-Nguyễn Ái Quốc là tên gọi và bút danh của Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam – trong thời gian Người hoạt động cách mạng ở nước ngoài. Người sinh ra và lớn lên ở làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Trước cảnh đất nước đắm chìm trong kiếp nô lệ, Người đã luôn đau đáu một nỗi niềm : Làm thế nào để tìm được ra con đường cứu nước, giải phóng dân tộc. Năm 1911, từ bến cảng Nhà Rồng, Người đã ra đi tìm con đường cứu nước. Nơi Người đặt chân tới đầu tiên là nước Pháp. Tại đây, Người vừa hoạt động chính trị vừa viết văn, làm báo. Với vốn văn hóa sâu rộng, năng khiếu văn chương thiên phú và năng lực tự học xuất sắc, Người đã sáng tác được những tác phẩm văn chương giá trị viết bằng tiếng Pháp.
– Ngày 18 – 06 – 1925, nhà cách mạng Phan Bội Châu bị bắt ở Trung Quốc, sau đó bị thực dân Pháp giải về giam ở Hỏa Lò – Hà Nội để xử án. Trong nước đang dấy lên phong trào của nhân dân đòi thả Phan Bội Châu. Cũng vào thời điểm này, Va – ren đang chuẩn bị sang nhậm chức Toàn quyền Đông Dương. Tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã viết truyện ngắn Những trò lố hay là Va – ren và Phan Bội Châu bằng tiếng Pháp, với mục đích cổ động phong trào của nhân dân trong nước đòi thả Phan Bội Châu. Truyện khi đó được đăng trên báo Người cùng khổ số 36 – 37 , tháng 9, 10 – 1925.
2.Tri thức về lịch sử
Để hiểu rõ tính châm biếm sâu cay, thâm thúy của Nguyễn Ái Quốc thể hiện trong tác phẩm cũng như tính thời sự của sự việc, cần phải hiểu được Va – ren và Phan Bội Châu là những nhân vật như thế nào. Va – ren là người Pháp, y đã từng tham gia Đảng Xã hội, nhưng sau đó đã phản bội. Cuối năm 1925, y được cử làm Toàn quyền Đông Dương (chức quan cai trị đứng đầu Đông Dương thuộc Pháp, gồm ba nước Việt Nam, Lào, Cam – pu – chia), sau khi Méc – lanh – Toàn quyền cũ bị nhà cách mạng Phạm Hồng Thái giết hụt ở Sa Diện (Trung Quốc) và phải về nước. Còn Phan Bội Châu (1867 – 1940) quê ở làng Đan Nhiệm, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, là người nổi tiếng học giỏi. Sau khi đỗ đầu kì thi Hương (giải Nguyên) năm 1900, cụ đã đi tìm đường cứu nước. Cụ là lãnh tụ của phong trào Đông Du và tổ chức Việt Nam Quang phục hội. Năm 1925, cụ bị kết án tù chung thân, nhưng trước áp lực của phong trào đấu tranh của nhân dân, kẻ thù đã phải ân xá, đưa cụ về giam lỏng ở Bến Ngự xứ Huế. Cuộc đời của cụ tuy sự nghiệp cách mạng không thành nhưng luôn là một tấm gương yêu nước ngời sáng, được nhân dân khâm phục và ngưỡng mộ.
Ngoài ra, trong truyện nhân vật Va – ren cũng có nhắc đến “tấm gương” của Nguyễn Bá Trác. Người này cũng đã từng tham gia phong trào Đông Du, nhưng sau này đã quay ra đầu thú, cộng tác với thực dân, làm chủ bút phần Hán văn trên tờ Nam phong tạp chí.
II – PHÂN TÍCH TÁC PHẨM
1.Bố cục của truyện
Truyện ngắn này khi trích đưa vào SGK đã được lược bớt đoạn kể về Va – ren ở Sài Gòn và Huế. Vì vậy, có thể chia văn bản làm 3 đoạn :
-Đoạn 1 (từ đầu đến “Phan Bội Châu vẫn bị giam trong tù”) : Những lời hứa giả dối của một kẻ bịp bợm.
– Đoạn 2 (tiếp theo đến “Va – ren không hiểu Phan Bội Châu”) : Trò lố chính thức của Va – ren.
– Đoạn kết (còn lại) : Cuộc gặp gỡ kết thúc và thái độ của Phan Bội Châu với Va – ren.
Như vậy, về hình thức, truyện ngắn này giống như một bài kí sự ghi chép về chuyến đi của Va – ren, cuộc gặp gỡ giữa hắn và Phan Bội Châu. Màu sắc kí sự làm câu chuyện được kể có vẻ như thật, có tính khách quan. Lối viết này thể hiện tư duy nghệ thuật hiện đại trong bút pháp sáng tác của Nguyễn Ái Quốc ở mảng truyện ngắn viết bằng tiếng Pháp.
2.Bức chân dung của Va – ren
Trò lố đầu tiên của hắn là ở lời hứa, đúng hơn là “nửa chính thức hứa” sẽ chăm sóc cụ Phan Bội Châu. Thực chất, y chỉ hứa “do sức ép của công luận ở Pháp và ở Đông Dương” còn thực tâm, lời hứa của vị toàn quyền chẳng có cơ sở nào để tin được. Vì giả sử cứ cho rằng quan Toàn quyền biết giữ lời hứa đi chăng nữa, thì cũng không biết quan sẽ “chăm sóc” vụ ấy như thế nào và vào lúc nào, vì “ngài lại chỉ vừa mới xuống tàu. mà hành trình từ Mác – xây đến Sài Gòn kéo dài chừng bốn tuần lễ”. Như vậy, ngay ở đoạn đầu, trò lố mở đầu của Va – ren đã được hé lộ : y chỉ hứa thế để nhằm trấn an, xoa dịu dư luận trước khi nắm chức Toàn quyền mà thôi. Với nụ cười châm biếm nhẹ nhàng, thâm thúy, ngay khi giới thiệu nhân vật Va – ren, tác giả đã cho thấy y là tay chính khách bịp bợm đang diễn trò chính trị, một thứ “trò lố”, trò hề.
Tuy nhiên, trò lố chính thức của hắn chỉ thực sự được phơi bày trong cuộc gặp gỡ với Phan Bội Châu. Cuộc gặp đó được tác giả đánh giá là một tấn bi kịch, một cuộc chạm trán giữa một “kẻ phản bội nhục nhã và bậc anh hung, vị thiên sứ”. Hành động của kẻ phản bội khi gặp Phan Bội Châu rất kịch và giả dối : Y tuyên bố rất hùng hồn là “Tôi đem tự do đến cho ông đây”, nhưng tay phải của y thì “giơ tay ra bắt tay Phan Bội Châu, còn tay trái thì nâng cái gông to kệch đang siết chặt Phan Bội Châu trong nhà tù ảm đạm”. Rõ ràng, với chi tiết hài hước này, Nguyễn Ái Quốc đã vạch trần sự giả dối, bịp bợm của tên chính sách thực dân.
Va – ren đâu có dễ dàng đem tự do đến chỗ Phan Bội Châu, mà y ra điều kiện có đi phải có lại. Điều kiện y đưa ra nghe có vẻ rất cao cả, được diễn đạt bằng những ngôn từ rất hoa mỹ : “ông (Phan Bội Châu) lấy danh dự hứa với tôi là sẽ trung thành với nước Pháp, hãy cộng tác, hãy hợp lực với nước Pháp để tiến hành ở Đông Dương một sự nghiệp khai hóa và công lí”. Song thực chất, y đang ra điều kiện yêu cầu Phan Bội Châu phải phản bội lại Tổ quốc, nhân dân mình. Đó là một yêu cầu trơ tráo. Y tìm đủ mọi lý lẽ để thuyết phục người chiến sĩ cách mạng. Khi dùng những mĩ từ nhưng không ăn thua, y lại đổi giọng vờ tán dương và thể hiện sự quý trọng đối với cuộc đời và sự nghiệp của Phan Bội Châu, rồi phỉnh nịnh một cách trơ trẽn : “Tại sao chúng ta lại cứ cố chấp cãi lộn nhau mãi thế này, trong lúc ông và tôi, tay nắm chặt tay, chúng ta có thể làm được biết bao công việc tốt đẹp cho Xứ Đông Dương này ? Chúng ta có thể cùng nhau làm cho nước ông trở thành một quốc gia tân tiến hơn, một xứ tự trị, một nước Pháp ở châu Á !”.
Trong cuộc gặp gỡ chỉ thấy y thao thao bất tuyệt, vận dụng đủ mọi lí lẽ để thuyết phục người chiến sĩ cách mạng phản bội lại lí tưởng của mình. Thậm chí, y còn trơ tráo đến mức lấy ra những tấm gương của những kẻ phản bội để thuyết phục, dụ dỗ. Thoạt đầu, y lấy tấm gương của Nguyễn Bá Trác, vốn là trợ thủ cũ của Phan, giờ thì “ông này đã biết điều rồi và hiện nay thì đã đứng về phía chúng tôi”. Rồi sau đó, y lấy gương những kẻ phản bội cũng là bạn học, là đồng đội của y, “những vị ấy, ngày nay lừng danh cá, đều đã lần lượt đốt cháy những cái mình đã tôn thờ và đang tôn thờ những cái mà mình đã từng đốt cháy”. Cuối cùng, y lấy chính sự phản bội của y ra để làm tấm gương : “Trước tôi là đảng viên, và giờ đây thì tôi làm Toàn quyền. Những lời của hắn không hề có tác dụng, vì Phan Bội Châu hoàn toàn im lặng. Hắn từ chỗ hung hồn, chủ động đến chỗ sửng sốt, bất ngờ và lúng túng, bị động khi trong cuộc gặp gỡ, chỉ có mình hắn diễn màn độc thoại, còn người hắn định thuyết phục, phỉnh nịnh thì hoàn toàn “im lặng dửng dung”, như thể hai been đã hoàn toàn không hiểu nhau.
Như vậy, ở trò lố chính thức này, y đã thực sự bị lột trần bản chất bịp bợm, phản bôị trơ tráo, hình ảnh của y được khắc họa như một bức tranh biếm họa với cái mồm thao thao bất tuyệt, trong khi người đối diện không cần hiểu ý đang nói gì. Nhưng ngôn từ của y có vẻ chân thật, đầy sức biểu cảm (than ôi ; trời ơi ; ông nghe tôi ; …) và có vẻ hết sức to tát, vĩ đại (khai hóa ; công lí ; quốc gia tân tiến ; nền dân chủ hào hùng;…). Song tất cả những lời y nói chỉ là rỗng tuếch, không có chút giá trị gì khi kẻ phát ngôn những lời đó chỉ là một kẻ phản bội trơ trẽn, hèn hạ. Hắn là kẻ phản bội nhục nhã, trâng tráo thuyết phục người khác noi gương mình. Hắn là hiện thân cho một hạng người xấu xa, và đằng sau đó là bộ mặt của chủ nghĩa thwujc dân bịp bợm, lừa mị. Qua nhân vật Va – ren, tác giả đã tố cáo, bóc trần chân tướng thực sự của thực dân Pháp, bộc lộ thái độ lên án, khinh bỉ những thủ đoạn lừa mị, mưu mô thâm hiểm của chúng.
3.Vẻ đẹp đầy khí phách của Phan Bội Châu
Hình tượng người chiến sĩ cách mạng được ngợi ca qua lời bình luận của tác giả về cuộc đời gặp gỡ. Đối lập với hình ảnh đáng khinh bỉ của một kẻ phản bội, “bị đồng bọn đuổi ra khỏi tập đoàn, kẻ đã ruồng bỏ quá khứ , ruồng bỏ lòng tin, ruồng bỏ giai cấp mình” chính là hình ảnh sáng ngời của một “bậc anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập, được hai mươi triệu con người trong vòng nô lệ tôn sung”.
Trong suốt cuộc gặp gỡ, Phan Bội Châu dường như không hề mảy may tỏ thái độ gì. Những thủ đoạn lừa mị không thể làm lay chuyển lí tưởng và tấm lòng kiên trung của người tù cách mạng. Sự im lặng tuyệt đối ở người tù ấy đã làm kẻ thù đang dương dương tự đắc phải sửng sốt, kinh ngạc, trở thành kẻ rơi vào tình thế bị động, Phan Bội Châu im lặng không phải vì không hiểu, mà vì khinh bỉ Va – ren, và sự im lặng đó là một câu trả lời đanh thép, khảng khái về ý chí bất khuất của người anh hùng. Người anh hùng ấy, dẫu có đang đeo gông, dẫu vẫn đang bị “đày đọa trong nhà giam, ngày đêm bị bóng dáng của máy chém như một bóng ma ám kề bên cổ”, vẫn không bao giờ từ bỏ lí tưởng cao đẹp của mình, vfaf không có một sức mạnh nào, một sự đe dọa hay thủ đoạn nào có thể làm lay chuyển được khí phách. Chi tiết được đưa thêm vào cuối truyện, qua lời của một anh lính dõng An Nam bồng súng chào ở cửa ngực : “có thấy một sự thay đổi nhẹ trên nét mặt người tù lừng tiếng”, nhưng đó chỉ là một cái “mỉm cười, mỉm cười mọt cách kín đáo, vô hình và im lặng, như cánh ruồi lướt qua” ; và lời của một nhân chứng thứ hai quả quyết rằng : “Phan Bội Châu đã nhổ vào mặt Va – ren” – hai chi tiết này thể hiện thái độ khinh bỉ đến tột cùng của người anh hùng đối với tên chính khách thực dân.
4.Đặc sắc về nghệ thuật
–Nghệ thuật trần thuật : Là một truyện ngắn, song tác giả lại sử dụng lối kể chuyện như một bài kí sự ghi chép về chuyến đi sang Đông Dương nhậm chức Toàn quyền của Va – ren, nên lời kể rất linh hoạt, chủ động, tác giả dễ dàng thêm vào những lời bình luận về các nhân vật và sự việc được kể, đặc biệt làm cho nội dung câu chuyện, dù hoàn toàn là hư cấu (vì được viết trước khi Va – ren sang Đông Dương, và thực tế cũng không xảy ra chuyện Va – ren gặp Phan Bội Châu trong nhà tù Hỏa Lò) vẫn có sức thuyết phục người đọc như là đang kể về một sự việc hoàn toàn có thật đã xảy ra vậy. Những yếu tố của kí sự được sử dụng hiệu quả như các nhân vật đều là có thật, được công luận biết đến, lối kể chi tiết lịch trình chuyến đi của Va – ren, chỉ ra cụ thể địa điểm cuộc gặp của y với Phan Bội Châu là Hà Nội, tậncổng nhà lao chính, tận xà lim, những lời nói của Va – ren đều được dẫn theo lối trực tiếp, thậm chí đưa cả lời của hai nhân chứng có giá trị là anh lính dõng An Nam và một nhân chứng giấu tên (vì đã chứng kiến cảnh vị toàn quyền bị hạ nhục, bị nhổ vào mặt một cách khinh bỉ). Nhờ đó, người đọc như cảm thấy đây là một sự việc có thật đã xảy ra và được những người chứng kiến kể lại một cách chân thực, khách quan. Đây là lối kể chuyện hiện đại, mang ảnh hưởng rõ rệt của bút pháp phương Tây, phù hợp với đối tượng độc giả người Pháp (vì truyện viết bằng tiếng Pháp, đăng trên một tờ báo được xuất bản tại Pháp).
– Nghệ thuật khắc họa nhân vật : Trí tưởng tượng phong phú của tác giả được bắt nguồn từ hiện thực nên dù nội dung câu chuyện chỉ là hư cấu, song các nhân vật vẫn thể hiện sắc nét bản chất, tính cách của mình. Va – ren được thể hiện là một tên chính khách thực dân phản bội, bịp bợm, xảo trá, mưu moi qua những lời lẽ dụ dỗ, thuyết phục Phan Bội Châu. Còn Phan Bội Châu là một người chiến sĩ cách mạng bất khuất, kiên định được thể hiện qua sự im lặng tuyệt đối, cái nụ cười đầy khinh bỉ và hành động nhổ vào mặt Va – ren, biểu lộ sự khinh bỉ tột cùng. Thủ pháp đối lập được vận dụng trong việc tạo dựng tình huống gặp gỡ giữa hai con người có tính cách hoàn toàn đối lập nhau cũng góp phần làm tính cách các nhân vật được biểu hiện rõ nét : Va – ren như một tên hề đang độc diễn trò hề chính trị, còn Phan Bội Châu thì vẫn luôn khảng khái, bất khuất, kiên trung, không gì làm lay chuyển được. Đánh giá về thủ pháp này, nhà nghiên cứu và phê bình văn học Nguyễn Đăng Mjanh nhạn xét : “Một đằng là kẻ phản bội nhục nhã, một đằng là bậc anh hùng, vị thiên sứ. Một đằng là bắng nhắng, ba hoa, nhục nhã, một đằng im lặng đầy uy nghi ; một đằng như con rối, một đằng như quả núi không gì lay chuyển được… Tuy nhiên phải có sự bắng nhắng, ba hoa của Va – ren thì cái im lặng khinh bỉ của Phan Bội Châu mới nổi rõ được, cũng như phải có sự im lặng tuyệt đối của Phan Bội Châu mới làm bật lên cái tính chất đê tiện đầy lố bịch của Va – ren”. (Văn thơ Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, Đại học Huế, 1996).
– Nghệ thuật trào phúng, châm biếm độc đáo, sắc sảo : Tác phẩm đã bộc lộ một tài nghệ châm biếm bậc thầy của ngòi bút Nguyễn Ái Quốc. Đó là lối trào phúng khi nhẹ nhàng sâu cay, khi thì chửi thẳng vào mặt nhân vật, khi lại vả và nhổ vào mặt nhân vật một cách gián tiếp. Ở đoạn đầu, tác giả đã bộc lộ thái độ giễu cợt, châm biếm qua cách dùng từ ông Va – ren đã nửa chính thức hứa ; và đặt ra một giả định đầy ngờ vực về tính khả thi của lời hứa : giả thử cứ cho rằng một vị Toàn quyền Đông Dương mà lại biết giữ lời hứa đi chăng nữa… Như vậy, tác giả đã gián tiếp chỉ ra rằng, lời hứa của Va – ren chỉ là trò lừa mị để xoa dịu công luận, và bọn thực dân cũng chỉ là bọn lừa mị, vì lời hứa của chúng chẳng có cơ sở gì để tin, chúng hình như chưa bao giờ biết giữ lời hứa.
Ở đoạn kể về cuộc gặp gỡ, tác giả đã không cần bóng gió xa xôi gì nữa mà đã bóc trần bản chất xấu xa của Va – ren qua những lời bình luận trực tiếp : “Ôi thật là một tấn bi kịch ! Ôi thật là một cuộc chạm trán ! Con người đã phản bội giai cấp vô sản Pháp, tên chính khách đã bị đổng bọn đuổi ra khỏi tập đoàn…”. Và tác giả gọi thẳng đích danh ý là kẻ phản bội nhục nhã. Bản chất của y cũng tự đuowjc y phơi bày qua những lời lẽ thuyết phục Phan Bội Châu, thật hài hước và tức cười kh một kẻ phản bội đang ra sức khuyên, dụ dỗ người ta phản bội, đem những kẻ phản bội, trong đó có mình ra để làm tấm gương. Cả cái cách y phỉnh nịnh, đưa ra những bả vinh hoa để dụ dỗ cũng thật hài hước : “Những vị ấy, ngày nay lừng danh cả, đều đã lần lượt đốt cháy những cái mình đã tôn thờ và đang tôn thờ những cái mà mình đã đốt cháy. Như vậy các vị ấy có sao không ? Chẳng sao cả ?”. Qủa thật, Va – ren đang làm một tên hề trong một tấn kịch. Vị Toàn quyền cai trị cả xứ Đông Dương còn bị “nhổ vào mặt” qua một đoạn tái bút ở cuối truyện. Sự tham gia của hai nhân chứng ở cuối truyện khiến người đọc thấy hả hê, mãn nguyện khi tên chính khách bịp bợm cuối cùng cũng bị người chiến sĩ cách mạng thể hiện phản ứng khinh bỉ tột cùng. Ẩn đằng sau đó là nụ cười thâm thúy của tác giả.
*Truyện ngắn đã khắc họa sinh động hai nhân vật có tính cách đại diện cho hai lực lượng xã hội hoàn toàn đối lập nhau thời thuộc Pháp : Va – ren gian trá, lố bịch, đại diện cho thực dân Pháp phản động Đông Dương ; còn Phan Bội Châu kiên cường, bất khuất, tiêu biểu cho khí phách Việt Nam. Truyện có lối kể sắc sảo, hóm hỉnh, mang đậm tính chất châm biếm, trào phúng. Lối viết hiện đại, sự việc được hư cấu tưởng tượng nhưng vẫn chân thực nhờ lối viết theo kiểu kí sự.
Em là ai ? Cô gái hay nàng tiên
Em có tuổi hay không có tuổi
Mái tóc em đây, hay là mây là suối
Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm giông
Thịt da em hay là sắt là đồng ?
Cho tôi hôn bàn chán em lạnh ngắt
Cho tôi nâng bàn tay em nắm chặt
Ôi bàn tay như đôi lá còn xanh
Trên mình em đau đớn cả thân cành
Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng
Em đã sống lại rồi, em đã sống!
Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung
Không giết được em, người con gái anh hùng!
Ôi trái tim em trái tim vĩ đại
Còn một giọt máu tươi còn đập mãi
Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời
Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người!
(Người con gái Việt Nam, Tố Hữu, Gió lộng, NXB Văn học, 1961)
Câu 1: Đoạn trích trên được sáng tác vào giai đoạn văn học nào?
Câu 2: Hình tượng nhân vật trung tâm của đoạn thơ là ai? Hình tượng nhân vật ấy được tác giả thế hiện với thái độ gì?
Câu 3: Anh (chị) hãy chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở đoạn thơ đầu.
Câu 4: Trong khoảng từ 5 – 7 dòng, trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn đề lẽ sống của tuối trẻ được đặt ra trong khổ thơ cuối cùng của đoạn trích .
Phần II. Làm văn (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về bài học mà người cha muốn nói với con trong bài thơ sau:
Chẳng ai muốn làm hành khất
Tội trời đày ở nhân gian
Con không được cười giễu họ
Dù họ hôi hám úa tàn
Nhà mình sát đường họ đến
Có cho thì có là bao
Con phải răn dạy nó đi
Nếu không thì con đem bán
Mình tạm gọi là no ấm
Ai biết cơ trời vần xoay
Lòng tốt gửi vào thiên hạ
Biết đâu nuôi bố sau này…
(Dặn con, Trần Nhuận Minh)
Câu 2 (5 điểm):
Có ý kiến cho rằng: Sông Hương là bản tình ca ca ngợi về thiên nhiên và văn hóa xứ Huế. Qua phân tích tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường), hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.