Phân tích tác phẩm “SỐNG CHẾT MẶC BAY”I – NHỮNG TRI THỨC BỔ TRỢ 1.Về tác giả và thời điểm ra đời tác phẩm – Phạm Duy Tốn (1883 – 1924), nguyên quán làng Phượng Vũ, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội) ; sinh quán thôn Đông Thọ (nay là phố Hàng Dầu, Hà Nội). Ông là một trong số ít các nhà văn có thành tựu đầu tiên về thể loại truyện ngắn hiện đại trong những năm đầu thế kỉ XX. – Truyện Sống chết mặc bay được in lần đầu trên tạp chí Nam phong, số 18 – 1918, trong mục Một lối văn mới.Trong lời giới thiệu truyện đã nhấn mạnh đây là một lối văn mới, lấy sự tả chân làm cốt, tức là tả thực – nay ta gọi là chủ nghĩa hiện thực. Thời kì đó người ta đánh giá là mới vì so với văn xuôi trung đại thì truyện ngắn này có đặc điểm nổi bật là tả thực, tả chi tiết ; nhà văn để cho các sự việc và chi tiết tự chúng khơi gợi cảm nghĩ của người đọc. Trong lời giới thiệu còn đưa ra nhận xét : “Như bài văn ông Phạm Duy Tốn sau này cũng khá gọi là một bài tả thực tuyệt khéo : đối hai cái cảnh trái ngược nhau, như bày hai bức tranh trước mặt người ta, mà tự khắc nảy ra một cái cảm giác, một cái tư tưởng tự người đọc biết, không cần phải diễn giải ra, là cái cảm giác tức giận, cái tư tưởng thống mạ kẻ “chễm chện” này không biết thương lũ “lấm láp” kia. Văn tả thực mà được như vậy cũng đã khéo thay”. 2.Tri thức về văn hóa – Không gian truyện gồm hai cảnh, cảnh bên ngoài đê sông Nhị Hà (sông Hồng) hàng ngàn người đang củng cố đê để chống chọi với cơn lũ đe dọa vỡ đê và cảnh bên trong một gia đình làng to lớn, vững chai trên mặt đê, nơi quan phụ mẫu và bọn thầy đề, thầy đội, chánh tổng đang chơi bài. Thời gian truyện tập trung trong một buổi tối rất căng thẳng, diễn biến từ lúc đê có nguy cơ bị vỡ và kết thúc ở điểm đê vỡ. – Sông Hồng về mùa lũ thường gây ngập lụt cho vùng đồng bằng Bắc Bộ. Trị thủy sông Hồng từng là mối quan tâm lâu đời của nhân dân ta. Từ đời Trần, người Việt đã đắp đê chống lụt sông Hồng. Nhưng vào những năm nước lũ lớn thì đê cũng không chống giữ được sức mạnh của con nước hung dữ, khi đê vỡ, nước tràn vào đồng ruộng, nhà cửa, gây chết người, mất mùa, đổ nhà… Vì thế mà hộ đê bao giờ cũng là công việc quan trọng hàng đầu vào mùa lũ ở đồng bằng sông Hồng. Bảo vệ đê có quan hệ mật thiết đến cuộc sống của hàng vạn người dân. Tình huống đe dọa vỡ đê và cảnh đê bị vỡ mang kịch tính đậm nét. – Chơi bài tổ tôm thường là trò chơi ăn tiền khi nhàn rỗi. Cảnh chơi bài diễn ra giữa lúc nước lũ đe dọa đến tính mạng người dân cũng là một cách tác giả kín đáo lên án thói vô trách nhiệm, sự vô cảm của bọn quan lại, chức dịch trước nỗi khổ của nhân dân. 3.Tri thức về thể loại – Sống chết mặc bay là một văn bản mang nhiều yếu tố của thể loại truyện ngắn hiện đại. Để hiểu sâu sắc truyện ngắn này, cẩn hiểu về thể loại truyện ngắn. Truyện ngắn thực chất là “tác phẩm tự sự cỡ nhỏ”. Truyện ngắn khác với tiểu thuyết là thể loại chiếm lĩnh đời sống trong toàn bộ sự toàn vẹn và đầy đặn của nó, truyện ngắn thường hướng tới việc khắc họa một hiện tượng, phát hiện ra một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh, hay đời sống tâm hồn của con người. (Theo Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2004). – So với tiểu thuyết, lượng nhân vật trong truyện ngắn ít hơn, các sự việc cũng ít phức tạp hơn. Có thể coi thể loại truyện ngắn như một “lát cắt” của hiện thực, song khả năng phản ánh hiện thực của nó cũng rất mạnh mẽ. II – PHÂN TÍCH TÁC PHẨM 1.Bố cục của văn bản Căn cứ vào diễn biến của sự việc được kể, có thể chia văn bản thành ba phần : -Đoạn 1 (từ đầu đến “khúc đây này hỏng mất”) : Hoàn cảnh xảy ra sự việc : đê sắp vỡ và sự chống chọi tuyệt vọng của người dân. – Đoạn 2 (tiếp theo đến “Điếu, mày !”) : Diễn biến sự việc : Quan phủ và đám nha lại thản nhiên đánh bài, vô trách nhiệm trước nguy cơ đê vỡ. – Đoạn 3 (còn lại ) : Kết thúc sự việc : Đê vỡ, người dân rơi vào cảnh thảm sầu. Kết cấu chuyện dựa theo trình tự thời gian diễn biến của sự kiện và sự kiện xảy ra ở hai không gian được kể song song : bên ngoài đê là diễn biến của cuộc hộ đê, sự đe dọa của nước lũ cuối cùng đi đến kết cục vỡ đê ; trong đình là diễn biến các bước trong ván bài của quan phụ mẫu, kết thúc bằng việc quan thắng một canh bạc lớn giữa lúc đê bị vỡ. Kết cấu song song đó giúp cho chủ đề của tác phẩm bộc lộ kín đáo nhưng mạnh mẽ. 2.Giá trị hiện thực của truyện Sống chết mặc bay là một truyện ngắn giàu tính hiện thực, đã lên án gay gắt tên quan phủ vô trách nhiệm, lạnh lùng, vô tâm trước nỗi thống khổ của người dân lao động. Để làm nổi bật chủ đề tư tưởng, Phạm Duy Tốn đã xây dựng cốt truyện với một tình huống độc đáo : đó là cảnh nước lên, vỡ đê sông Hồng,đe dọa cuộc sống sinh hoạt, lao động và sinh mạng của người dân. Nhà văn lại chọn thời điểm vào ban đêm khi tất cả cảnh vật ở khúc đê làng X. thuộc phủ X. đang chìm trong tăm tối và gió mưa tầm tã, những người dân đã mệt lử cả rồi – đây là một thời điểm về kịch tính mà bản chất của các nhân vật sẽ bộc lộ qua cách ứng xử trước tình thế ; trong khi đó, cách chỗ đê sắp vỡ không xa là một không gian nhàn hạ, sạch sẽ, sáng trưng, đầy đủ tiện nghi, ăn uống sang trọng và ván bài tổ tôm đang diễn ra như không liên quan gì đến con đê sắp vỡ. Cách xây dựng tình huống đặc sắc đó đã giúp nhà văn thể hiện chân thật, sinh động bức tranh hiện thực của xã hội Việt Nam những năm Pháp thuộc. Người nông dân vốn thấp cổ bé họng, chịu cảnh “một cổ hai tròng” đầy đau khổ, cùng quẫn, nay lại bị đặt trong cảnh thiên tai ghê gớm : “Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá ; khúc đê làng X. thuộc phủ X. xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất” ; “xem chừng ai ai cũng mệt lử cả rồi”. Ấy vậy mà trên trời thời vẫn mưa tầm tã trút xuống, dưới sông thời nước cứ cuồn cuộn bốc lên”. Dố phận của những người nghèo đang bị đe dọa bởi cơn cuồng nộ của thiên nhiên. Công cụ để chống đỡ của họ chỉ là thuổng, quốc thô sơ, sinh mệnh của họ đang bị đe dọa, đang trở nên bé nhỏ mong manh. Giá lúc ấy có sự quan tâm, giúp đỡ của chính quyền, có lẽ cảnh ngộ của họ cũng bớt bi thảm hơn. Nhưng quan phụ mẫu có trách nhiệm hộ đê đang ở trong hình cao và an toàn : “Đình ấy cũng ở trên mặt đê, nhưng cao mà vững chai, dẫu nước to thế nữa, cũng không việc gì”. Trong đình, quan uy nghi chễm chện ngồi, xung quanh là đủ thứ đồ dùng, đồ ăn sang trọng và cả đám nha lại, lính tráng đang sẵn sàng phục vụ. Ăn chơi hưởng lạc trong tình cảnh người dân đen đang bị đe dọa như vậy đó là thái độ vô trách nhiệm, sự tang tận lương tâm của kẻ cầm quyền. Cảnh người dân gắng sức hộ đê thật đáng thương. Trong đêm tối tăm mù mịt, mưa gió ầm ầm, họ xao xác gọi nhau sang hộ : “kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy ướt như chuột lột”. Những tấm thân hèn yếu ấy cuối cùng cũng không dịch nổi với sức trời. Đê vỡ, tiếng kêu của người dân “vang trời dậy đất”, rồi “khắp mọi nơi miền đó, nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi bang, lúa má ngập hết ; kẻ sống không có chỗ ở, kẻ chết không nơi chon, lênh đênh mặt nước, chiếc bóng vu vơ, tình cảm thảm sầu, kể sao cho xiết!”. Hình ảnh tên quan phụ mẫu được tác giả tập trung khắc họa gần như suốt nội dung truyện. Dáng vẻ của y mới khoan thai, nhàn nhã làm sao. Con dân thì đang lấm láp, rối rít lo hộ đê, còn “cha mẹ dân” thì điềm nhiên vui vẻ với những trò đỏ đen của những lá bài. Khi có người khẽ nhắc về chuyện đê vỡ, ycâu mặt cắt và giục chơi tiếp. Ngay cả khi đê vỡ, có người dân vào báo tin, y cũng không thể dứt được ra khỏi cuộc chơi mà y đang sắp thắng to. Sự bàng quan, vô trách nhiệm sở y đã lên đến đỉnh điểm khi y đỏ mặt tía tai, quát nạt, dọa dẫm những kẻ đang làm ảnh hưởng đến hạnh phúc được ù ván bài to của quan : “Đê vỡ rồi !… Đê vỡ rồi, ông thời cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày”. Rồi y lại vui vẻ quay vào ván bài của mình như không hề có chuyện gì xảy ra, khi rút được con bài đúng ý thì sung sướng “vỗ tay xuống sập, miệng vừa cười vừa nói”, không cần biết số phận con dân khi đê vỡ thế nào. Đó chính là lối sống vô trách nhiệm, vô cảm tới mức táng tận lương tâm của một kẻ có thể vui sướng khi bao con người đang khốn khổ. Đây chính là ý nghĩa tố cáo, lên án của tác phẩm đối với những kẻ cầm quyền có lỗi sống theo kiểu sống chết mặc bay , mà tên quan phụ mẫu trong truyện chỉ là một điển hình. 3.Niềm cảm thương sâu sắc của nhà văn đối với những người dân lao động Trong truyện, tác giả đã bày tỏ niềm cảm thông của mình thông qua những chi tiết miêu tả hình ảnh người dân hộ đê, cảnh thảm sầu của của họ khi đê vỡ. Đặc biệt , tác giả nhiều lúc bộc lộ trực tiếp cảm xúc, lo lắng, xót xa, đồng cảm như một người trong cuộc qua những lời nhận xét : “xem chừng núng thế lắm ; tỉnh cảnh trông thật là thảm, xem chừng ai ai cũng mệt lử cả rồi” ; “thậm chí còn thốt lên lời than đầy tuyệt vọng và bất lực : “Than ôi ! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời ! Thế đê không sao cự lại được với thế nước ! Lo thay ! Nguy thay ! Khúc đê này hỏng mất”. Ở phần cuối truyện, khi miêu tả cảnh đê vỡ, nhà văn cũng xót xa thốt lên : “Tình cảnh thảm sầu, kể sao cho xiết !”. Xét về nghệ thuật viết truyện ngắn, cách bộc lộ thái độ, tình cảm trực tiếp như vậy nhiều khi khiến người đọc thấy sự xuất hiện của tác giả hơi lộ liễu, ít phù hợp với lối kể chuyện theo ngôi thứ ba như ở truyện ngắn này. Tuy nhiên, cũng cần hiểu rằng đây là một trong những thể nghiệm đầu tiên ở đầu thế kỉ XX viết truyện ngắn theo lối mới không giống với văn xuôi truyền thống, nên khó tránh khỏi một vài hạn chế. Nhưng nếu xét về góc nội dung, những lời bộc lộ trực tiếp tình cảm thái độ của nhà văn đối với những người nông dân bất hạnh đáng thương đã làm tác phẩm thêm thấm đượm tinh thần nhân đạo. 4.Tình huống truyện độc đáo Yếu tố đầu tiên góp phần làm nên thành công của truyện chính là nghệ thuật xây dựng tình huống truyện. Nhà văn đã đặt các nhân vật của mình vào một tình huống kịch tính, gay gắt, trong một hoàn cảnh vô cùng nguy cấp, khi những người dân đang kiệt sức chống đỡ thiên tai, để từ đó miêu tả số phận bi thảm của những người dân trong sự tương phản với lối sống theo kiểu sống chết mặc bay của tên quan phụ mẫu. Đây là một tình huống có tính điển hình, giúp nhà văn thể hiện được tập trung nhất chủ đề tư tưởng của truyện. Xuất phát từ tình huống độc đáo đó, nhà văn đã sử dụng thành công thủ pháp tương phản (còn gọi là thủ pháp đối lập), và tăng cấp (còn gọi là tăng tiến). Hai thủ pháp này được dùng song song, kết hợp với nhau tạo nên diễn biến cho câu chuyện và cũng góp phần đẩy sự việc lên đến đỉnh điểm của kịch tính. Thủ pháp tương phản được thể hiện qua các cảnh đối lập, tạo nên hai thế giới vốn chỉ cách nhau vài tram bước mà khác biệt nhau hoàn toàn :
+ Con người : đang cố gắng đến kiệt sức để giữ đê, xao xác gọi nhau, trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi,… + Không gian : tối tăm, mưa trút xuống, nước bốc lên. + Mức độ nguy hiểm : nước lên to quá, hai ba đoạn đê đã bị thẩm lậu.
+ Quan : ngồi uy nghi chễm chện, có người hầu kẻ hạ từng li, từng tí, có người ngồi hầu chơi bài. + Không gian : sáng trưng đèn thắp. + Mức độ an toàn : đảm bảo an toàn vì là đình cao và vững chai, nước to nữa cũng không việc gì.
+ Quan : vui sướng vì ù ván bài to. + Người dân : rơi vào cảnh thảm sầu vì đê vỡ. Thủ pháp tăng cấp cũng được thể hiện qua việc xây dựng các sự việc : -Tình thế của những người dân : Nước sông ngày một to, nước trên trời vẫn không ngừng trút xuống, sức con người đang cạn dần, khó lòng địch nổi sức trời. Cuối cùng con đê đã vỡ, đẩy những người dân vào cảnh bi thảm đau thương. – Thói đam mê cờ bạc của quan : Quan hoàn toàn không nghĩ gì khác ngoài thú vui cờ bạc. Khi đê chưa vỡ, có người khẽ nhắc quan thì quan cau mặt gắt, chỉ đổi tư thế ngồi rồi lại giục thầy đề laị bốc bài. Rồi khi nghe thấy những tiếng người kêu, tiếng ào ào như thác chảy xiết,… mọi người đều nôn nao, sợ hãi và ngay cả khi có người nhà quê chạy vào báo tin đê vỡ, quan cũng hề mảy may quan tâm đến điều gì ngoài việc mình sắp ù ván bài to. Quan quát nạt, đuổi kẻ nhà quê đó ra rồi lại quay vào ván bài của mình, bất chấp sinh mệnh của biết bao con người đang bị đe dọa. Bản chất xấu xa nhất của tên quan này đã được bóc trần dần dần, cuối cùng bộc lộ toàn bộ qua chi tiết đỉnh điểm đầy kịch tính. Bên cạnh hai thủ pháp trên, nhà văn cũng rất chú trọng đến việc sử dụng phép liệt kê, kết hợp hài hòa yếu tố tự sự với yếu tố miêu tả, khiến người đọc có thể hình dung được rất rõ về các sự việc. Cảnh người dân hộ đê được khắc họa sinh động nhờ thủ pháp liệt kê : “kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ”. Đặc biệt là cảnh quan phụ mẫu ngồi chơi bài ở trong đình : “Một tên lính lệ đứng bên, cầm cái quạt lông, chốc chốc sẽ phẩy. Tên nữa đứng khoanh tay, chực hầu điếu đóm. Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, để trong khay khảm… Chung quanh sập, bắc bốn ghế mây, bắt đầu từ phía hữu quan thì có thầy để rồi lần lượt đến thầy đội … cùng ngồi hầu bài”. Tác giả đã liệt kê tất cả những vật dụng, những con người ở xung quanh quan tới mức tỉ mỉ nhất, từu “bát yến hấp đường phèn” sang trọng, xa hoa cho đến những thứ tầm thường nhưu “ngoáy tai, tăm bông”, từ tên lính lệ đứng quạt, đứng chực hầu điếu đóm, tên người nhà gãi chân cho quan đến cả đám nha lại hầu thú vui chơi bài. Sự đủ đầy, được cung phụng đến mức tỉ mỉ như vậy càng làm nổi bật thói ham hưởng lạc, vô trách nhiệm của quan, làm tăng thêm sự đối lập gay gắt giữa kẻ cầm quyền và những người dân thấp cổ bé họng. Tác phẩm có sự kết hợp khá hài hòa giữa yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm. Nhà văn nhiều lucs trực tiếp bộc lộ niềm thương cảm của mình đối với những người dân tội nghiệp và cũng bày tỏ sự bất bình, lên án gay gắt đối với tên quan bang quan với nỗi thống khổ của người dân. Nhân vật quan phụ mẫu được khắc họa khá sinh động. Tác giả không miêu tả đặc điểm hình thức bên ngoài của nhân vật mà chủ yếu để nhân vật bộc lộ tính cách qua hành động, ngôn ngữ đối thoại. Những hành động như cau mặt gắt, giục chơi bài tiếp, đỏ mặt tía tai, quát, đuổi người dân, vỗ tay xuống sập,… đã làm nổi bật hình ảnh một tên quan đam mê cờ bạc, vô trách nhiệm, hống hách, cửa quyền. *Tác phẩm đã lên án gay gắt tên quan phụ mẫu vô trách nhiệm, qua đó tố cáo, lên án tội ác của giai cấp thống trị trong xã hội thực dân nửa phong kiến. Đồng thời, nhà văn cũng bày tỏ niềm cảm thương trước cảnh bất hạnh thần sầu của nhân dân do thiên tai và cũng do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên. Truyện được kể với lời văn sinh động, vận dụng khéo léo phép tương phản và đối lập, có sự kết hợp khá hiệu quả yếu tố tự sự với miêu tả, biểu cảm. Hình tượng nhân vật quan phụ mẫu được xây dựng khá sắc nét qua miêu tả hành động, ngôn ngữ đối thoại.
Phần I. Đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Em là ai ? Cô gái hay nàng tiên Thịt da em hay là sắt là đồng ? Cho tôi hôn bàn chán em lạnh ngắt Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung Ôi trái tim em trái tim vĩ đại Còn một giọt máu tươi còn đập mãi Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người! (Người con gái Việt Nam, Tố Hữu, Gió lộng, NXB Văn học, 1961) Câu 1: Đoạn trích trên được sáng tác vào giai đoạn văn học nào? Câu 2: Hình tượng nhân vật trung tâm của đoạn thơ là ai? Hình tượng nhân vật ấy được tác giả thế hiện với thái độ gì? Câu 3: Anh (chị) hãy chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở đoạn thơ đầu. Câu 4: Trong khoảng từ 5 – 7 dòng, trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn đề lẽ sống của tuối trẻ được đặt ra trong khổ thơ cuối cùng của đoạn trích . Phần II. Làm văn (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về bài học mà người cha muốn nói với con trong bài thơ sau: Chẳng ai muốn làm hành khất Tội trời đày ở nhân gian Con không được cười giễu họ Dù họ hôi hám úa tàn Nhà mình sát đường họ đến Có cho thì có là bao Con phải răn dạy nó đi Nếu không thì con đem bán Mình tạm gọi là no ấm Ai biết cơ trời vần xoay Lòng tốt gửi vào thiên hạ Biết đâu nuôi bố sau này… (Dặn con, Trần Nhuận Minh) Câu 2 (5 điểm): Có ý kiến cho rằng: Sông Hương là bản tình ca ca ngợi về thiên nhiên và văn hóa xứ Huế. Qua phân tích tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường), hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. |
THẦY KHƯƠNG TRÊN FACEBOOK
|