SỰ GIÀU ĐẸP CỦA TIẾNG VIỆT
I – NHỮNG TRI THỨC BỔ TRỢ –Đặng Thai Mai (1902 – 1984), quê ở làng Lương Điền, xã Thạnh Xuân, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Ông là nhà văn, nhà nghiên cứu văn học nổi tiếng, nhà hoạt động xã hội có uy tín. Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, ông vừa dạy học, hoạt động cách mạng, vừa sáng tác và nghiên cứu văn học. Sau năm 1945, ông giữ nhiều trọng trách quan trọng trong bộ máy chính quyền và các cơ quan văn nghệ, đồng thời viết một số công trình nghiên cứu văn học có giá trị lớn. Do có nhiều đóng góp quan trọng cho sự nghiệp văn học, đặc biệt ở lĩnh vực nghiên cứu khoa học, năm 1996, ông được Nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học – nghệ thuật. – Văn bản Sự giàu đẹp của tiếng Việt (tên bài do người soạn SGK đặt) là đoạn trích ở phần đầu của bài nghiên cứu nổi tiếng Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc in lần đầu năm 1967, được bổ sung và đưa vào Tuyển tập Đặng Thai Mai (NXB Văn học, 1984). Văn bản thuộc kiểu bài nghị luận. Trong văn bản, nhà nghiên cứu đã bàn về sự giàu đẹp của tiếng Việt qua ba phương diện chính : ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Từ đó, tác giả đánh giá, khẳng định tiếng Việt là biểu hiện của sức sống dẻo dai, bền bỉ của dân tộc ta trong trường kì lịch sử. Để làm sáng tỏ được vấn đề nêu ra trong bài viết tác giả phải là người thông thạo, hiểu biết sâu sắc những vấn đề của ngôn ngữ học. II – PHÂN TÍCH ĐOẠN TRÍCH 1.Bố cục văn bản Có thể chia văn bản thành hai đoạn : – Đoạn 1 (từ đầu đến “qua các thời kì lịch sử”) : Nêu luận điểm khái quát : tiếng Việt đẹp và hay đồng thời giải thích ngắn gọn nhất định. – Đoạn 2 (còn lại) : Khai triển, chứng minh cho nhận định gồm hai ý : Tiếng Việt trong con mắt người nước ngoài (từ “tiếng Việt, trong cấu tạo của nó” đến “trong những câu tục ngữ”) và những yếu tố tạo nên vẻ đẹp, sức sống của tiếng Việt. 2.Nghệ thuật đặc sắc của văn bản Để chứng minh cho vẻ đẹp của tiếng Việt, tác giả đã xây dựng hệ thống ý và tổ chức dẫn chứng rất rõ rang, chặt chẽ, hợp lí, giàu sức thuyết phục. Có thể thấy hệ thống ý của văn bản được tổ chức như sau : – Tiếng Việt đẹp : + Thể hiện ở mặt ngữ âm (tác giả đưa ra nhận định của người nước ngoài để tăng thêm tính khách quan, cũng là một cách đối chiếu, so sánh với những ngôn ngữ khác). + Hệ thống nguyên âm, phụ âm rất phong phú, giàu thanh điệu. + Cú pháp uyển chuyển, cân đối, nhịp nhàng. + Từ vựng giàu chất thơ, nhạc, họa. -Tiếng Việt hay : + Có khả năng dồi dào về cấu tạo từ ngữ và hình thức diễn đạt. + Trải qua các thời kì lịch sử, có sự phát triển về từ vựng, cách diễn đạt (ngữ pháp). Cuối cùng, tác giả đánh giá tổng quát : Tiếng Việt là một biểu hiện sức sống của dân tộc. Bài viết đã thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa giải thích, chứng minh với bình luận. Hệ thống lập luận của bài chặt chẽ : nêu nhận định khái quát, giải thích nhận định, sau đó dùng các chứng cứ để chứng minh. Các dẫn chứng được dẫn ra khá bao quát, toàn diện, điển hình. Các ý kiến được trình bày theo hai phương thức gián tiếp và trực tiếp. Phương thức gián tiếp là trình bày các ý kiến về tiếng Việt của người nước ngoài. Người biết tiếng Việt có thể đưa ra những nhận định cụ thể, người không biết tiếng Việt thì chỉ cần căn cứ vào âm thanh cũng nhận ra “tiếng Việt là một thứ tiếng giàu chất nhạc”. Sử dụng phương thức này tạo tính khách quan, tăng thêm giá trị thuyết phục cho nhận định của người viết. Về cách diễn đạt, tác giả nhiều lần sử dụng biện pháp mở rộng thành phần câu. Ví dụ : “Họ không hiểu tiếng ta, và đó là một ấn tượng, ấn tượng của người “nghe” và chỉ nghe thôi”, hoặc “Dựa vào đặc tính ngữ âm của bản thân mình. tiếng Việt đã không ngừng đặt ra những từ mới, những cách nói mới hoặc Việt hóa những từ và những cách nói của các dân tộc anh em và các dân tộc láng giềng, để biểu hiện những khái niệm mới, để thỏa mãn yêu cầu của đời sống văn hóa ngày một phức tạp về mọi mặt kinh tế, chính trị, khoa học, kĩ thuật, văn nghệ,…”. Cách mở rộng câu như vậy giúp tác giả truyền tải được một lượng thông tin phong phú tới người đọc chỉ qua một số ít câu, đồng thời góp phần làm các ý gắn kết chặt chẽ, mạch lạc hơn. Bài viết cho ta hiểu thêm về cái đẹp, cái giàu có, cái phong phú của tiếng Việt, bồi đắp tình yêu ngôn ngữ dân tộc trong mỗi người, nuôi dưỡng ý thức giữ gìn vẻ đẹp của ngôn ngữ dân tộc. * Bài viết đã chứng minh sự giàu có và vẻ đẹp của tiếng Việt trên nhiều phương diện : ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Từ đó, tác giả khẳng định : tiếng Việt với những phẩm chất bền vững và giàu khả năng sáng tạo trong quá trình phát triển lâu dài của nó, là một biểu hiện hùng hồn cho sức sống của dân tộc.
Phần I. Đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Em là ai ? Cô gái hay nàng tiên Thịt da em hay là sắt là đồng ? Cho tôi hôn bàn chán em lạnh ngắt Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung Ôi trái tim em trái tim vĩ đại Còn một giọt máu tươi còn đập mãi Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người! (Người con gái Việt Nam, Tố Hữu, Gió lộng, NXB Văn học, 1961) Câu 1: Đoạn trích trên được sáng tác vào giai đoạn văn học nào? Câu 2: Hình tượng nhân vật trung tâm của đoạn thơ là ai? Hình tượng nhân vật ấy được tác giả thế hiện với thái độ gì? Câu 3: Anh (chị) hãy chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở đoạn thơ đầu. Câu 4: Trong khoảng từ 5 – 7 dòng, trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn đề lẽ sống của tuối trẻ được đặt ra trong khổ thơ cuối cùng của đoạn trích . Phần II. Làm văn (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về bài học mà người cha muốn nói với con trong bài thơ sau: Chẳng ai muốn làm hành khất Tội trời đày ở nhân gian Con không được cười giễu họ Dù họ hôi hám úa tàn Nhà mình sát đường họ đến Có cho thì có là bao Con phải răn dạy nó đi Nếu không thì con đem bán Mình tạm gọi là no ấm Ai biết cơ trời vần xoay Lòng tốt gửi vào thiên hạ Biết đâu nuôi bố sau này… (Dặn con, Trần Nhuận Minh) Câu 2 (5 điểm): Có ý kiến cho rằng: Sông Hương là bản tình ca ca ngợi về thiên nhiên và văn hóa xứ Huế. Qua phân tích tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường), hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. |
THẦY KHƯƠNG TRÊN FACEBOOK
|