– Lí Bạch (701– 762), nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc đời Đường, tự Thái Bạch, hiệu Thanh Liên cư sĩ, quê ở Cam Túc. Khi ông mới năm tuổi, gia đình ông về định cư ở làng Thanh Liên, huyện Xương Long thuộc Miên Châu (Tứ Xuyên) nên nhà thơ vẫn thường coi Tứ Xuyên cũng là quê hương của mình. Năm 25 tuổi, ông rời gia đình để đi du ngoạn, tìm đường lập công danh sự nghiệp. Ông mang một khát vọng, hoài bão rất lớn lao là góp phần cứu đời, giúp dân, song chưa bao giờ ông toại nguyện. Với mục đích tìm tiên và ngao du sơn thủy, Lí Bạch suốt đời đi đến rất nhiều danh lam thắng cảnh của Trung Quốc. Chính sự hun đúc của thiên nhiên và tinh thần lãng mạn đã tạo nên một tâm hồn hào phóng, một tấm lòng rộng mở ở ông. Điều này có ảnh hưởng sâu sắc đến phong cách thơ ông. Thơ Lí Bạch biểu hiện một tâm hồn tự do hào phóng. Hình ảnh trong thơ ông thường mang tính chất tươi sáng, kì vĩ, ngôn ngữ thơ tự nhiên mà điêu luyện. Ông có nhiều bài thơ hay viết về chiến tranh, thiên nhiên và tình bạn. Người đời ca tụng ông là thi tiên (tiên thơ). Lí Bạch để lại cho đời khoảng hơn một nghìn bài thơ, với phong cách lãng mạn bay bổng, tràn đầy cảm xúc và tưởng tượng kì vĩ, hào hùng.
– Vọng Lư sơn bộc bố là một trong những bài thơ tiêu biểu viết về đề tài thiên nhiên của nhà thơ. Trong những năm cuối đời, sau bao thăng trầm, sóng gió của cuộc đời, Lí Bạch có dịp ngao du, thưởng ngoạn phong cảnh. Ông viết bài thơ này khi đi qua địa danh Lư sơn (núi Lư) ở tỉnh Giang Tây.
Tri thức về văn hóa
Lư sơn là thắng cảnh nổi tiếng ở phía nam thành phố Cửu Giang, tỉnh Giang Tây. Hương Lô là tên một ngọn núi cao ở phía tây bắc của dãy Lư sơn. Đây là ngọn núi có đỉnh vừa cao vừa tròn, có mây mù bao phủ, nhìn từ xa trông giống như một cái lư hương đang tỏa khói (lò đốt trầm hương), nên người đời mới đặt tên như vậy.
Tri thức về thể loại
– Bài thơ thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. Tri thức về thể thơ này có thể xem ở bài Nam quốc sơn hà.
– Về thể thơ này, nhà thơ Nguyễn Khánh đời Tống nói “chữ thứ năm trong câu thơ bảy chữ (thất ngôn) cần có tiếng vang…gọi là tiếng vang là vì tác giả đã hết sức, dụng công – dành cho nó” (thất ngôn thi đệ ngũ tự kỷ yếu hưởng… sở vị hưởng giả, trí lực xử dã ). Bài thơ của Lí Bạch là rất tiêu biểu cho quan niệm khi phát trên. Các chữ thứ năm trong các câu sau có ý nghĩa đặc biệt, cần chú ý.
II – PHÂN TÍCH TÁC PHẨM
Vẻ đẹp tráng lệ, huyền ảo của núi Lư
Vẻ đẹp của núi Lư, qua quan sát tài tình của Lí Bạch, cảnh tượng hiện ra với một màu sắc thật khác lạ, lộng lẫy, huyền ảo : “Nắng rọi Hương lô khói tía bay”.
Nguyên tác câu này là “Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên”, nghĩa là nắng chiếu vào đỉnh Hương Lô sinh làn khói tía. Thực ra theo các nhà nghiên cứu Trung Quốc, đỉnh Hương Lô không có quan hệ lớn với thác nước Lư sơn, nhưng bài thơ này không đơn thuần tả thác nước mà tả quá trình “vọng” (nhìn từ xa) thác nước Lư sơn. Câu mở đầu này chỉ ra thời điểm quan sát cụ thể, mặt trời đang lên rọi ánh nắng vàng lên đỉnh Hương Lô, hòa quyện với khí lam của đỉnh núi làm hiện lên đám mây màu sắc tím. Cảnh sắc hùng vĩ và màu sắc đặc biệt của đỉnh Hương Lô làm phông nền cho ngọn thác sẽ tả. Một không khí lãng mạn xuất hiện ngay từ câu thứ nhất của bài thơ. Chữ “sinh” là nhãn tự của câu thơ, nó làm cho đỉnh núi vốn tĩnh bỗng trở nên sống động. Câu thơ dịch không chuyển được chữ “sinh” nên chưa lột tả được cái trạng thái tuyệt vời này của cảnh vật. Để nhìn thấy toàn cảnh núi Lư như thế, có lẽ nhà thơ đã chọn điểm nhìn là từ phía xa (đúng như nhan đề của bài thơ).
Câu thứ hai tập trung cái nhìn vào dòng thác đứng trước đỉnh núi : “Xa trông dòng thác trước sông này”.
Nguyên tác câu này là : Dao khan bộc bố quải tiền xuyên. Với câu thơ thứ hai, tác giả nói rõ vị trí đứng ngắm núi, ngắm thác là từ xa trông. Cảnh đẹp của thác nước Lư sơn như Lí Bạch tả chỉ “xa không” thì mới thấy hết vẻ đẹp của nó, chứ nếu ở gần thì không thể thấy hết được.
Động từ “quải” (treo) diễn tả trạng thái tĩnh, biến động thành tĩnh vì dù thác rất mạnh nhưng được nhìn từ xa. Thác nước dĩ nhiên là luôn ở trạng thái động, vì chảy mạnh từ trên cao xuống, và đương nhiên không ai có thể treo được thác. Nhưng nhìn từ xa, thác nước cao như treo trước dòng sông, trước núi. Chữ “treo” là chữ được dùng với tư cách là một ẩn dụ, gợi hình tượng dòng thác tĩnh, giống như dải lụa khổng lồ. Câu thơ đã vẽ ra một thiên nhiên kì vĩ, phi thường. Chữ “quải” con ngầm ẩn sự kính phục của thi nhân trước sức mạnh kì vĩ của tạo hóa. Đáng tiếc là câu thơ dịch không chuyển tải được chữ “treo” rất tài hoa đó.
Hai câu thơ đầu có sự đối lập động tĩnh. Câu đầu tả cái động của sắc núi trên đỉnh Hương Lô biến hóa nhanh với chữ “sinh” và để tả dòng thác không ngừng nghỉ, tác giả dùng chữ “quải”. Đó là cách tả khác thường, tả sơn quang thủy sắc mà không hề lặp lại cách tả thời điểm và địa điểm trong các bài thơ khác của ông. Đó là thác nước Lư Sơn nhìn từ xa vào một buổi sáng trong lành. Câu thơ có cách nói giản dị nhưng ẩn sau chúng tài năng tổ chức tinh tế, xảo diệu.
Hai câu đầu cơ bản được viết bằng thủ pháp tả thực, tả khách quan. Hai câu sau thủ pháp thơ chuyển biến. Tác giả vận dụng tối đa phép so sánh khoa trương và trí tưởng tượng kì vĩ. Đây là một đặc trưng lớn của phong cách lãng mạn trong thơ Lí Bạch.Nếu như câu thơ thứ hai tả thác nước trong trạng thái tĩnh thì câu thứ ba chuyển sang tả nước trong trạng thái động : “Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước”.
Nguyên văn câu thơ là : Phi lưu trực há tam thiên xích. Câu thơ đã cực tả cái thế của dòng thác : chảy vừa nhanh, vừa mạnh, vừa cao, tưởng như là ngay gần trước mắt. Câu thơ với hai động từ “phi” (phi lưu – nước chảy như bay) và há (trực há – đổ thẳng xuống) gợi tả thật sống động cái khí thế hùng mạnh của các nước không phải nước chảy mà là nước bay – như vậy tốc độ chảy và đổ xuống của thác phải cực mạnh. “Ba nghìn thước” là khoa trương để nói cái cao của Hương Lô, cái dài của thác. Câu thơ còn gợi tả được thế núi cao và sườn rất dốc (nên nước mới bay và đổ mạnh như vậy).
Câu kết của bài thơ là một hình ảnh ẩn dụ độc đáo : “Tưởng dải Ngân Hà tuột khỏi mây”.
Nguyên tác câu này là : Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên (nghĩa là : Ngỡ là sông Ngân rơi tự chín tầng mây). Dải Ngân Hà vốn rất cao, “treo trên chín tầng trời. Câu thơ dịch là “dải Ngân Hà tuột khỏi mây” là chưa chính xác. Bởi từ mây tuột xuống thì đã lấy gì làm cao, phải từ chín tầng rơi xuống thì dòng thác chảy mới có được cái tốc độ mạng phi thường ấy. Liên tưởng dòng thác với Ngân Hà độc đáo mà vẫn tự nhiên, bởi dòng thác dưới ánh nắng sáng long lanh như dòng sông bạc, lại chảy mạnh như vậy thì chỉ rơi từ trên trời rơi xuống mới hình dung được. Nhà thơ đã phóng đại mức độ hùng vĩ của dòng khác khi miêu tả nó như con sông Ngân trên chín tầng trời thăm thẳm rơi xuống.Hai chữ dao khan (xa trông) liên quan đến tả cảnh, còn nghi thị (tưởng) lại là cảm xúc (quan hệ giữa cảnh và tình, nhìn thấy cảnh sinh tình) kết nối hai phân đoạn của bài thơ.
Bài thơ là sự thể hiện của một hồn thơ tài hoa, phóng khoáng
Bài thơ thuộc loại thơ sơn thủy, đã kết hợp tài tình các quan hệ thanh và sắc, động và tĩnh, tình và cảnh để tả một bức tranh sơn thủy tuyệt diệu. Chỉ với 28 chữ, với trí tưởng tượng độc đáo, luôn biến hóa tác giả đã vẽ nên một cảnh đẹp vô cùng phi thường.Mỗi câu mỗi cảnh, một cách hình dung, câu nào cũng đem đến hình ảnh thơ đầy sáng tạo, lí thú. Từ cảnh nắng chiếu đỉnh Hương Lô sinh làn khói tía đến tả dòng thác hóa động thành tĩnh, như dải lụa treo, giờ lại tả thác lao nhanh, lao mạnh, rồi lại tả thác cao đổ xuống như sông Ngân rơi từ chín tầng trời. Thật là một cảnh tượng hùng vĩ, ngoạn mục.
Làm nên thành công của bài thơ phải kể đến cách dùng chữ. Như trên đã nói, hầu hết các chữ ở vị trí thứ năm trong các câu đều được viết rất dụng công, các chữ như chữ sinh, chữ quải, chữ lạc đều lột tả được cái hồn của cảnh sắc. Hình ảnh độc đáo được tạo nên do trí tưởng tượng phong phú, phóng khoáng khác thường.
Về bài thơ Vọng Lư sơn bộc bố của thi tiên Lí Bạch, Tô Đông Pha quản đã không quá lời khi viết :
Đế khiển Ngân Hà nhất phái thùy
Cổ lai duy hữu trích tiên từ.
(Nghĩa là : Trời khiến Ngân Hà sa xuống đất, nhưng xưa nay chỉ có bài thơ của trích tiên Lí Bạch mà thôi).
* Bài thơ có những hình ảnh tráng lệ, huyền ảo, đã miêu tả rất chân thực vẻ đẹp kì vĩ, lộng lẫy nhìn từ xa của thác nước núi Hương Lô. Qua đó, nhà thơ đã bộc lộ một tình yêu thiên nhiên tha thiết đằm thắm, một tâm hồn mạnh mẽ, phóng khoáng.
Cách sử dụng động từ rất tài hoa, điêu luyện đã làm nổi bật sự sống động, vẻ đẹp huyền ảo của cánh vật. Trí tưởng tượng phong phú, bay bổng, kì vĩ, táo bạo.
Em là ai ? Cô gái hay nàng tiên
Em có tuổi hay không có tuổi
Mái tóc em đây, hay là mây là suối
Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm giông
Thịt da em hay là sắt là đồng ?
Cho tôi hôn bàn chán em lạnh ngắt
Cho tôi nâng bàn tay em nắm chặt
Ôi bàn tay như đôi lá còn xanh
Trên mình em đau đớn cả thân cành
Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng
Em đã sống lại rồi, em đã sống!
Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung
Không giết được em, người con gái anh hùng!
Ôi trái tim em trái tim vĩ đại
Còn một giọt máu tươi còn đập mãi
Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời
Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người!
(Người con gái Việt Nam, Tố Hữu, Gió lộng, NXB Văn học, 1961)
Câu 1: Đoạn trích trên được sáng tác vào giai đoạn văn học nào?
Câu 2: Hình tượng nhân vật trung tâm của đoạn thơ là ai? Hình tượng nhân vật ấy được tác giả thế hiện với thái độ gì?
Câu 3: Anh (chị) hãy chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở đoạn thơ đầu.
Câu 4: Trong khoảng từ 5 – 7 dòng, trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn đề lẽ sống của tuối trẻ được đặt ra trong khổ thơ cuối cùng của đoạn trích .
Phần II. Làm văn (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về bài học mà người cha muốn nói với con trong bài thơ sau:
Chẳng ai muốn làm hành khất
Tội trời đày ở nhân gian
Con không được cười giễu họ
Dù họ hôi hám úa tàn
Nhà mình sát đường họ đến
Có cho thì có là bao
Con phải răn dạy nó đi
Nếu không thì con đem bán
Mình tạm gọi là no ấm
Ai biết cơ trời vần xoay
Lòng tốt gửi vào thiên hạ
Biết đâu nuôi bố sau này…
(Dặn con, Trần Nhuận Minh)
Câu 2 (5 điểm):
Có ý kiến cho rằng: Sông Hương là bản tình ca ca ngợi về thiên nhiên và văn hóa xứ Huế. Qua phân tích tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường), hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.