– Ca dao với chức năng bộc lộ trực tiếp tình cảm đã từ lâu là tiếng hát yêu thương, thắm thiết nghĩa tình, là tiếng ca buồn đau thăm thẳm tự trái tim con người. Ai cũng có thể tìm thấy ở ca dao dân tộc một cảnh ngộ, một nỗi niềm nào đó để chia sẻ khi vui, để an ủi khi buồn. Không biết tự bao giờ, kho tàng ca dao của mỗi dân tộc chúng ta đã vô cùng phong phú về số lượng, đa dạng về nội dung và hình thức biểu đạt,… Nhà thơ Pu– skin cho rằng “ở những câu hát dân ca có sự chia li xa vời, có nỗi buồn đau tự trái tim”. Nhà thơ Xuân Diệu đã dành bao lời hay ý đẹp để nói về những khúc hát dân ca quê hương xứ sở : “Trong ca dao dường như có nước, có cát, có biển, như có máu, có nước mắt, có mồ hôi người. Dần dần ta thấy tủ lại nơi khóe mắt một giọt nước sáng ngời. Đó là giọt tâm hồn chắt ra từ ruột của non sông”.
– Trong kho tàng ca dao đó, những câu hát than thân chiếm một số lượng lớn và là những bài ca dao tiêu biểu. Nhân vật trữ tình trong những khúc hát xưa kia khi nghĩ về người khác thì thường hát lên tiếng ca yêu thương tình nghĩa, khi nghĩ về bản thân mình thì lại thường cất lên tiếng hát xót xa, ai oán cho thân phận mình. Các nhà nghiên cứu ca dao gọi đó là những câu hát than thân. Những tâm tư đau xót, những cảnh ngộ éo le, bất hạnh của con người được diễn tả rất đa dạng trong ca dao. Ngoài ý nghĩa than thân, những bài ca dao này còn ẩn chứa nỗi bất bình, tinh thần phê phán với những bất công trong xã hội xưa kia.
– Những câu ca dao, câu hát về chủ đề than thân có số lượng lớn và cũng rất tiêu biểu trong kho tàng ca dao, dân ca Việt Nam. Những bài ca dao đó đều nằm trong hệ thống các công thức diễn tả và biểu đạt truyền thống như công thức mở đầu, công thức sử dụng các thành ngữ quen thuộc, sử dụng các biểu tượng là sự vật, con vật gần gũi, nhỏ bé, đáng thương làm hình ảnh ẩn dụ, so sánh để diễn tả tâm trạng, thân phận người lao động, người phụ nữ trong xã hội xưa.
II– PHÂN TÍCH TÁC PHẨM
Bài 1 : Trong ca dao, người nông dân thường mượn hình ảnh con cò để diễn tả cuộc đời, thân phận của mình :
– Con cò mày đi ăn đêm,
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.
Ông ơi, ông vớt tôi nao,
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.
Có xáo thì xáo nước trong,
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.
– Con cò lặn lội bờ sông,
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non.
Vì sao người nông dân thời xưa thường mượn hình ảnh con cò để biểu trưng cho thân phận của mình ? Hình ảnh biểu trưng là những hình ảnh được rút ra từ hiện thực cuộc sống khách quan nhưng đã mang trong nó sự chuyển nghĩa theo liên tưởng có tính chất quy ước được cộng đồng xã hội thừa nhận : Trong ngôn ngữ giao tiếp và trong ngôn ngữ nghệ thuật, có rất nhiều hình ảnh mang ý nghĩa biểu trưng (hoặc biểu tượng). Con cò là con vật với dáng vẻ hiền lành, với bộ lông trắng thanh thoát, lặn lội kiếm ăn luôn gắn bó với đồng ruộng khiến người nông dân luôn liên tưởng đến thân phận của mình. Theo ý kiến của nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan : “Trong các loài chim kiếm ăn ở ruộng đồng, chỉ có con cò thường gần người nông dân hơn cả. Những lúc cày cuốc, cấy hái người nông dân Việt Nam thường thấy con cò ở bên họ : con cò lặn lội theo luống cày, con cò bay trên đồng lúa bát ngát, con cò đứng trên bờ ruộng rỉa lông rỉa cánh, ngắm nghía người nông dân,… Con cò gợi hứng cho họ nhiều”.(1)
Trong bài 1, cuộc đời lận đận, vất vả của con cò được diễn tả chính xác, chân thật và giàu giá trị biểu cảm, vừa mang ý nghĩa chủ thể vừa mang tính khái quát cao. Bài ca là một ẩn dụ nghệ thuật đẹp. Đã là ẩn dụ nghệ thuật thì phải chứa đựng nghĩa đen và nghĩa bóng, nghĩa cụ thể và nghĩa liên tưởng.
Nghĩa đen được miêu tả ở đây là con cò trong cuộc sống kiếm ăn vất vả, gian truân của nó :
Nước non lận đận một mình,
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.
Để diễn tả nỗi vất, vả gian truân đó tác giả dân gian đã sử dụng phép đối lập : “nước non” (không gian rộng lớn nơi cò phải ngụp lặn kiếm ăn) – “một mình” (thân cò lủi thủi, không ai chia sẻ, giúp đỡ). “Lên thác – xuống ghềnh” – câu thành ngữ quen thuộc, cụ thể hóa khái niệm “nước non” ở trên, hay được dùng để chỉ sự trắc trở của cuộc sống mà còn phải chịu đựng, bươn chải. Tính từ “lận đận” đã khái quát sự long đong, vất vả của kiếp cò. Không phải lên thác xuống ghềnh, lận đận trong khoảng thời gian ngắn mà là “bấy nay”. “Thân cò’ mang ý nghĩa biểu cảm hơn so với “con cò” hoặc “cò ta” vì nó gợi ra hình ảnh con cò với hình dáng gầy gò
phải cố chống chọi với hoàn cảnh, gợi nên ở người đọc sự thương cảm.
Dùng từ “thân cò” bài ca dao mang rõ nét tính chất than thân. Con “thác” , “ghềnh” thường biểu trưng cho sự khó khăn, trắc trở :thác là chỗ dòng nước chảy xiết,vượt qua vách đá cao chắn ngang sông suối, làm nước đổ mạnh xuống ; ghềnh : chỗ lòng sông bị thu hẹp và nông, có đá lởm chởm nhô cao và nằm chắn ngang làm cho dòng nước dồn lại và chảy xiết. (Theo chú thích (2), Ngữ văn 7, tập một, tr.48).
Những câu tiếp theo không đi vào những chi tiết cụ thể mà tiếp tục với những liên tưởng khái quát. Nghệ thuật nhân cách hóa tài tình làm xúc động lòng người. Câu hỏi tu từ vang lên nhức nhối :
Ai làm cho bể kia đầy,
Cho ao kia cạn, cho gầy cò con ?
Bài ca dao tiếp tục sử dụng phép đối lập bể đầy – ao cạn chỉ những tình huống oái ăm, trớ trêu đối với con cò đáng thương. Phận cò đã lận đận đi kiếm ăn, lại gặp phải những cảnh khó khăn, ngang trái. Nghệ thuật đối ý, đối thanh, câu hỏi tu từ không có lời giải đáp “ai làm…” như một tiếng thở dài, như một sự phản kháng trước những bất công đã gieo vào lòng người nghe một xúc cảm xót thương chân thành cho số kiếp con cò, cũng chính là số kiếp khổ đau, oan trái của người lao động trong xã hội xưa. Ai đã tạo nên những nghịch cảnh để thân có gầy guộc, xác xơ : “cho gầy cò con” ? Tiếng hát than thân của người lao động cũng đồng thời là tiếng nói kín đáo phê phán, tố cáo xã hội bất công không đem lại hạnh phúc, may mắn cho những con người chăm chỉ, lương thiện, mong muốn sống, muốn làm ăn chân chính.
(1) Vũ Ngọc Phan, Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1978.
Trong bài ca dao mượn hình ảnh con cò làm biểu tượng thể hiện thân phận con người thì đây là một bài ca dao tiêu biểu. Nó thành công bởi những hình ảnh tả thực cô đọng, chính xác, gợi nên những liên tưởng nghệ thuật có ý nghĩa thẩm mĩ và ỹ nghĩa xã hội sâu sắc, tạo nên những xúc động chân thành. Phép đối thanh, đối ý, phép ẩn dụ, dùng từ láy gợi cảm đã góp phần quan trọng tạo nên vẻ đẹp của bài ca dao.
Bài 2 : Bài ca dao là một chùm bốn cặp lục bát có thể đi liền nhau, bổ sung cho nhau mà cũng có thể tách rời từng cặp lục bát trong những diễn xướng cụ thể mà vẫn thể hiện được tư tưởng chủ đề.
Bốn cặp thơ đều mở đầu bằng cụm từ “thương thay”, trở thành một công thức truyền thống trong tiếng hát than thân của con người bên cạnh công thức “thân em”, nhưng ít nhiều có sắc thái khác. “Thân em” là tiếng hát than thân của người phụ nữ còn “thương thay” là lời của người lao động trong xã hội cũ thương cho những số phận khốn khổ, chịu đau đớn nhiều bề, cũng có thể là lời tự thương cho chính thân phận của mình. “Thương thay” như một thán từ, một tiếng kêu xót xa, khó kìm nén, biểu thị sắc thái thương xót ở mức độ cao.
Sự lặp lại bốn lần liên tiếp cụm từ này trong bài ca tạo nên một ấn tượng rất đậm nét về nhiều cảnh ngộ, nhiều số phận đánh thương trong cuộc sống. Đi vào từng bài ca dao với sự phân tích cụ thể, người nghe lại càng thấy thấm thía về sự đa dạng, đa chiều của các kiếp phận khác nhau : con tằm, con kiến, con hạc, con cuốc,…
Đặc sắc nghệ thuật của chùm ca dao này là nghệ thuật ẩn dụ mang ý nghĩa biểu trưng. Như ở bài 1 đã phân tích, nghệ thuật ẩn dụ đã tạo nên liên tưởng giữa hai sự vật, hiện tượng. Cái cần nói tới, cần biểu đạt thì ẩn kín sau một sự vật, đối tượng khác dựa trên cơ sở giữa chúng có nét tương đồng. Những sự vật, hiện tượng được miêu tả trực tiếp (nghĩa đen) thường được rút ra từ sự quan sát thực tế cuộc sống, từ những hiện tượng với quy luật tự nhiên để đi đến những liên tưởng khái quát mang ý nghĩa xã hội. Vậy nỗi thương cảm được diễn tả, được biểu hiện đối với những hoàn cảnh, những số phận nào và những hiện tượng thiên nhiên nào có thể gợi lên những mối liên tưởng đó ? Như một quy luật tâm lí rất tự nhiên, người ta thường hướng sự xót thương, cảm thông với những con vật nhỏ bé, yếu đuối chịu nhiều thua thiệt trong thế giới tự nhiên :
Thương thay thân phận con tằm,
Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.
Con tằm bé nhỏ, suốt đời chị được ăn lá dâu, ăn ít mà phải làm nhiều, rút ruột dâng cho đời những sợi tơ vàng óng. Thành ngữ có câu : “rút ruột tằm” nói lên sự bất công đối với con tằm. Con tằm trong câu ca dao biểu tượng cho những con người suốt cuộc đời bị bòn rút hết sức lao động mà hưởng thụ thì ít ỏi.
Câu tiếp theo là thương thay thân phận con kiến :
Thương thay lũ kiến li ti,
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.
Kiến là một trong những loài động vật nhỏ bé mà lại suốt ngày xuôi ngược, tất bật lo kiếm ăn, lo tha mồi về tổ. Tục ngữ có câu : “Kiến tha lâu cũng có ngày đầy tổ” để nói về bài học kiên trì, cần mẫn của loài kiến. Bài ca dao này lại nói lên nỗi thương cảm đối với những con người ăn ít mà phải làm nhiều, suốt đời phải tất bật lo kiếm miếng ăn mà vẫn nghèo khó, lam lũ.
Thân phận con hạc, con cuốc cũng thật đáng thương :
Thương thay hạc lánh đường mây,
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.
Thương thay con cuốc giữa trời,
Dầu kêu ra máu có người nào nghe.
Hạc là loài chim lớn cẳng cao,cổ và mỏ dài thường tượng trưng cho sự trường tồn. Người ta thường gắn chim hạc với công danh, với bước đường “thanh vân” (mây xanh) thẳng tiến. Nhưng con hạc ở đây lại cố tình xa lánh bước đường rộng thẳng cao sang nhưng cũng không biết phải “lánh” đi đâu. Con đường thăm thẳm trước mặt vẫn chẳng có điểm dừng, cánh hạc vẫn phải bay trong vô vọng.
Còn hình ảnh con cuốc tượng trưng cho nỗi oan trái của những thân phận bé nhỏ không bao giờ được để ý. Hình ảnh con cuốc với thân phận thấp cổ bé họng chị bao oan sai, không được công lí bảo vệ : “Dầu kêu ra máu có người nào nghe”.
Cái hay của bài ca dao ngày nói chung và cái hay của nghệ thuật sử dụng (con tằm, con kiến, con hạc, con cuốc) nói riêng là dựa vào sự quan sát, sự hiểu biết về đời sống sinh học của thế giới động vật gần gũi với con người để tạo ra những liên tưởng nghệ thuật vừa bất ngờ vừa mang tính thuyết phục cao.
Bài 3 : Đặt bài ca dao này trong hệ thống những câu hát than thân có công thức mở đầu “thân em” sẽ thấy rõ hơn chủ đề và đặc điểm nghệ thuật của nó :
Thân em như tấm lụa đào,
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.
hay :
Thân em như hạc đầu đình,
Muốn bay không cất nổi mình mà bay.
Bài ca dao là tiếng hát than thân của người phụ nữ. Người phụ nữ với đặc trưng giới tính của mình vốn nhỏ bé, mảnh mai hơn nam giới, có những chức năng thiên phú là nuôi con và chăm sóc gia đình. Xã hội phong kiến nam quyền xưa kia với những đạo luật khắt khe, vô lí đã trói buộc người phụ nữ vào luật “tam tòng tứ đức”. Là con người lao động trong xã hội xưa kia đã chịu thân phận con sâu, con kiến, con tằm, con rùa, vậy mà người phụ nữ còn chịu thêm cái khổ nữa của thân phận phụ nữ, bị đẩy xuống hàng thấp kém trong xã hội, là thành viên yếu thế nhất trong gia đình.
Những nỗi khổ vật chất, người phụ nữ có thể chịu đựng được nhưng nỗi khổ lớn nhất, được thể hiện rõ nhất qua tiếng hát than thân trong ca dao là nỗi khổ về tinh thần. Số phận của họ mỏng manh, thụ động, trôi nổi giữa cuộc đời. Họ bị phụ thuộc, mất phương hướng, không biết đời mình sẽ đi đâu về đâu, trôi dạt vào đâu ?
Thân em như trái bần trôi,
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.
Trái bần là quả của cây bần – loại cây to mọc ở vùng nước lợ, trái tròn dẹt, ăn chua và chát, mọc rất nhiều ở Nam Bộ. Vào mùa nước lớn, trái bần rụng xuống mặt nước, trôi dạt theo gió táp vào bờ hoặc theo dòng nước trôi xuôi. Trái bần, trái khổ qua, trái mù u hay sầu riêng là những cây trái gợi lên sắc thái địa phương Nam Bộ rõ nét, giúp ta hiểu thêm về những miền đất thân thương cùng tâm trạng của những người dân trên các vùng miền Tổ quốc. Những trái cây này cũng thường biểu trưng cho thân phận đau khổ, đắng cay của người lao động.
Bài ca dao sử dụng phép so sánh trực tiếp. Câu thơ lục có hai vế. Vế thứ nhất là thân phận con người, cụ thể ở đây là thân phận người phụ nữ “thân em”. Vế thứ hai là “trái bần trôi”. Giữa hai vế được nối bằng liên từ “như”. Thân phận con người là cái lớn lao nhất, quan trọng nhất trong cuộc đời mỗi người lại được so sánh với một trái bần nhỏ bé đã lìa cành, lìa nơi bám giữ để lênh đênh, trôi nổi trên mặt nước. Chỉ sáu từ trong câu thơ lục đã biểu đạt ý khái quát mà tác giả muốn bày tỏ. Câu bát tiếp theo đã bổ sung, triển khai cụ thể hơn trạng thái so sánh được nêu lên ở câu thơ lục : “Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu”. Trái bần bé nhỏ sau khi lìa cành luôn bị những cơn gió mạnh, những đợt sóng to dồi lắc, xô đẩy, nhấn chìm. So sánh là phép tu từ có tác dụng cụ thể hóa, làm rõ nét những khái niệm trừu tượng, khó định hình. Khái niệm trừu tượng ở đây là thân phận người phụ nữ. Trái bần trôi, luôn bị gió to sóng lớn xô đẩy, nhấn chìm là hình ảnh cụ thể được đem ra so sánh. Hai vế so sánh giúp người đọc hình dung cụ thể nỗi khổ đau bởi sự mong manh, bé bỏng, thụ động, vô phương hướng của cuộc đời người phụ nữ.
Bài ca dao trên đã thể hiện nỗi xót thương, sự đồng cảm của nhân dân với số phận người phụ nữ. Hồ Xuân Hương, nữ sĩ nổi danh là Bà Chúa Thơ Nôm đã thể hiện cảm hứng xót xa về thân phận nổi chìm, thụ động của người phụ nữ trong bài Bánh trôi nước:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
* Ba bài ca dao đều ẩn chứa tinh thần phê phán, tố cáo xã hội vùi dập, bất công đối với con người. Sự cảm thông, chia sẻ với nỗi khổ đau nhiều bề của con người trong xã hội cũ, lòng thương yêu sâu sắc loài vật, thương người và thương thân mình được tác giả dân gian biểu đạt sâu sắc. Nghệ thuật ẩn dụ, so sánh tài tình vừa khái quát hoa (ẩn dụ), vừa cụ thể hóa (so sánh), các hình tượng đa dạng, phong phú, tạo nên lối biểu đạt giàu tính thẩm mĩ và biểu cảm, gây xúc động thấm thía lòng người, trở thành những ví dụ mẫu mực cho thơ ca dân tộc sau này kế thừa và phát triển. Từ ngữ chọn lọc, trong sáng, giản dị (chú ý các tính từ, đại từ, từ cảm thán, từ láy,…). Thể thơ lục bát được sử dụng nhuần nhụy, uyển chuyển, phù hợp với nội dung cảm xúc.
Em là ai ? Cô gái hay nàng tiên
Em có tuổi hay không có tuổi
Mái tóc em đây, hay là mây là suối
Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm giông
Thịt da em hay là sắt là đồng ?
Cho tôi hôn bàn chán em lạnh ngắt
Cho tôi nâng bàn tay em nắm chặt
Ôi bàn tay như đôi lá còn xanh
Trên mình em đau đớn cả thân cành
Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng
Em đã sống lại rồi, em đã sống!
Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung
Không giết được em, người con gái anh hùng!
Ôi trái tim em trái tim vĩ đại
Còn một giọt máu tươi còn đập mãi
Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời
Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người!
(Người con gái Việt Nam, Tố Hữu, Gió lộng, NXB Văn học, 1961)
Câu 1: Đoạn trích trên được sáng tác vào giai đoạn văn học nào?
Câu 2: Hình tượng nhân vật trung tâm của đoạn thơ là ai? Hình tượng nhân vật ấy được tác giả thế hiện với thái độ gì?
Câu 3: Anh (chị) hãy chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở đoạn thơ đầu.
Câu 4: Trong khoảng từ 5 – 7 dòng, trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn đề lẽ sống của tuối trẻ được đặt ra trong khổ thơ cuối cùng của đoạn trích .
Phần II. Làm văn (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về bài học mà người cha muốn nói với con trong bài thơ sau:
Chẳng ai muốn làm hành khất
Tội trời đày ở nhân gian
Con không được cười giễu họ
Dù họ hôi hám úa tàn
Nhà mình sát đường họ đến
Có cho thì có là bao
Con phải răn dạy nó đi
Nếu không thì con đem bán
Mình tạm gọi là no ấm
Ai biết cơ trời vần xoay
Lòng tốt gửi vào thiên hạ
Biết đâu nuôi bố sau này…
(Dặn con, Trần Nhuận Minh)
Câu 2 (5 điểm):
Có ý kiến cho rằng: Sông Hương là bản tình ca ca ngợi về thiên nhiên và văn hóa xứ Huế. Qua phân tích tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường), hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.