đặt ra trong khổ thơ cuối cùng của đoạn trích .
Phần II. Làm văn (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về bài học mà người cha muốn nói với con trong bài thơ sau:
Chẳng ai muốn làm hành khất
Tội trời đày ở nhân gian
Con không được cười giễu họ
Dù họ hôi hám úa tàn
Nhà mình sát đường họ đến
Có cho thì có là bao
Con phải răn dạy nó đi
Nếu không thì con đem bán
Mình tạm gọi là no ấm
Ai biết cơ trời vần xoay
Lòng tốt gửi vào thiên hạ
Biết đâu nuôi bố sau này…
(Dặn con, Trần Nhuận Minh)
Câu 2 (5 điểm):
Có ý kiến cho rằng: Sông Hương là bản tình ca ca ngợi về thiên nhiên và văn hóa xứ Huế. Qua phân tích tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường), hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.