Nguyễn Trãi (1380 – 1442), hiệu là Ức Trai, con của Nguyễn Phi Khanh, cháu ngoại của tướng công Trần Nguyên Đán. Quê gốc của ông ở thôn Chi Ngại, xã Cộng Hòa, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, sau dời đến làng Nhị Khê, huyện Thường Tín ( nay thuộc Hà Nội). Ông là một nhân vật lỗi lạc, toàn tài hiếm có trong lịch sử Việt Nam thời trung đại. Cùng với Lê Lợi, ông được coi là linh hồn của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, làm nên chiến công hiển hách cho dân tộc trong cuộc kháng chiến chống giặc Minh. Cuộc đời của ông là một tấm gương sáng về tấm lòng trung quân, về tình cảm yêu nước thương dân sâu sắc. Ông là người đã có công trong việc giữ lại cho chế độ phong kiến Việt Nam một trong những ông vua tài năng, hiền minh nhất lịch sử thời trung đại – đó là vua Lê Thái Tông. Và một phần cũng chính vì điều này mà ông đã rơi vào thảm án Lệ Chi Viên, bị vu cho tội giết vua và bị tru di tam tộc năm 1442. Mãi đến năm 1464, ông mới được vua Lê Thánh Tông chiêu tuyết, giải oan : Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo (Văn chương Nguyễn Trãi lòng soi sáng)(1). Năm 1980, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận ông là Danh nhân văn hóa thế giới.
Sự nghiệp văn chương Nguyễn Trãi để lại cho đời rất đồ sộ và phong phú trong đó có nhiều tác phẩm có giá trị lịch sử, nghệ thuật, tư tưởng sâu sắc như Bình Ngô đại cáo, Ức Trai thi tập, Quốc âm thi tập, Quân trung từ mệnh tập. Căn cứ vào nội dung bài Côn Sơn ca và những chi tiết liên quan đến cuộc đời của Nguyễn Trãi trong một số tài liệu nghiên cứu, có thể đoán định rằng bài thơ đã được ông viết trong quãng thời gian ông cáo quan về ở ẩn ở Côn Sơn vì muốn thoát li sự chèn ép, đố kị ở chốn quan trường. Ông đã sống ở đây từ khoảng cuối hoặc đầu năm 1438 cho đến ngày bị hại (1442). Bài thơ được rút ra từ tập thơ chữ Hán Ức Trai thi tập.
Tri thức về văn hóa
– Núi Côn Sơn thuộc thôn Chi Ngại, xã Cộng Hòa, ở phía đông bắc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Nếu như Thăng Long là trung tâm chính trị phong kiến, nơi kẻ sĩ nhập thế hành đạo thì Côn Sơn lại là nơi họ tìm về với vũ trụ, tự nhiên để thực hiện cuộc sống tâm linh trong bản giao hưởng của trời đất(2). Đã có rất nhiều những nhân vật lịch sử nổi tiếng như Trần Nhân Tông, Huyền Quang, Trần Nguyên Đán, Chu Văn An,… và Nguyễn Trãi về đây ẩn dật để bảo vệ, khẳng định đạo lí, nhân cách cao thượng.
Đây là thơ của Lê Thánh Tông. Khuê tảo có nghĩa chuẩn là văn chương, “ý thơ của Lê Thánh Tông là khẳng định tài văn chương hoa quốc, văn chương kinh bang tế thế của Nguyễn Trãi” (Bùi Duy Tân, Hợp tuyển văn học trung đại Việt Nam thế kỉ X – XIX, tập I, NXB Giáo dục, 2004, tr.517
– Côn Sơn xưa kia là rừng sâu hoang vắng, rậm rạp, quanh năm chìm trong màu khói xanh của thợ rừng đốt than. Chân núi có ngôi chùa cổ, có mấy tấm bia đá đề năm Thiệu Phong đời Trần – tên dân gian gọi là chùa Hun.Lưng chừng núi là di tích động Thanh Hư, xưa là nơi có quy mô rộng lớn, cảnh quan rực rỡ.Ngày nay, nơi đây vẫn còn lác đác dấu đá ong của những nền nhà cũ nơi Trần Nguyên Đán viết sách và dạy học, cũng là nơi Nguyễn Trãi học từ ông ngoại những bài học đầu tiên ; ở đây cũng còn tấm bia đá lớn đề ba chữ : Thanh Hư Động – vốn là bút tích của vua Trần Duệ Tông cùng với bài minh “Côn Sơn Thanh Hư động bi minh” của vua Trần Nghệ Tông ca ngợi tấm lòng vì nước, vì dân của Tư đồ Trần Nguyên Đán.
Cảnh thiên nhiên nơi đây đẹp, mùa xuân nước đầy và trong vắt, ven suối dưới chân động Thanh Hư có bãi đá bằng phẳng gọi là thạch bàn, trong rừng mọc rất nhiều trúc, thông. Những chi tiết này xuất hiện khá nhiều trong những sáng tác của Nguyễn Trãi cũng như của nhiều nhân vật lịch sử đặt chân tới nơi này.
Tri thức về thể loại
– Đoạn trích Bài ca Côn Sơn nằm trong bài thơ Côn Sơn ca. Nguyên tác bài thơ được viết bằng chữ Hán, viết theo thể điệu ca hành, một thể thơ có nhiều chất phóng túng, tự do so với các thể thơ luật, gồm 36 câu, câu ngắn nhất 4 chữ, câu dài nhất 10 chữ, nhưng phần lớn là câu ngũ ngôn và thất ngôn.
– Bài thơ đã được dịch sang thể thơ lục bát. Văn bản trích trong SGK không cung cấp bản phiên âm và bản dịch nghĩa. Do vậy, khi tìm hiểu, tránh lầm tưởng bài thơ nguyên tác được viết bằng thơ lục bát. Khi phân tích, cần chú trọng đến ý thơ, tránh đi sâu vào phân tích ngôn từ của bản dịch ; còn khi cần phân tích ngôn từ, nên tham khảo thêm nguyên tác chữ Hán của tác giả.
– Toàn bài thơ có chủ đề đối lập giữa cuộc sống thanh đạm, giản dị giữa thiên nhiên và cuộc sống nơi kinh thành đầy tham vọng vật chất. Đoạn trích diễn tả các biểu hiện của thiên nhiên trong sạch, yên tĩnh mà ẩn sĩ tìm thấy ở Côn Sơn như những báu vật thực sự của nhân cách cao thượng, thanh bạch.
II – PHÂN TÍCH ĐOẠN TRÍCH
Mối giao hòa giữa nhân vật ta với cảnh thiên nhiên nên thơ
Kết cấu của đoạn trích được xây dựng trên những cặp gồm hai câu thơ. Câu trước kể, tả các hiện tượng thiên nhiên tiêu biểu, đặc sắc cho không gian Côn Sơn, câu sau là cách nhìn nhận, đánh giá trân trọng chúng như những báu vật vô giá không thể tìm thấy trong không gian quan trường nơi đô thị. Ẩn đằng sau tình yêu thiên nhiên là một nhân cách cao đẹp của ẩn sĩ có nhân cách cao thượng, trong sáng, không màng danh lợi.
Nguyên tác bài thơ bằng chữ Hán, người dịch đã dùng thể thơ lục bát, thể thơ cổ truyền của dân tộc để dịch. Mở đầu bài thơ là câu thơ tả suối và tiếp nhận của “ta” như tiếp nhận tiếng đàn :
Côn Sơn suối chảy rì rầm,
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
Tiếng suối chảy rì rầm nhưng trong tai nghe của bậc ẩn sĩ cao thượng lại là tiếng đàn cầm (nguyên văn : Ngô di vĩ cầm huyền – Ta coi như đàn cầm). Tiếng đàn là nghệ thuật của con người, ở núi rừng Côn Sơn, tiếng suối chảy rì rầm nghe như một bản đàn tự nhiên tuyệt diệu làm êm dịu lòng người. Vẫn theo kết cấu đó, hai câu thơ tiếp theo thể hiện cái nhìn, sự tiếp nhận của “ta” đối với những lớp rêu mọc trên đá Côn Sơn :
Côn Sơn có đá rêu phơi,
Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm.
Đấy không phải là rêu đơn thuần mà được “ta” trân trọng, yêu quý nhìn như tấm chiếu, thảm để ngồi. Nguyên văn chữ Hán : Côn Sơn hữu thạch / Vũ tẩy đài phô bích / Ngô dĩ vi đạm tịch (dịch nghĩa : Côn Sơn có đá / Mưa dội rêu phô xám / Ta coi như chiếu thảm). Chiếu , thảm cũng là những vật do con người làm ra, tưởng như không thể thấy được ở nơi rừng núi hoang vắng. Nhưng tình yêu thiên nhiên và tâm hồn thanh bạch của thi sĩ đã nhận ra cái quý, cái đẹp của những lớp rêu tự nhiên do mưa gió làm ra.
Hai câu tiếp theo tác giả tả cảnh rừng thông và cảm giác như thái được sống giữa ngàn thông :
Trong ghềnh thông mọc như nêm,
Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.
Nguyên văn chữ Hán : Nham trung hữu tùng / Vạn lí thúy đồng đồng / Ngô ư thị hồ yển tức kì trung (dịch nghĩa : Trên đèo có thông / Muôn dặm biếc mông lung / Ta thảnh thơi nằm nghỉ bên trong). Nếu như thông biểu trưng cho người quân tử thì những người quân tử ấy đang vây quanh “ta”, cảm giác thật dễ chịu khi sống giữa không gian xanh biếc của rừng thông mênh mông, bạt ngàn mà không một lâu đài, cung điện nào sánh nổi.
Nếu chỉ có sáu câu thơ trên thôi thì cảnh trí Côn Sơn cũng đã rất đẹp, rất nên thơ, “ta” đã rất giàu có, đã rất đầy đủ với nước suối, rêu đá, ngàn thông. Nhưng dường như cảnh này còn thiếu một nét vẽ để tạo thành một bức tranh tứ bình. Đó là một dáng trúc :
Trong rừng có trúc bóng râm,
Trong màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.
Mạch phát triển của cảm xúc thay đổi. Ba đoạn thơ trên bộc lộ một cái nhìn có phần điềm tĩnh, an nhiên, tự tại thì đến đoạn thứ tư này, “ta” dường như đã không nén được cảm hứng dạt dào trước tự nhiên giàu vẻ đẹp thanh sạch, cao khiết và sự giàu có của không gian ở ẩn, cất lên giọng ngâm nga đắc ý. Thiên nhiên đã chắp cánh cho hồn người, tạo nên những vần thơ trong trẻo. Từ một ẩn sĩ, nay đến câu thơ cuối đã chuyển thành thi sĩ. Đó là kết quả của một hành trình khi tâm hồn nhân vật trữ tình khám phá và giao hòa trọn vẹn với cảnh vật Côn Sơn.
Triết lý sâu xa của tác giả
Điều tác giả muốn gửi gắm qua những vần thơ chất chứa tình yêu thiên nhiên là một triết lí đạo đức. Thiên nhiên trong sạch, giàu có, đủ để cho ta sống tốt , sống thánh thiện mà không cần chạy theo công danh, phú quý.
Với Nguyễn Trãi, Côn Sơn là tiếng gọi trở về. Đó không chỉ là tiếng gọi của quê hương mà còn là tiếng gọi của vũ trụ, thôi thúc ông trở về di dưỡng tinh thần, hòa nhập với tự nhiên. Đó là ước mơ được sống giữa trời đất bao la thoát khỏi vòng danh lợi. Có lẽ chính vì xuất phát từ tấm lòng vô cùng chân thành ấy, bức tranh Côn Sơn đã được vẽ lên một cách sinh động, đầy ắp âm thanh, đậm đà màu sắc, cảm giác. Giọng thơ thoải mái, nhịp thơ phóng khoáng, câu thơ tự do trong nguyên tác chữ Hán cũng góp phần cho ta thấy rõ điều đó.
Đoạn thơ có cấu trúc như một bộ tranh tứ bình, thể hiện vẻ đẹp ảnh hài hòa của thiên nhiên : suối, đá, tùng, trúc. Đó không chỉ là cảnh thiên nhiên đơn thuần, mà với Nguyễn Trãi, đó còn là nơi nương tựa, nâng đỡ tâm hồn cho kẻ sĩ muốn xa lánh chốn trần ai. Có lẽ chữ “nhàn” của câu thơ cuối đã thể hiện triết lí sâu xa của Nguyễn Trãi : con người sẽ thực sự tự do và giữ được nhân cách thanh cao của mình khi trở về hòa hợp với tự nhiên. Khi khát vọng “nhập thế” không thành, có lẽ lựa chọn tốt nhất là trở về với quê hương nguồn cội, tránh xa chốn bụi trần đặng giữ cho mình cốt cách trong sáng, thanh cao. Tuy nhiên, ở một con người luôn trĩu nặng tình đời như Nguyễn Trãi, thì trong sâu thẳm tâm hồn, ông vẫn luôn đau đáu một nỗi niềm hướng về dân, về nước.
* Đoạn thơ đã khắc họa nhân vật ta giữa cảnh Côn Sơn nên thơ, hấp dẫn thể hiện tình yêu thiên nhiên, sự giao hòa giữa con người với thiên nhiên. Đằng sau bức tranh ấy là một cốt cách trong sáng, thanh cao, một tâm hồn tinh tế, có những rung cảm sâu xa trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Đồng thời, đoạn thơ cũng gợi ra những triết lí nhân sinh của tác giả.
Đoạn thơ có lối miêu tả bình dị, chọn lựa các đối tượng miêu tả rất tự nhiên giàu sức biểu cảm. Những hình ảnh so sánh đẹp,thể hiện sự hòa hợp giữa con người với thiên nhiên.
Em là ai ? Cô gái hay nàng tiên
Em có tuổi hay không có tuổi
Mái tóc em đây, hay là mây là suối
Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm giông
Thịt da em hay là sắt là đồng ?
Cho tôi hôn bàn chán em lạnh ngắt
Cho tôi nâng bàn tay em nắm chặt
Ôi bàn tay như đôi lá còn xanh
Trên mình em đau đớn cả thân cành
Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng
Em đã sống lại rồi, em đã sống!
Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung
Không giết được em, người con gái anh hùng!
Ôi trái tim em trái tim vĩ đại
Còn một giọt máu tươi còn đập mãi
Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời
Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người!
(Người con gái Việt Nam, Tố Hữu, Gió lộng, NXB Văn học, 1961)
Câu 1: Đoạn trích trên được sáng tác vào giai đoạn văn học nào?
Câu 2: Hình tượng nhân vật trung tâm của đoạn thơ là ai? Hình tượng nhân vật ấy được tác giả thế hiện với thái độ gì?
Câu 3: Anh (chị) hãy chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở đoạn thơ đầu.
Câu 4: Trong khoảng từ 5 – 7 dòng, trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn đề lẽ sống của tuối trẻ được đặt ra trong khổ thơ cuối cùng của đoạn trích .
Phần II. Làm văn (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về bài học mà người cha muốn nói với con trong bài thơ sau:
Chẳng ai muốn làm hành khất
Tội trời đày ở nhân gian
Con không được cười giễu họ
Dù họ hôi hám úa tàn
Nhà mình sát đường họ đến
Có cho thì có là bao
Con phải răn dạy nó đi
Nếu không thì con đem bán
Mình tạm gọi là no ấm
Ai biết cơ trời vần xoay
Lòng tốt gửi vào thiên hạ
Biết đâu nuôi bố sau này…
(Dặn con, Trần Nhuận Minh)
Câu 2 (5 điểm):
Có ý kiến cho rằng: Sông Hương là bản tình ca ca ngợi về thiên nhiên và văn hóa xứ Huế. Qua phân tích tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường), hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.