– Trước đây, người ta vẫn thường coi tác giả bài thơ Sông núi nước Nam là Lí Thường Kiệt. Nhưng gần đây các nhà nghiên cứu khẳng định chưa tìm thấy tác giả đích thực của bài thơ. Bài thơ nguyên tác chữ Hán được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc vì ý nghĩa và giá trị lịch sử to lớn của nó.
– Các sách như Việt điện u linh hay Đại Việt sử kí toàn thư đều gắn bài thơ này với truyền thuyết : Năm 1077, quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy xâm lược nước ta. Vua Lí Nhân Tông sai Lí Thường Kiệt đem quân chặn giặc ở phòng tuyến sông Như Nguyệt (một khúc của sông Cầu, nay thuộc huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh). Cuộc chiến đang ở giai đoạn hết sức cam go. Bỗng nhiên, trong một đêm, quân sĩ chợt nghe thấy bài thơ được ngâm lên từ trong đền thờ hai anh em, Trương Hống và Trương Hát – hai vị tướng giỏi của Triệu Quang Phục, được tôn là thần sông Như Nguyệt. Nhờ vậy mà tinh thần của quân ta như càng được nâng lên, và đã giành chiến thắng vang dội.
– Đây là một cách tâm linh hóa tác phẩm với mục đích nâng cao ý nghĩa linh thiêng của nó. Nhờ bài thơ mà tinh thần chiến đấu của binh sĩ được nâng lên và kết quả quân dân Đại Việt đã chiến thắng kẻ thù. Do đó bài thơ Nam quốc sơn hà còn được gọi là bài thơ thần.
Tri thức về thể loại
– Đây là bài thơ đầu tiên mở đầu cụm 8 văn bản thơ trung đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn lớp 7 (gồm Sông núi nước Nam, Phò giá về kinh, Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra, Bài ca Côn Sơn, Sau phút chia li, Bánh trôi nước, Qua Đèo Ngang, Bạn đến chơi nhà).
– Thơ trung đại mang tính quy phạm cao. Về nội dung, thơ trung đại đề cao mục đích giáo huấn, nói chỉ tỏ lòng. Về nghệ thuật, thơ trung đại tuân thủ những quy định nghiêm ngặt về niêm, vần, luật ; ngôn ngữ thơ giàu tính ước lệ, dùng nhiều điển tích, điển cố.
– Bài thơ Sông núi nước Nam được viết bằng chữ Hán, theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. Mỗi bài có bốn câu (tứ tuyệt), mỗi câu thơ có bảy chữ (thất ngôn), trong đó các câu 1, 2, 4 hoặc chỉ các câu 2, 4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối.
– Vì bài thơ viết bằng chữ Hán, SGK cung cấp cả bản phiên âm, bản dịch nghĩa và dịch thơ nên trong quá trình tìm hiểu cần bám sát các văn bản đó.
II – PHÂN TÍCH TÁC PHẨM
Bố cục của bài thơ
Bài thơ có bốn câu, căn cứ vào nội dung có thể chia thành 2 phần gồm :
– Hai câu thơ đầu : Nước Nam là của người Nam. Điều đó đã được sách trời định sẵn, rõ ràng.
– Hai câu thơ cuối : Kẻ thù không được xâm phạm. Xâm phạm thì thế nào cũng phải thất bại thảm hại.
Có thể thấy bài thơ tuy chỉ có bốn câu song kết cấu rất chặt chẽ, có ý nghĩa như một văn bản nghị luận khẳng định đanh thép quyền độc lập dân tộc. Lời cảnh cáo kẻ thù thực chất cũng chính là sự bổ sung cho sự khẳng định quyền bất khả xâm phạm ấy.
Tuy nhiên, cách chia trên chỉ mang ý nghĩa tương đối vì chúng ta thấy đây là tác phẩm thiên về biểu ý, ý tưởng lộ rõ trong các nghĩa của ngôn từ. Còn nội dung biểu cảm thì ẩn sâu sau các lớp nghĩa đòi hỏi người đọc phải suy nghĩ và liên tưởng.
Khẳng định chủ quyền lãnh thổ nước Nam
Hai câu đầu của bài thơ đã khẳng định sự tồn tại thiêng liêng của chủ quyền lãnh thổ nước Nam : “Nam quốc sơn hà Nam đế cư”.
Dịch nghĩa là : “Sông núi nước Nam, vua Nam ở”.
Giọng thơ vang lên hùng hồn, mạnh mẽ và kiêu hãnh : Nước Nam là của vua Nam. Ở đây, tác giả dùng từ đế mà không dùng từ vương. Đế và vương đều có nghĩa là vua nhưng sử dụng từ đế có ý nghĩa rất lớn. Trong quan niệm của kẻ thống trị phong kiến phương Bắc thì chỉ có vua của họ mới được phép xưng “đế”. Các vua Trung Hoa đều xưng là “hoàng đế” coi mình là “thiên tử” (con trời) có quyền thống trị thiên hạ (tức là vùng đất dưới trời). Còn “vương” là tước phong do hoàng đế Trung Hoa ban cho vua của các nước chư hầu, chư hầu thì phải quy phục thiên triều. Chính vì vậy, dùng “Nam Đế” tác giả của bài Nam quốc sơn hà đã biểu hiện một niềm tự hào, tự tôn dân tộc. Nếu phương Bắc có đế thì phương Nam cũng có đế; đế phương Bắc cai trị núi sông của phương Bắc thì đế Phương Nam cai quản núi sông của Phương Nam. Chúng ta bình đẳng, ngang hàng, độc lập với phương Bắc. Cách xưng hô đó khẳng định ý chí độc lập dân tộc, không chịu khuất phục trước thế lực bành trướng phương Bắc. Quyền độc lập về lãnh thổ của nước Đại Việt ta có tính chất thiêng liêng tuyệt đối : “Tiệt nhiên định phận tại thiên thư”.
Dịch nghĩa : “ Giới phận đó đã được định rõ ràng trong sách trời”.
Hai chữ cuối “thiên thư” nghĩa là “sách trời” như một lời khẳng định chắc chắn, không thể chối cãi được. Cách lập luận mang dấu ấn quan niệm văn hóa tâm linh của người xưa. Người xưa tin trời là đấng quyền năng tối thượng có quyền phán quyết tất cả mọi việc dưới hạ giới. Vì thế, nói cương giới lãnh thổ của nước Nam đã được ghi trong sách trời là cách khẳng định một chân lí không thể tranh cãi. Đó là một chân lí, một lẽ phải hiển nhiên, không gì có thể thay đổi được.
Hai câu thơ đầu như một lời tuyên ngôn vào sản về chủ quyền, độc lập dân tộc. Trước họa xâm lăng của ngoại bang, niềm tin về độc lập chủ quyền sẽ thổi bùng lên ngọn lửa yêu nước và căm thù giặc của nhân dân ta.
Lời cảnh cáo đanh thép trước kẻ xâm lược
Hai câu thơ tiếp theo, giọng thơ mạnh mẽ, răn đe :
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Dịch nghĩa là :
Cớ sao kẻ thù lại dám đến xâm phạm
Chúng mày nhất định sẽ nhìn thấy việc chuốc lấy bại vong.
Câu thơ thứ ba như một câu hỏi đanh thép hướng thẳng vào quân thù. Quân giặc dám xâm phạm lãnh thổ đất nước ta nghĩa là đã chà đạp nên sách trời, dám coi thường ý trời. Thất bại của chúng là tất yếu, có thể thấy trước. Sự trừng phạt dành cho chúng là kết quả của lòng phẫn nộ không chỉ của quân dân Đại Việt mà còn của cả trời. Chúng sẽ phải chịu số phận “thủ bại hư”, sự thất bại tất yếu cho những kẻ dám làm trái sách trời.
* Nam quốc sơn hà được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta dưới dạng thơ ca. Bài thơ đã khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc ta đồng thời khích lệ tinh thần yêu nước, quyết tâm đánh đuổi giặc ngoại bang, bảo vệ chủ quyền, nền độc lập của dân tộc.
Em là ai ? Cô gái hay nàng tiên
Em có tuổi hay không có tuổi
Mái tóc em đây, hay là mây là suối
Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm giông
Thịt da em hay là sắt là đồng ?
Cho tôi hôn bàn chán em lạnh ngắt
Cho tôi nâng bàn tay em nắm chặt
Ôi bàn tay như đôi lá còn xanh
Trên mình em đau đớn cả thân cành
Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng
Em đã sống lại rồi, em đã sống!
Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung
Không giết được em, người con gái anh hùng!
Ôi trái tim em trái tim vĩ đại
Còn một giọt máu tươi còn đập mãi
Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời
Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người!
(Người con gái Việt Nam, Tố Hữu, Gió lộng, NXB Văn học, 1961)
Câu 1: Đoạn trích trên được sáng tác vào giai đoạn văn học nào?
Câu 2: Hình tượng nhân vật trung tâm của đoạn thơ là ai? Hình tượng nhân vật ấy được tác giả thế hiện với thái độ gì?
Câu 3: Anh (chị) hãy chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở đoạn thơ đầu.
Câu 4: Trong khoảng từ 5 – 7 dòng, trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn đề lẽ sống của tuối trẻ được đặt ra trong khổ thơ cuối cùng của đoạn trích .
Phần II. Làm văn (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về bài học mà người cha muốn nói với con trong bài thơ sau:
Chẳng ai muốn làm hành khất
Tội trời đày ở nhân gian
Con không được cười giễu họ
Dù họ hôi hám úa tàn
Nhà mình sát đường họ đến
Có cho thì có là bao
Con phải răn dạy nó đi
Nếu không thì con đem bán
Mình tạm gọi là no ấm
Ai biết cơ trời vần xoay
Lòng tốt gửi vào thiên hạ
Biết đâu nuôi bố sau này…
(Dặn con, Trần Nhuận Minh)
Câu 2 (5 điểm):
Có ý kiến cho rằng: Sông Hương là bản tình ca ca ngợi về thiên nhiên và văn hóa xứ Huế. Qua phân tích tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường), hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.