– Văn bản Sài Gòn tôi yêu là bài mở đầu trong tập tùy bút – bút kí Nhớ… Sài Gòn, tập 1 của tác giả Minh Hương – một người quê ở Quảng Nam đã vào sống ở Sài Gòn trên 50 năm, ghi lại bằng những trang bút kí, tùy bút, tạp văn, phóng sự với những nhận xét tinh tế, dí dỏm mà sâu sắc,… Đáng chú ý là những bài : Sài Gòn tôi yêu, Sài Gòn dậy sớm, Mùa trái cây,… Tiếp theo Nhớ… Sài Gòn, tập 1, nhân dịp kỉ niệm 300 năm Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh, tác giả cho ra đời tiếp Nhớ… Sài Gòn, tập 2. Tác giả lần này chú ý đến sự hình thành các cộng đồng dân cư, các xóm nghề, vườn xưa,… Bài tùy bút tiếp cận với những nét đẹp của cảnh quan thiên nhiên, sinh hoạt và phong cách của con người ở một thành phố phương Nam của Tổ quốc.
– Do vị trí mở đầu cả tập sách nên bài tùy bút nhằm nêu những nét chung nhất về Sài Gòn và chủ yếu là để nói tình yêu mến của tác giả với thành phố ấy.
II – PHÂN TÍCH TÁC PHẨM
1.Cảm nhận chung của tác giả về thành phố Sài Gòn
Trong phần đầu của bài tùy bút, tác giả đã bộc lộ tình yêu nồng nhiệt, tha thiết với thành phố Sài Gòn của mình. Chính vì tình yêu ấy mà tác giả cảm nhận được nhiều vẻ đẹp và nét riêng của thành phố.
– Sài Gòn được tác giả giới thiệu như một thanh niên trẻ trung tràn đầy sức sống, lớn lên theo đất nước. Sài Gòn luôn trẻ, tuổi trẻ vĩnh cửu mặc thời gian qua. Sài Gòn vẫn sôi động như thể sự trẻ trung, năng động chính là tính cách đặc trưng của Sài Gòn như vậy : “Sài Gòn cứ trẻ hoài như một cây tơ đương độ nõ nà, trên đà thay da, đổi thịt,…”.
– Sài Gòn than thương hiện lên qua một lời “tỏ tình” ngọt ngào : “Tôi yeey Sài Gòn da diết…”. Và điệp khúc : “Tôi yêu…” cứ tuôn trào theo dòng cảm xúc về một Sài Gòn nắng, gió và mưa. Sài Gòn đẹp trong những điều bình dị nhất, thường nhật nhất. “Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thủy tinh. Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu đường phố náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm. Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương với làn không khí mát dịu, thanh sạch trên một số đường còn nhiều cây xanh che chở…”. Cái nắng “ngọt ngào” ấm áp, dịu êm ; cơn gió “nhớ thương” mang theo cả thời gian và kí ức lướt nhẹ qua hồn người ; “cây mưa nhiệt đới bất ngờ” ào xuống mua vui, rửa trôi mọi phiền muộn… Sài Gòn như con người trẻ tuổi, chợt buồn chợt vui với “thời tiết trái chứng”, “trời đang ui ui buồn bã bỗng nhiên trong vắt lại như thủy tinh”. Sài Gòn tràn trề năng lượng khi “phố phường náo động, dập dìu xe cộ”. Sài Gòn thâm trầm, lặng lẽ trong “đêm khuya thưa thớt tiếng ồn” và để rồi lại náo nức khi đón bình minh lên.
Cảm nhận về con người Sài Gòn
– Nhưng yếu tố cơ bản nhất tạo nên sức sống và nét đẹp riêng của thành phố phương Nam này chính là con người. Sài Gòn là nơi hội tụ của người bốn phương : “Ở trên đất này, không có người Bắc, không có người Trung, người Nam, người Hoa, người Khơ– me… mà chỉ toàn là người Sài Gòn cả”. Sài Gòn hiếu khách “dang hai cánh tay mở rộng mà đón nhiều người từ trăm nẻo đất nước kéo đến”.
– Người viết miêu tả một cách tỉ mỉ với giọng yêu mến, cảm phục kết hợp với những lời bình luận sâu sắc để ngợi ca vẻ đẹp mang nét đặc trưng của phong cách bản địa người Sài Gòn. Phong cách nổi bật của con người Sài Gòn là chân thành, cởi mở : “Họ ăn nói tự nhiên, nhiều lúc hề hà, dễ dãi. Phần đông ít đàn dựng, tính toán”. Đặc biệt những thiếu nữ Sài Gòn mang nét đẹp “đơn sơ, đôn hậu” thật dễ mến với “tóc buông thong trên vai, trên lung…, nón vải trắng, vành rộng,… e thẹn, ngượng nghịu như vừng trăng mới ló, còn ngập ngừng giấu nửa vành sau áng mây…”.
– Người Sài Gòn tự xây dựng cho mình hình ảnh những con người hiền hòa, dễ gần nhưng cũng rất dung cảm, bất khuất “không chút do dư, dấn thân vào khó khăn, nguy hiểm… hi sinh cả tánh mạng, xuyên suốt ba chục năm từ 1945 đến 1975”, viết lên trang sử hào hung chống giặc ngoại xâm cho một vùng đất của Tổ quốc.
– Sài Gòn đẹp ở con người. Vậy nên thật tương xứng khi tác giả khẳng định rằng : “Thành phố hiếm hoi dần chim choc. Thì đã có người”. Người Sài Gòn là minh chứng cho Sài Gòn là “đất lành” – “Sài Gòn rộng mở và hào phóng là nơi rất thuận lợi cho người tứ xứ đến đây sinh sống”. Vùng đất ấy đã nuôi dưỡng con người và được con người chung tay xây đắp nên.
– “Thương mến bao nhiêu cũng không uổng công, hoài của” – tiếng lòng bộc trực ấy của nhà văn đã thể hiện tình yêu dành cho một vùng đất cũng giống như tình yêu dành cho một người – nồng nàn, da diết, thủy chung,…
Đặc sắc về nghệ thuật
– Bằng câu từ giản dị với những từ ngữ địa phương đặc trưng (trời đang ui ui ; chơn thành ; sôi sục nhứt ; hi sinh cả tánh mạng ;…), tác giả đã chuyển tải được trọn vẹn cảm xúc và tình yêu tha thiết đối với mảnh đất Sài Gòn, con người Sài Gòn.
– Những câu văn dài, điệp cấu trúc (Tôi yêu… Tôi yêu), kết hợp linh hoạt các phương thức biểu đạt miêu tả, biểu cảm,… đã tạo ấn tượng mạnh khi thể hiện tình yêu của tác giả với từng nét đẹp riêng của một mảnh đất với một không gian, cảnh sắc tràn ngập nắng, gió và tình yêu thương.
– Các phép ẩn dụ, tương phản được sử dụng khéo léo đã tạo nên hiệu quả cho việc miêu tả một thành phố phương Nam trẻ trung, căng tràn sức sống.
* Với sự gắn bó dài lâu, am hiểu tường tận và cảm nhận tinh tế, tác giả Minh Hương đã thành công trong việc thể hiện tình cảm sâu đậm với thành phố Sài Gòn trẻ trung, năng động và con người Sài Gòn cởi mở, bộc trực, chân tình và trọng đạo nghĩa. Từ đó, giúp chúng ta thêm yêu, thêm gắn bó với mỗi mảnh đất quê hương.
Em là ai ? Cô gái hay nàng tiên
Em có tuổi hay không có tuổi
Mái tóc em đây, hay là mây là suối
Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm giông
Thịt da em hay là sắt là đồng ?
Cho tôi hôn bàn chán em lạnh ngắt
Cho tôi nâng bàn tay em nắm chặt
Ôi bàn tay như đôi lá còn xanh
Trên mình em đau đớn cả thân cành
Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng
Em đã sống lại rồi, em đã sống!
Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung
Không giết được em, người con gái anh hùng!
Ôi trái tim em trái tim vĩ đại
Còn một giọt máu tươi còn đập mãi
Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời
Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người!
(Người con gái Việt Nam, Tố Hữu, Gió lộng, NXB Văn học, 1961)
Câu 1: Đoạn trích trên được sáng tác vào giai đoạn văn học nào?
Câu 2: Hình tượng nhân vật trung tâm của đoạn thơ là ai? Hình tượng nhân vật ấy được tác giả thế hiện với thái độ gì?
Câu 3: Anh (chị) hãy chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở đoạn thơ đầu.
Câu 4: Trong khoảng từ 5 – 7 dòng, trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn đề lẽ sống của tuối trẻ được đặt ra trong khổ thơ cuối cùng của đoạn trích .
Phần II. Làm văn (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về bài học mà người cha muốn nói với con trong bài thơ sau:
Chẳng ai muốn làm hành khất
Tội trời đày ở nhân gian
Con không được cười giễu họ
Dù họ hôi hám úa tàn
Nhà mình sát đường họ đến
Có cho thì có là bao
Con phải răn dạy nó đi
Nếu không thì con đem bán
Mình tạm gọi là no ấm
Ai biết cơ trời vần xoay
Lòng tốt gửi vào thiên hạ
Biết đâu nuôi bố sau này…
(Dặn con, Trần Nhuận Minh)
Câu 2 (5 điểm):
Có ý kiến cho rằng: Sông Hương là bản tình ca ca ngợi về thiên nhiên và văn hóa xứ Huế. Qua phân tích tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường), hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.