– Người xưa đi khỏi quê hương, đến nơi xa lạ gọi nhưng xa lạ là đất khách quê người, chân trời góc bể. Thơ viết về vùng không gian xa lạ ấy, thường diễn giả cảm xúc về sự cô đơn, lẻ loi. Tâm tình hướng về quê hương, nỗi nhớ quê hương khao khát trở về quê do đó rất phổ biến trong thơ cổ, trung đại.
– Lí Bạch thuở nhỏ thường lên đỉnh núi Nga Mi ở quê nhà để ngắm trăng. Sau này, năm ông 25 tuổi, ông đã rời xa quê và không bao giờ trở về quê nữa.Vì vậy, theo lẽ thường tình cảm của ông luôn hướng về cố hương và chỉ cần một duyên cớ nào đó mối tình quê ấy sẽ lập tức được khơi dậy, làm xao động trong ông biết bao cảm xúc. Duyên cơ ở đây chính là vầng trăng. Vẻ đẹp vĩnh hằng của trăng từ bao đời nay vẫn là đề tài bất tận cho các thi nhân, có lẽ vì vậy mà chủ đề vọng nguyệt hoài hương (trông trăng nhớ quê), cùng với một số chủ đề khác liên quan đến trăng, đã trở thành quen thuộc trong thơ cổ ở Trung Quốc và Việt Nam. Vầng trăng bình dị, vĩnh hằng, vầng trăng gắn bó với những kỉ niệm tuổi thơ của Lí Bạch, giờ đây gặp lại trên đất khách quê người với một tâm hồn giàu cảm xúc và luôn thương nhớ quê của một con người xa quê đã lâu, sự trỗi dậy xôn xao của tình quê âu cũng là điều phù hợp quy luật tâm lí con người.
II – PHÂN TÍCH TÁC PHẨM
Bố cục của bài thơ
Bài thơ có bốn câu, căn cứ vào nội dung có thể chia làm hai phần :
– Hai câu thơ đầu : Cảnh đêm trăng.
– Hai câu thơ cuối : Nỗi nhớ quê của nhà thơ.
Tuy nhiên, thơ Đường thường rất hàm súc, cô đọng nên trong cảnh nhiều khi đã có tình. Việc chia ý như vậy cũng chỉ là tương đối vì ngay ở hai câu đầu của bài thơ đã hé lộ tâm trạng của nhân vật trữ tình.
Cảnh đêm trăng sáng
Hai câu thơ đầu gợi tả cảnh đêm trăng sáng nhưng lạnh và buồn :
Sàng tiền minh nguyệt quang,
Nghi thị địa thượng sương.
Dịch nghĩa là :
Ánh trăng sáng đầu giường,
Ngỡ là sương trên mặt đất.
Câu thơ đầu gợi ra một không gian hẹp và gần với chủ thể trữ tình : “Sàng tiền” (đầu giường)… câu này diễn ý ngẫu nhiên không chủ định mà thấy ánh trăng sáng. Trăng trong bài thơ đóng vai trò của nhân vật dẫn dắt. Ánh sáng trăng dẫn dắt các vận động của nội tâm thi nhân. Trước tiên là một trạng thái nội tâm đơn giản : Nghi thị địa thượng sương (Ngỡ là sương trên mặt đất).
Hai câu thơ không hề có một từ nào chỉ màu sắc, chỉ cảm giác, nhưng chỉ một chữ sương cũng đủ gợi ra một không gian mờ ảo sắc trắng và một cảm giác lạnh lùng. Và chữ sương ấy đem đến cho người đọc ấn tượng rằng đây là một đêm thu. Đêm thu với tiết trời se lạnh, với ánh trăng như sương phủ, trong một không gian yên tĩnh, hẳn là tâm trạng của người xa quê chẳng thể nào dửng dưng vô cảm. Như vậy, đằng sau cảnh đêm trăng ấy là một con người mang đầy tâm trạng, bên trong cảnh ấy đã hàm chứa cái tình.
Nỗi nhớ quê nhà thơ
Mạch thơ chuyển từ trạng thái tĩnh sang trạng thái động. Hai câu thơ trước diễn ý chủ thể trữ tình được ánh sáng trăng dẫn dắt đến một ý nghĩ. Hai câu thơ sau dành cho hai hành động “ngẩng đầu” và “cúi đầu” để cuối cùng lại quay về tĩnh. Diễn biến tâm trạng cũng đi từ đơn giản đến phức tạp, từ tâm trạng thoáng qua, nhẹ nhàng đến một tâm trạng sâu lắng, phức tạp hơn :
Cử đầu vọng minh nguyệt,
Đê đầu tư cố hương.
Dịch nghĩa là :
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ quê cũ.
Hai câu thơ sử dụng cấu trúc đối : đối ở hai tư thế cử đầu – đê đầu ; hai hành động vọng – tư ; hai đối tượng gợi cảm xúc trong tâm trí nhà thơ là minh nguyệt – cố hương,… Ánh trăng sáng quá, nhà thơ ngẩng lên tìm vầng trăng như một hành động tự nhiên, như kiểm chứng lại cái cảm giác Nghi thị địa thượng sương ở câu thơ thứ hai. Thi nhân chủ động hướng về vầng trăng đang tỏa sáng trên cao, để rồi hình ảnh vầng trăng quen thuộc vẫn đang tỏa sáng đơn côi trên bầu trời đêm đã làm khơi dậy mối tình quê trong sâu thẳm tâm hồn. Sự đối lập giữa cử đầu và đê đầu đã biểu lộ thật sâu nặng mối tình với quê hương. Có lẽ, tình cảm ấy đã luôn thuowngf trực trong tâm trí nhà thơ rồi, và chỉ cần gặp lại vầng trăng là mối tình quê ngay lập tức được khơi dậy, lay động tâm hồn nhà thơ. Vì sao lại có sự liên tưởng đi từ vầng trăng sáng đến nỗi nhớ quê hương như vậy ? Có thể là vì vầng trăng đã hữu ý tỏa chiếu ánh sáng dịu dàng xuống thi nhân nên thi nhân cảm nhận trăng như là một người đồng hương. Ở nơi xa lạ, đất khách quê người, con người thường cô đơn nên khi vầng trăng hữu ý mời gọi giao tiếp, dễ được tiếp nhận như một người bạn. Một điểm khác cần nói là dù ở bất cứ đâu – ở quê hương hay ở nơi đất khách quê người – thì vẫn vầng trăng đó, cho nên trăng được nhìn nhận như người bạn đồng hương. Giao tiếp với người đồng hương đưa đến nỗi nhớ quê hương.
Bài thơ kết thúc ở ba chữ “tư cố hương” (nhớ quê cũ) mà không nói rõ nhờ những gì ở quê hương. Số lượng năm chữ không cho phép tác giả nói rõ điều này, và ngược lại, cũng có thể nhà thơ đã cố ý chọn thể thơ năm chữ : thơ chỉ gợi ý chứ không nói hết. Người đọc có quyền tưởng tượng vô tận về những nỗi niềm nhớ quê hương theo hoàn cảnh, tâm trạng riêng của mỗi người. Đó là một đặc điểm của cổ thi nói chung, của thơ Lí Bạch nói riêng.
* Bài thơ đã thể hiện thật cảm động tình yêu trăng và nỗi nhớ quê hương của nhà thơ trong một đêm trăng thanh tĩnh nơi đất khách quê người. Bài thơ ngắn gọn, ngôn ngữ giản dị mà điêu luyện, sử dụng hiệu quả thủ pháp đối. Bên cạnh đó, việc sử dụng tài tình, chuẩn xác các động từ (nghi, cử, vọng, đê, tư) đã thể hiện được rất tinh tế sự vận động của dòng cảm xúc và những suy nghĩ của nhà thơ, làm tăng tính hàm súc, cô đọng của bài thơ.
Em là ai ? Cô gái hay nàng tiên
Em có tuổi hay không có tuổi
Mái tóc em đây, hay là mây là suối
Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm giông
Thịt da em hay là sắt là đồng ?
Cho tôi hôn bàn chán em lạnh ngắt
Cho tôi nâng bàn tay em nắm chặt
Ôi bàn tay như đôi lá còn xanh
Trên mình em đau đớn cả thân cành
Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng
Em đã sống lại rồi, em đã sống!
Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung
Không giết được em, người con gái anh hùng!
Ôi trái tim em trái tim vĩ đại
Còn một giọt máu tươi còn đập mãi
Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời
Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người!
(Người con gái Việt Nam, Tố Hữu, Gió lộng, NXB Văn học, 1961)
Câu 1: Đoạn trích trên được sáng tác vào giai đoạn văn học nào?
Câu 2: Hình tượng nhân vật trung tâm của đoạn thơ là ai? Hình tượng nhân vật ấy được tác giả thế hiện với thái độ gì?
Câu 3: Anh (chị) hãy chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở đoạn thơ đầu.
Câu 4: Trong khoảng từ 5 – 7 dòng, trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn đề lẽ sống của tuối trẻ được đặt ra trong khổ thơ cuối cùng của đoạn trích .
Phần II. Làm văn (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về bài học mà người cha muốn nói với con trong bài thơ sau:
Chẳng ai muốn làm hành khất
Tội trời đày ở nhân gian
Con không được cười giễu họ
Dù họ hôi hám úa tàn
Nhà mình sát đường họ đến
Có cho thì có là bao
Con phải răn dạy nó đi
Nếu không thì con đem bán
Mình tạm gọi là no ấm
Ai biết cơ trời vần xoay
Lòng tốt gửi vào thiên hạ
Biết đâu nuôi bố sau này…
(Dặn con, Trần Nhuận Minh)
Câu 2 (5 điểm):
Có ý kiến cho rằng: Sông Hương là bản tình ca ca ngợi về thiên nhiên và văn hóa xứ Huế. Qua phân tích tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường), hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.