– Trần Quang Khải (1241 – 1294) là con trai của vua Trần Thái Tông. Ông được phong Thượng tướng có công rất lớn trong hai cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên (1284 – 1285 ; 1287 – 1288), đặc biệt trong hai trận chiến thắng ở Hàm Tử và Chương Dương. Ông là một võ tướng kiệt xuất, đồng thời cũng là người có những vần thơ sâu xa, lí thú.
– Theo Đại Việt sử kí toàn thư, ngay từ tháng giêng năm 1285 quân Nguyên tiến đánh nước ta, chúng hẹn sau ba năm san phẳng nước ta. Quân ta người nào cũng thích lên cánh tay hai chữ Sát Thát (nghĩa là giết giặc Sát Thát – giặc Mông – Nguyên) thể hiện khí thế đánh giặc. Hai địa danh Hàm Tử, Chương Dương là nơi diễn ra những trận đánh quyết liệt mà Trần Quang Khải và các tướng lĩnh nhà Trần có tham gia tích cực : tháng 4 năm Ất Dậu (1285), trận đánh quân Nguyên ở Hàm Tử quan (xã Hàm Tử, huyện Châu Giang, Hưng Yên ngày nay), tháng 6 có trận đánh ở bến Chương Dương (nay còn xã Chương Dương, huyện Thường Tín, Hà Nội). Ngày mùng 9 tháng 7 năm 1285, vua tôi trở về kinh đô, Thượng tướng Trần Quang Khải làm bài thơ này. Tụng giá hoàn kinh sư có tính chất như một trang kí sự nóng hổi ghi lại chiến công oanh liệt của quân và dân Đại Việt. Bài thơ nguyên tác bằng chữ Hán, được viết theo thể ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật (bốn câu, mỗi câu có 5 chữ) hiệp vần ở cuối câu thứ hai và câu thứ tư (quan – san).
II – PHÂN TÍCH TÁC PHẨM
Bố cục của bài thơ
Bài thơ gồm hai phần khá mạch lạc theo kết cấu thường có của bài thơ cổ, thường qua việc kể, tả sự việc để bộc lộ những cảm xúc suy tưởng trên nền sự việc đó. Kết cấu tứ này thời xưa gọi là “xúc cảnh sinh tình” (tâm tiếp xúc với cảnh sinh ra tình). Có loại bài thơ bắt đầu với việc tả cảnh, kể sự việc sau đó chuyển sang phần suy nghĩ cảm xúc ; lại có loại bài thơ sau mỗi sự việc hay cảnh vật ẩn chứa cảm xúc, suy tư. Bài Tụng giá hoàn kinh sư thuộc loại thứ nhất, còn bài Thiên Trường vãn vọng thuộc loại thứ hai. Bài thơ có thể chia làm hai phần, mỗi phần tương ứng với hai câu thơ :
– Hai câu đầu : nhắc lại hai sự kiện cụ thể của cuộc chiến đấu và chiến thắng oanh liệt chống quân Mông – Nguyên.
– Hai câu cuối : Suy tư về trách nhiệm của bản thân trước nền hòa bình, độc lập lâu dài của dân tộc.
Chiến thắng hào hùng của dân tộc
Hai câu thơ đầu đã ghi lại trận thủy chiến dữ dội diễn ra trên sông Hồng :
Đoạt sáo Chương Dương độ,
Cầm Hồ Hàm Tử quan
Dịch nghĩa là :
Cướp giáo giặc ở bến Chương Dương
Bắt quân Hồ ở cửa Hàm Tử
Bằng phép liệt kê và phép đối, Trần Quang Khải đã làm nổi bật hai sự kiện lịch sử quan trọng. Đó là trận chiến diễn ra tại bến Chương Dương và cửa Hàm Tử. Thực ra, chiến thắng tại cửa Hàm Tử diễn ra trước (tháng 4 năm Ất Dậu – 1285). Và hai tháng sau (tháng 6 năm Ất Dậu – 1285) là chiến thắng Chương Dương. Như chúng ta đã biết, ở trận Hàm Tử, Trần Nhật Duật là người chỉ huy trực tiếp trận đánh. Còn trận đánh ở bến Chương Dương, Trần Quang Khải thống lĩnh ba quân trực tiếp chỉ huy giành thắng lợi giòn giã. Và sau đó, trong niềm vui chiến thắng, ông và quân lính phò giá vua về kinh thành Thăng Long. Chính trong niềm vui chiến thắng cộng hưởng cùng niềm vui được phò giá vua về kinh đã lay động tâm hồn thi sĩ của vị tướng văn võ toàn tài nên trong phút ngẫu hứng, Trần Quang Khải đã nhắc tới trận Chương Dương trước rồi mới hồi tưởng lại chiến thắng giòn giã hai tháng trước đó.
Hai câu thơ ngắn gọn nhưng đã gợi lên cả một không khí chiến đấu vô cùng dũng cảm, quyết liệt của quân dân ta. Cụm từ “đoạt sáo” (cướp sáo) và “cầm Hồ” (bắt quân Hồ) được đặt ở vị trí đầu câu như một nốt nhấn về chiến công oanh liệt của quân và dân Đại Việt ta. Trong nguyên tác, Trần Quang Khải sử dụng từ “đoạt” – nghĩa gốc là lấy hẳn về cho mình qua đấu tranh với người khác. Sử dụng cụm từ “đoạt sáo”, nhà thơ muốn nhấn mạnh và ca ngợi chiến thắng chính nghĩa của quân ta. Nhưng bản dịch lại là “cướp giáo” đã làm giảm bớt đi phần nào vẻ đẹp chiến công của ta. Còn ở cửa Hàm Tử, Trần Nhật Duật bắt sống tướng Toa Đô. Trong hai trận đánh, hàng vạn quân giặc bị tiêu diệt, bị bắt làm tù binh. Lời thơ không hề nói đến cảnh chết chóc nơi chiến trận mà chỉ nhắc đến hai hành động “đoạt sát” và “cầm Hồ”. Cách nói nhẹ nhàng nhưng đã nhấn mạnh mục đích chiến đấu của quân dân ta. Chúng ta chỉ muốn giành lại chủ quyền, độc lập của dân tộc, đánh đuổi ngoại xâm, bảo vệ nền hòa bình của đất nước. Chiến công tiếp nối chiến công, niềm vui dồn dập như những nốt nhạc vui trong khúc ca khải hoàn. Kinh thành Thăng Long hoàn toàn giải phóng. Quân xâm lược bị quét sạch khỏi đất nước ta. Đó là những ngày tháng vinh quang của dân tộc. Mùa hè năm Ất Dậu (1285) là mùa hè mà niềm vui trào dâng sông núi. Cảm hứng yêu nước dạt dào trong những vần thơ hùng tráng mang phong vị anh hùng ca.
Khát vọng thái bình thịnh trị muôn thuở của dân tộc Đại Việt
Hai câu thơ cuối, âm điệu như lắng xuống. Tác giả nghĩ về tương lai đất nước trong ngày mai thanh bình :
Thái bình tu trí lực,
Vạn cổ thử giang san.
Dịch nghĩa :
Thái bình rồi nên dốc hết sức lực,
Muôn đời vẫn có non sông này.
Nhà thơ như tự nhắn nhủ với chính mình. Nhiệm vụ trước mắt là nhiệm vụ lâu dài “Thái bình tu trí lực”. Sau chiến thắng vang dội, sau niềm vui của khúc ca khải hoàn là nhiệm vụ đầy khó khăn trước mắt. Chúng ta đừng ngủ say trong chiến thắng mà quên nhiệm vụ của thời bình. Mỗi người con dân Đại Việt phải cố gắng đem hết sức mình ra để xây dựng đất nước. Đất nước đã sạch bóng ngoại xâm, một viễn cảnh thái bình thịnh trị đang mở ra, Trần Quang Khải nhắc mình nêu cao tinh thần trách nhiệm cố gắng “tu trí lực” tức là đem hết, dốc hết tài năng sức lực của mình. Đồng thời, ông động viên mọi người dân gắng sức, đồng lòng, phát huy thành quả sau chiến thắng để xây dựng đất nước thanh bình, bền vững lâu dài.
Câu thơ kết “Vạn cổ thử giang san” (Muôn đời vẫn có non sông này) vừa chỉ ra cái đích cuối cùng là bảo vệ nền hòa bình, thịnh trị của non sông Đại Việt vừa bảy tỏ lòng mong muốn, niềm khao khát mãnh liệt về một tương lai sáng muôn đời của dân tộc. Phò giá về kinh xứng đáng là khúc ca khải hoàn đầu tiên trong lịch sử văn học dân tộc.
* Bài thơ đã thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình thịnh trị muôn đời của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần. Đồng thời, qua đó bài thơ cũng thể hiện tình yêu đất nước mãnh liệt niềm tự hào dân tộc và ý thức trách nhiệm của tác giả đối với tương lai đất nước.
Em là ai ? Cô gái hay nàng tiên
Em có tuổi hay không có tuổi
Mái tóc em đây, hay là mây là suối
Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm giông
Thịt da em hay là sắt là đồng ?
Cho tôi hôn bàn chán em lạnh ngắt
Cho tôi nâng bàn tay em nắm chặt
Ôi bàn tay như đôi lá còn xanh
Trên mình em đau đớn cả thân cành
Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng
Em đã sống lại rồi, em đã sống!
Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung
Không giết được em, người con gái anh hùng!
Ôi trái tim em trái tim vĩ đại
Còn một giọt máu tươi còn đập mãi
Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời
Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người!
(Người con gái Việt Nam, Tố Hữu, Gió lộng, NXB Văn học, 1961)
Câu 1: Đoạn trích trên được sáng tác vào giai đoạn văn học nào?
Câu 2: Hình tượng nhân vật trung tâm của đoạn thơ là ai? Hình tượng nhân vật ấy được tác giả thế hiện với thái độ gì?
Câu 3: Anh (chị) hãy chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở đoạn thơ đầu.
Câu 4: Trong khoảng từ 5 – 7 dòng, trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn đề lẽ sống của tuối trẻ được đặt ra trong khổ thơ cuối cùng của đoạn trích .
Phần II. Làm văn (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về bài học mà người cha muốn nói với con trong bài thơ sau:
Chẳng ai muốn làm hành khất
Tội trời đày ở nhân gian
Con không được cười giễu họ
Dù họ hôi hám úa tàn
Nhà mình sát đường họ đến
Có cho thì có là bao
Con phải răn dạy nó đi
Nếu không thì con đem bán
Mình tạm gọi là no ấm
Ai biết cơ trời vần xoay
Lòng tốt gửi vào thiên hạ
Biết đâu nuôi bố sau này…
(Dặn con, Trần Nhuận Minh)
Câu 2 (5 điểm):
Có ý kiến cho rằng: Sông Hương là bản tình ca ca ngợi về thiên nhiên và văn hóa xứ Huế. Qua phân tích tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường), hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.