CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG
I – NHỮNG TRI THỨC BỔ TRỢ –Bút kí Ca Huế trên sông Hương của nhà báo Hà Ánh Minh cho bạn đọc hiểu sự phong phú, đa dạng, hấp dẫn của các điệu ca Huế và hình thức sinh hoạt ca nhạc rất đặc sắc, tao nhã, thơ mộng trên sông Hương. – Để hiểu được giá trị và những nét độc đáo của ca Huế, cần phải có những hiểu biết nhất định về đặc điểm lịch sử, địa lí, văn hóa của mảnh đất cố đô Huế, cái nôi sinh ra những làn điệu ca Huế nổi tiếng. Xứ Huế còn nhiều cảnh quan nên thơ, hữu tình như : sông Hương, núi Ngự,… Đặc biệt, ở Huế còn giữ lại được khá nguyên vẹn hệ thống di tích cố đô được xây dựng từ đầu thế kỉ XIX. Đây là một hệ thống kiến trúc cung đình có quy mô lớn nhất, còn lại duy nhất của Việt Nam với hơn một nghìn đơn vị công trình, hàng vạn cổ vật tiêu biểu cho nghệ thuật kiến trúc cung đình tinh tế và cũng chứa đựng nhiều tinh hoa truyền thống của kiến trúc dân tộc. Đó là văn hóa vật thể. – Huế cũng có nhiều tài sản văn hóa tinh thần, văn hóa phi vật thể nổi tiếng trong đó phải kể đến ca Huế. Ca Huế là từ gọi chung cho nhiều làn điệu dân ca, với những nhạc cụ dân tộc như đàn tranh, đàn nguyệt,tì bà, nhị, đàn tam, đàn bầu, cập sanh,… Ca Huế là sự kết hợp từ nhiều dòng ca nhạc : dòng ca nhạc dân gian bắt nguồn từ cuộc sống lao động, sinh hoạt hằng ngày ; dòng nhã nhạc cung đình chủ yếu được sáng tác để phục vụ cho những nghi lễ tôn nghiêm trang trọng chốn cung đình. Chính vì vậy mà ca Huế vừa có âm điệu sôi nổi, vui tươi, cũng có khi trầm buồn, bình dị, gắn với cuộc sống thường ngày, lại vừa có sắc thái uy nghi, trang trọng. Nhã nhạc cung đình Huế được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Không gian biểu diễn của ca Huế là những con thuyền trên sông hương trong đêm. Các ca công ăn mặc trang phục truyền thống. Xem biểu diễn ca Huế là một thú chơi tao nhã, lịch sự, người đi nghe phải lắng tâm mới cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn, thiên nhiên xứ Huế. – Bài Ca Huế trên sông Hương thuộc kiểu văn bản thuyết minh, chính vì vậy, theo đặc trưng thể loại, văn bản sẽ cung cấp cho người đọc những tri thức về ca Huế, niiht sản phẩm văn hóa mang nét đặc trưng riêng biệt của cố đô Huế. Bài viết không chỉ cung cấp những tri thức văn hóa, mà còn chứa đựng yếu tố biểu cảm, là một bài văn thuyết minh tham khảo cho HS sau này, khi các em được học về thể loại văn thuyết minh. II – PHÂN TÍCH TÁC PHẨM 1.Bố cục của văn bản Có thể chia làm ba đoạn : -Đoạn 1 (từ đầu đến “lí hoài xuân, lí hoài nam”) : Giới thiệu khái quát về các làn điệu ca Huế. – Đoạn 2 ( tiếp theo đến “trai hiền, gái lịch”) : Ca Huế là một thú vui tao nhã, độc đáo. – Đoạn cuối (còn lại) : Ấn tượng đọng lại về ca Huế. 2.Văn bản đã làm nổi bật nét đẹp độc đáo, phong phú của ca Huế Trong ca Huế có nhiều làn điệu dân ca đa dạng, phong phú. Ở đoạn đầu, tác giả đã liệt kê nhiều các điệu hò, điệu lis : chèo cạn, bài thai, hò đưa linh buồn bã, hò giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp, bài chòi,… ; hò lơ, hò ô, xay lúa, hò nện ; lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam ;… Sự phong phú của các điệu hò, điệu lí, cùng với những tên gọi của nó đã thể hiện sự phong phú trong đời sống tâm hồn của con người xứ Huế. Ca Huế hấp dẫn bởi nó mang nét độc đáo rất riêng của xứ Huế, đặc biệt khi biểu diễn trên sông Hương. Không gian của buổi diễn là một chiếc thuyền bồng bềnh trên dòng sông Hương êm đềm. Xung quanh con thuyền là một màn sương trắng đục, thành phố lên đèn như sao xa. Không gian đó thật huyền ảo, tạo một tâm thế đặc biệt để cảm nhận vẻ đẹp của những làn điệu mang đậm nét riêng của. Không gian đó thật huyền ảo, tạo một tâm thế đặc biệt để cảm nhận vẻ đẹp của những làn điệu mang đậm nét riêng của tâm hồn Huế. Sân khấu cũng đặc biệt bởi không phải trong rạp hát hay trên chiếu chèo sân đình mà ở ngay trên thuyền, là một sân khấu luôn chuyển động. Bởi vậy mà những âm thanh réo rắt, du dương, trầm bổng của dàn hòa tấu cũng như những khúc điệu ca Huế vang lên như được cộng hưởng bởi không gian êm đềm của dòng sông Hương, của màn sương, của con thuyền rồng, càng làm lay động “tận đáy hồn người”. Trong văn bản, tác giả cho biết chi tiết các loại nhạc cụ và các trang phục của các các ca công. Dàn nhạc gồm đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam ; đàn bầu, sáo, cặp sanh. Ca công nam mặc áo dài the, quần thụng, đầu đội khăn xếp, nữ mặc áo dài, khăn đóng duyên dáng. Trang phục và nhạc cụ hoàn toàn là thuần Việt, truyền thống, đó cũng là những yếu tố làm tăng giá trị của một sản phẩm tinh thần mang đậm bản sắc của Huế nói riêng và Việt Nam nói chung. Ca Huế là một loại hình nghệ thuật tổng hợp, kết tinh những tinh hoa, giá trị văn nghệ của âm nhạc dân gian và âm nhạc bác học. Ca Huế trên sông Hương đem đến cho người đọc những tri thức, hiểu biết về ca Huế một cách hứng thú, đầy cảm xúc. Tác giả sử dụng thành công phép liệt kê để cung cấp cho độc giả những kiến thức hệ thống trên nhiều bình diện của nghệ thuật ca Huế. Nhưng phải ghi nhận rằng bài viết không khô khan, cứng nhắc mà dạt dào cảm xúc. Tác giả đã kết hợp trong bài những yếu tố biểu cảm phù hợp, như dẫn dắt người đọc cùng hòa nhịp với cảm xúc của mình. Đó là từ ngữ diễn tả các cung bậc của tâm hồn Huế : buồn bã, náo nức, nồng hậu tình người, lòng khao khát,nỗi mong chờ hoài vọng thiết tha, buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn, phong phú, âm thầm, kín đáo, sâu thẳm. Từ những lời ca, điệu nhạc mà người nghe có thể cảm nhận thấm thía những cung bậc tình cảm, thế giới tâm hồn tinh tế của con người xứ Huế. *Văn bản giới thiệu về vẻ đẹp của ca Huế, một hình thức sinh hoạt văn hóa – âm nhạc thanh lịch và tao nhã ; một sản phẩm tinh thần đặc sắc của xứ Huế nói riêng và của dân tộc nói chung, rất đáng trân trọng. Văn bản có bố cục khá chặt chẽ, hợp lí, sử dụng rộng rãi thủ pháp liệt kê. Có sự kết hợp hài hòa yếu tố thuyết minh và biểu cảm, đem lại cho bài viết một sự bay bổng về cảm xúc và tăng sức hấp dẫn cho nội dung thuyết minh.
Phần I. Đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Em là ai ? Cô gái hay nàng tiên Thịt da em hay là sắt là đồng ? Cho tôi hôn bàn chán em lạnh ngắt Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung Ôi trái tim em trái tim vĩ đại Còn một giọt máu tươi còn đập mãi Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người! (Người con gái Việt Nam, Tố Hữu, Gió lộng, NXB Văn học, 1961) Câu 1: Đoạn trích trên được sáng tác vào giai đoạn văn học nào? Câu 2: Hình tượng nhân vật trung tâm của đoạn thơ là ai? Hình tượng nhân vật ấy được tác giả thế hiện với thái độ gì? Câu 3: Anh (chị) hãy chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở đoạn thơ đầu. Câu 4: Trong khoảng từ 5 – 7 dòng, trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn đề lẽ sống của tuối trẻ được đặt ra trong khổ thơ cuối cùng của đoạn trích . Phần II. Làm văn (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về bài học mà người cha muốn nói với con trong bài thơ sau: Chẳng ai muốn làm hành khất Tội trời đày ở nhân gian Con không được cười giễu họ Dù họ hôi hám úa tàn Nhà mình sát đường họ đến Có cho thì có là bao Con phải răn dạy nó đi Nếu không thì con đem bán Mình tạm gọi là no ấm Ai biết cơ trời vần xoay Lòng tốt gửi vào thiên hạ Biết đâu nuôi bố sau này… (Dặn con, Trần Nhuận Minh) Câu 2 (5 điểm): Có ý kiến cho rằng: Sông Hương là bản tình ca ca ngợi về thiên nhiên và văn hóa xứ Huế. Qua phân tích tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường), hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. |
THẦY KHƯƠNG TRÊN FACEBOOK
|