– Tục ngữ “là một thể loại văn học dân gian mà chức năng chủ yếu là đúc kết kinh nghiệm, tri thức dưới hình thức những câu nói ngắn gọn, súc tích, giàu vần điệu, hình ảnh, dễ nhớ, dễ truyền”(1). Tục ngữ có phạm vi phản ánh dụng lớn nhất so với các thể loại văn học dân gian. Phạm vi phản ánh rộng lớn ấy khiến cho tục ngữ có điều kiện phát triển, lưu truyền ngày càng phong phú về số lượng và có tác dụng to lớn cả trong quá khứ và trong cuộc sống hiện nay.
– Tục ngữ có hình thức kết cấu ngắn gọn nhất trong các thể loại văn học dân gian… Câu tục ngữ ngắn nhất chỉ có ba tiếng : May hơn khôn, Tham thì thâm. Chiếm số lượng lớn là những câu tục ngữ có cấu tạo bốn đến tám tiếng : Nước chảy đá mòn, Nghĩa tử là nghĩa tận,Thức khuya mới biết đêm dài,… Còn lại là một bộ phận tục ngữ 9, 10, 11 tiếng hoặc tồn tại dưới dạng câu thơ lục bát.
– Tính đa nghĩa là một đặc điểm quan trọng của văn học nghệ thuật nói chung và văn học dân gian nói riêng. Tục ngữ không khái quát kinh nghiệm một cách trừu tượng, khô khan và chúng đến với lí trí người nghe qua hình tượng nghệ thuật, lối nói nghệ thuật. Tục ngữ thường có nghĩa đen và nghĩa bóng. Nghĩa đen là nghĩa trực tiếp gắn với sự việc và hiện tượng ban đầu. Nghĩa bóng là nghĩa gián tiếp, nghĩa biểu trưng, hàm ẩn. Bản chất của tính đa nghĩa trong tục ngữ là việc tìm được và nêu ra nét tương đồng nào đó giữa hiện tượng, sự vật và kinh nghiệm sống được khái quát. Cứ mỗi lần được sử dụng ở những hoàn cảnh nhất định thì nội dung, ý nghĩa, những lớp nghĩa khác nhau của tục ngữ lại được mở rộng và phong phú thêm.
– Tục ngữ được ví như “túi khôn của dân gian”, là cẩm nang đa năng của nhân dân lao động về những tri thức dân gian quý báu muôn mặt trong cuộc sống. Nó là kinh nghiệm nhưng không phải kinh nghiệm của một người nào đó có tính
(1) Theo Lê Bá Hán – Trần Đình Sử – Nguyễn Khắc Phi (đồng Chủ biên), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục, 2009
bộ phận tục ngữ 9, 10, 11 tiếng hoặc tồn tại dưới dạng câu thơ lục bát.
– Tính đa nghĩa là một đặc điểm quan trọng của văn học nghệ thuật nói chung và văn học dân gian nói riêng. Tục ngữ không khái quát kinh nghiệm một cách trừu tượng, khô khan và chúng đến với lí trí người nghe qua hình tượng nghệ thuật, lối nói nghệ thuật. Tục ngữ thường có nghĩa đen và nghĩa bóng. Nghĩa đen là nghĩa trực tiếp gắn với sự việc và hiện tượng ban đầu. Nghĩa bóng là nghĩa gián tiếp, nghĩa biểu trưng, hàm ẩn. Bản chất của tính đa nghĩa trong tục ngữ là việc tìm được và nêu ra nét tương đồng nào đó giữa hiện tượng, sự vật và kinh nghiệm sống được khái quát. Cứ mỗi lần được sử dụng ở những hoàn cảnh nhất định thì nội dung, ý nghĩa, những lớp nghĩa khác nhau của tục ngữ lại được mở rộng và phong phú thêm.
– Tục ngữ được ví như “túi khôn của dân gian”, là cẩm nang đa năng của nhân dân lao động về những tri thức dân gian quý báu muôn mặt trong cuộc sống. Nó là kinh nghiệm nhưng không phải kinh nghiệm của một người nào đó có tính chất cá nhân mà nó mang sức mạnh của bề dày truyền thống văn hóa lịch sử dân tộc, là một hành vi ngôn ngữ có tính xã hội được truyền miệng từ đời này sang đời khác, từ vùng này sang vùng khác. Sự đúc kết đạo lí của cuộc sống được tiến hành thông qua những kinh nghiệm đã được thử thách, thông qua thế giới quan, nhân sinh quan và trình độ nhận thức của nhân dân về các khía cạnh trong đời sống xã hội nên tục ngữ có sức mạnh thuyết phục lớn lao.
– Tục ngữ trong chương trình Ngữ văn lớp 7, có hai nhóm chủ đề : Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất và Tục ngữ về con người và xã hội. Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất thuộc mảng đề tài tổng kết những kinh nghiệm phong phú của dân gian về tự nhiên, chăn nuôi, trồng trọt. Qua những câu tục ngữ này khác thấy rõ thái độ quan tâm đến công việc và quý trọng lao động của cha ông ta từ xưa. Trong các câu Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất, có thể chia thành hai nhóm :
+ Những câu tục ngữ nói về các hiện tượng thiên nhiên : câu 1, 2, 3, 4.
+ Những câu tục ngữ nói về lao động sản xuất : câu 5, 6, 7, 8.
II – PHÂN TÍCH TÁC PHẨM
1.Câu 1
Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng,
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
Thời tiết tháng năm tính theo âm lịch là vào đúng giữa những ngày hè, ánh nắng mặt trời chiếu rọi từ khoảng từ năm giờ sáng đến tận sáu, bảy giờ tối, tức là số giờ có ánh nắng mặt trời dài hơn bình thường và số giờ ban đêm ngắn lại. Còn những ngày tháng mười âm lịch, thời tiết đã bước vào giữa mùa đông, mãi đến khoảng bảy sáng mới có thể thấy ánh mặt trời chiếu rọi và khoảng năm, sáu giờ chiều đã bắt đầu tối. Tại các nước vùng Bắc cực, hiện tượng tương tự còn rõ hơn nữa. Chúng ta nghe nói đến những đêm trắng trong khoảng tháng 5 âm lịch ở vùng Bắc Cực.
Với cách nói phóng đại, khoa trương câu tục ngữ đã đúc kết một thực tế là thời gian ban đêm tháng năm ngắn ngủi đến mức người ta chưa kịp đặt lưng nằm ngủ thì trời đã sáng rồi, và ẩn ý là ngày tháng năm dài, còn ngày tháng mười thì ngắn đến mức người ta chưa kịp cười hết một nụ cười thì thời gian ban ngày đã hết, ấn ý là đêm tháng mười rất dài, ngày ngắn thì đêm dài, đó là một quy luật bù trừ tự nhiên. Với kết cấu đối xứng chặt chẽ : đêm – ngày, tháng năm – tháng mười, sáng – tối, nhất là sử dụng những từ ngữ gợi ý đến yếu tố con người(nằm, cười), hai vế trong một câu hiệp vần với nhau ở vị trí vần lung, câu tục ngữ đã đúc kết và thông tin một cách sinh động, cô đọng, hấp dẫn, dễ nhớ kinh nghiệm về thời tiết, giúp cho mọi người hiểu và ứng dụng kinh nghiệm đó trong cuộc sống. Ai có đi đâu, làm gì cũng có thể sử dụng kinh nghiệm ấy để đạt hiệu quả trong công việc, sinh hoạt. Ví dụ, có thể tận dung thời gian ban ngày của tháng năm để làm được nhiều việc hoặc nếu có đi đâu, làm gì vào ngày tháng mười thì cũng nên nhớ rằng thời gian ban ngày trôi rất nhanh, đêm lại rất dài.
Câu 2 : “Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa”.
Trước đây, khi khoa học kĩ thuật, trong đó có khoa học dự báo thời tiết chưa phát triển, người dân phải dựa vào vốn hiểu biết, sự quan sát, chiêm nghiệm thời tiết của biết bao thế hệ để đúc rút kinh nghiệm về thiên nhiên, phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt của chính mình. Đêm đến, muốn biết ngày mai trời mưa hay nắng, người ta nhìn lên các vì sao trên bầu trời để đoán định. Nếu trời đêm quang đãng, chi chít những ngôi sao – “mau sao”, mau ở đây tức là nhiều, nhiều sao, có nghĩa là ngày hôm sau trời sẽ nắng, nếu ít hoặc không thấy ngooi sao nào xuất hiện – “vắng sao”, có nghĩa là hôm sau trời sẽ mưa hoặc u ám, chí ít là không nắng. Đó là một thực tế mà người dân đã nhiều lần chiêm nghiệm và rút ra quy luật để ứng dụng vào sinh hoạt, cuộc sống của con người. Để đạt được hiệu quả trong việc truyền đạt kinh nghiệm thực tế đó, tác giả dân gian đã vận dụng nghệ thuật ngôn từ ngắn gọn, chỉ bằng 8 từ, chia làm hai vế đối xứng, mỗi vế 4 từ , nghệ thuật đỗi ứng chặt chẽ (mau – vắng, nắng – mưa), lối khái quát kinh nghiệm thực tiễn bằng hình ảnh cụ thể, căn cứ vào sự hiện diện của các hiện tượng tự nhiên chứ không phải bằng lối khái quát kinh nghiệm một cách khô cứng, lối hiệp vần lưng sát liền nhau nắng, vắng để gắn kết hai vế, câu tục ngữ cho ta kinh nghiệm quý báu trong quan sát thiên nhiên. Nhân dân xưa kia luôn phải trông trời, trông đất, trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm như một câu ca dao đã phản ánh. Hôm sau muốn làm gì, đi đâu, người ta cũng cần biết thời tiết để thuận lợi cho công việc và cuộc sống của chính mình. Câu tục ngữ đá minh chứng sáng rõ về chức năng thực hành sinh hoạt mang tính ứng dụng của văn học dân gian vào cuộc sống.
Câu 3 : “Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ”.
Như SGK đã chú giải, ráng là sắc màu vàng, trắng hoặc đỏ phía chân trời do ánh mặt trời chiếu vào mây tỏa ra quầng ánh sáng rộng lớn. Ráng mỡ gà là ánh sáng có màu vàng nhạt giống như màu mỡ gà. Theo kinh nghiệm dân gian, khi chân trời có ráng vàng là trời sắp có dông bão. Việt Nam thuộc khu vực Đông Nam Á nắng lắm mưa nhiều, được thiên nhiên ưu đãi, hoa trái phong phú nhưng cũng phải hứng chịu nhiều hiện tượng bão, lụt có sức tàn phá ghê gớm, đáng sợ đối với cuộc sống con người. Tục ngữ cũng có một số câu có nội dung thông báo tương tự về hiện tượng này : Mây thành vừa hanh vừa bão (mây màu vàng giăng như bức tường thành phía chân trời thì trời hanh khô và sẽ có bão, hoặc Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa. Câu tục ngữ Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ truyền đạt kinh nghiệm dự báo về hiện tượng bão lụt để con người có thể phòng chống, ứng xử với những cơn bão đáng sợ đó.
Câu 4 : “Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt”.
Theo kinh nghiệm dân gian, vào những ngày tháng bảy, tháng tám là thời gian mà nước ta, nhất là lưu vực các con sông miền Bắc, bắt đầu vào mùa bão lụt.
Loài kiến với đặc điểm sinh học của chúng rất nhạy cảm với những biến động trong lòng đất nên khi sắp có lũ lụt chúng thường bò hàng đàn tìm lên những nơi có mô đất cao hay gốc cây để tránh lụt. Nhân dân đã quan sát thấy hiện tượng này và rút kinh nghiệm là vào tháng bảy, khi thấy hàng đàn kiến bò ra khỏi tổ tìm nơi trú ngụ thì có nghĩa là lũ lụt sắp xảy ra. Đây là kinh nghiệm rất cần thiết cho những người sống ở vùng thường xuyên xảy ra lũ lụt. Dựa vào kinh nghiệm cụ thể mà ai cũng quan sát được, nếu chú ý, con người có thể chủ động tránh được những tổn thất đáng tiếc về tính mạng và tài sản do hậu quả của lũ lụt.
Câu 5 : “Tấc đất tấc vàng”.
Trên các vùng miền với các địa hình đa dạng, nhân dân ta sống bằng nhiều nghề nghiệp khác nhau như nghề làm ruộng, đánh cá, nghề đi rừng, nghề thủ công,… Điều này được thể hiện khá rõ trong kho tàng tục ngữ, song chiếm tỉ lệ cao nhất trong những câu tục ngữ về lao động sản xuất là những câu tục ngữ nói về nghề nông, tức là nghề làm ruộng, chăn nuôi. Tục ngữ Việt Nam chứa đựng cả một kho kinh nghiệm quý mà nhân dân ta phải đúc rút bằng mồ hôi, công sức của biết bao thế hệ.
Câu tục ngữ giản dị, ngắn gọn, hàm chứa phép tỉnh lược quen thuộc Tấc đất tấc vàng. Phép tỉnh lược trong tục ngữ nghĩa là cách rút gọn cấu trúc câu tục ngữ. Người ta có thể lược bỏ đi hoặc có thể khôi phục một số từ ngữ trong câu mà ý nghĩa của câu đó vẫn không thay đổi. Câu tục ngữ này có thể được khôi phục đầy đủ ý nghĩa là : mỗi tấc đất là một tấc vàng. Tấc là đơn vị đo lường, chỉ một lượng đo rất nhỏ. Cách so sáng ngang bằng, cụ thể một tấc đất – một tấc vàng nhắc nhở mỗi người rằng một tấc đất quý như một tấc vàng. Vàng là thứ kim loại quý từ xưa đến nay loài người dùng để định giá trị chuẩn của các hàng hóa. So sánh một tấc đất quý giá như một tấc vàng là cách tác giả dân gian đề cao giá trị của đất đai. Câu tục ngữ nhắn nhủ con người phải biết quý trọng, tận dụng, không được để lãng phí đất dù khoảng đất đó nhỏ bé bao nhiêu đi chăng nữa. Phải là những người dân cần cù làm việc, quý trọng đất đai, hiểu đất đai ấy có giá trị nuôi sống con người đến mức nào mới có thể truyền đạt tư tưởng đề cao đất đai như vậy.
Câu tục ngữ trên luôn đúng với mọi thời đại. Trong qúa khứ và cả hiện nay, khi mà dân số quốc gia mỗi năm một tăng, đất đai ngày càng trở nên chật hẹp, con người vẫn sử dụng câu tục ngữ trên như một định đề quen thuộc, có sức mạnh thuyết phục khi nói về giá trị của đất đai.
Các câu tục ngữ (6, 7, 8) đều theo kiểu kết cấu so sánh thứ tự hơn kém, trước sau theo công thức nhất A nhìn B tam C. Kết cấu này thường được dùng khi thể hiện cách đánh giá của nhân dân về thứ hạng, về tầm quan trọng của mỗi công đoạn sản xuấ, mối quan hệ hữu cơ của những công việc, những đối tượng được liệt kê tiếp sau.
Câu tục ngữ thể hiện kinh nghiệm của người nông dân về việc sử dụng hiệu quả ao, vườn, ruộng. Với người nông dân, ao (trì), vườn (viên), đồng ruộng (điền) là tài sản gắn liền với cuộc sống của họ. Họ sống bằng nguồn thu hoạch đó nên kinh nghiệm sử dụng có hiệu quả chúng là rất có ý nghĩa. Câu tục ngữ đề cao thứ nhất là việc sử dụng ao. Canh ở đây là canh tác. Canh tác ao nuôi cá, nuôi tôm, lấy thực phẩm hàng ngày, tạo ra nguồn nước sinh hoạt, tưới tiêu được coi là quan trọng nhất trong công việc nhà nông. Công việc cần chú ý tiếp sau là canh tác vườn : nhị canh viên. Vườn được sử dụng để cung cấp rau, chăn nuôi gia súc như nuôi gà, vịt, trâu bò, vừa tạo thực phẩm vừa tạo nguồn phân bón. Đứng thứ ba trong trình tự đánh giá ở đây là việc canh tác ruộng. Ruộng không chỉ trồng lúa mà còn có thể trồng khoai, lạc , đỗ,… Đây là quá trình sử dụng liên hoàn, một chu trình liên thông hợp lí giữa ao cá, vườn rau, lương thực phục vụ cho cuộc sống người dân.
Câu 7 : “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”.
Câu tục ngữ nói về kinh nghiệm canh tác lúa, một sản vật nông nghiệp quan trọng nhất của các cư dân nông nghiệp trồng lúa nước (còn có khu vực trồng lúa cạn như ở một số địa hình miền núi), trong đó có nước ta. Theo kinh nghiệm dân gian trước đây, đối với cây lúa và công việc trồng lúa thì quan trọng bậc nhất là phải đủ nước để người nông dân gieo mạ, cấy lúa, đơm bông kết trái vì thế là nhất nước, quan trọng thứ nhì là nguồn phân bón nuôi dưỡng cây trồng, thứ ba là sự cần cù, chăm chỉ của con người như làm cỏ, bỏ phân, trừ sâu trong suốt quá trình trồng cây lúa. Đứng thứ tư là vai trò của giống cây trồng.
Câu tục ngữ có xu hướng tuyệt đối hóa kinh nghiệm được nêu ra. Tuy nhiên thực tiễn luôn có sự phát triển. Tính chất ứng dụng của từng câu tục ngữ có thể có sự thay đổi theo thời gian. Câu tục ngữ này có thể đúng với thời gian trước có sự thay đổi theo thời gian. Câu tục ngữ này có thể đúng với thời gian trước đây nhưng hiện nay nhân dân có ít nhiều thay đổi về cách đánh giá thứ bậc giữa các yếu tố đó. Hiện nay đối với nhiều người, nhiều nơi, nhờ thành tựu hiện đại của khoa công nghệ sinh học thì giống cây lại được sắp xếp vào hàng thứ nhất.
Câu 8 : “Nhất thì, nhì thục”.
Câu tục ngữ là cái nhìn từ góc độ khác so với trật tự sắp xếp ở câu trên : đề cao thời vụ. Thì là thời tiết, thời vụ. Thục là sự nhuần nhuyễn của đất đai khi con người bỏ công sức cần cù cày đi bừa lại cho đất xốp để cây trồng có điều kiện phát triển tốt. Nếu không đúng thời vụ (sớm quá hay muộn quá) sẽ ảnh hưởng ngay tới năng suất. Còn nếu đúng thời vụ, đất được làm kĩ thì mùa vụ bao giờ cũng cho năng suất cao.
*Các câu tục ngữ trên đều sử dụng các vế liên tiếp trong sự liệt kê, so sánh trực tiếp về sự hơn kém theo cách đánh giá của con người. Các vế được gắn kết bởi vần lưng (vần được láy lại một phần chính với vần liền kề với nó ở vế trước hoặc biến thể của vần lưng nghĩa là vần cách một từ, hai từ, ba từ) phân – cần, thì – nhì,…
Nhóm tục ngữ về thời tiết và lao động sản xuất thường được khái quát từ nghĩa cụ thể, trực tiếp, nghĩa là nó chỉ mang lớp nghĩa đen. Dựa vào việc quan sát các hiện tượng tự nhiên, đúc rút các kinh nghiệm thu được trong quá trình lao động, con người đã sáng tạo nên kho tri thức khoa học được hình thành một cách tự phát phù hợp với quy luật tự nhiên và ứng xử xã hội. Kho tri thức này được các thế hệ trân trọng vì tính ứng dụng thực tế có hiệu quả của chúng.
Em là ai ? Cô gái hay nàng tiên
Em có tuổi hay không có tuổi
Mái tóc em đây, hay là mây là suối
Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm giông
Thịt da em hay là sắt là đồng ?
Cho tôi hôn bàn chán em lạnh ngắt
Cho tôi nâng bàn tay em nắm chặt
Ôi bàn tay như đôi lá còn xanh
Trên mình em đau đớn cả thân cành
Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng
Em đã sống lại rồi, em đã sống!
Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung
Không giết được em, người con gái anh hùng!
Ôi trái tim em trái tim vĩ đại
Còn một giọt máu tươi còn đập mãi
Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời
Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người!
(Người con gái Việt Nam, Tố Hữu, Gió lộng, NXB Văn học, 1961)
Câu 1: Đoạn trích trên được sáng tác vào giai đoạn văn học nào?
Câu 2: Hình tượng nhân vật trung tâm của đoạn thơ là ai? Hình tượng nhân vật ấy được tác giả thế hiện với thái độ gì?
Câu 3: Anh (chị) hãy chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở đoạn thơ đầu.
Câu 4: Trong khoảng từ 5 – 7 dòng, trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn đề lẽ sống của tuối trẻ được đặt ra trong khổ thơ cuối cùng của đoạn trích .
Phần II. Làm văn (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về bài học mà người cha muốn nói với con trong bài thơ sau:
Chẳng ai muốn làm hành khất
Tội trời đày ở nhân gian
Con không được cười giễu họ
Dù họ hôi hám úa tàn
Nhà mình sát đường họ đến
Có cho thì có là bao
Con phải răn dạy nó đi
Nếu không thì con đem bán
Mình tạm gọi là no ấm
Ai biết cơ trời vần xoay
Lòng tốt gửi vào thiên hạ
Biết đâu nuôi bố sau này…
(Dặn con, Trần Nhuận Minh)
Câu 2 (5 điểm):
Có ý kiến cho rằng: Sông Hương là bản tình ca ca ngợi về thiên nhiên và văn hóa xứ Huế. Qua phân tích tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường), hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.